Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh Lớp 4
MỤC LỤC I. Đặt vấn đề..................................................................................................1/14 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................1/14 2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................2/14 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................2/14 4. Thời gian nghiên cứu .........................................................................2/14 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................2/14 II. Giải quyết vấn đề .....................................................................................3/14 1. Cơ sở lí luận.................................................................................3/14 2. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh hiện nay ..........................................................................................................3/14 3. Các biện pháp thực hiện ..............................................................4/14 4. Kết quả đạt được .......................................................................11/14 III. Kết luận và khuyến nghị.....................................................................13/14 IV. Tài liệu tham khảo..............................................................................14/14 nhân cách của học sinh sau này vì khi tích cực chủ động tìm ra kiến thức các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Hơn nữa nếu các em tích cực chủ động trong học tập sẽ giúp các em học tốt hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh nên khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm học sinh lớp 4, tôi đã nhận thấy tính cấp bách của việc làm thế nào để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động cho học sinh giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho cha mẹ học sinh về mọi mặt. Vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài : "Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu các biện pháp giáo dục trong dạy học có tác dụng phá t huy tích cực, chủ động và hứng thú trong học tập từ đó nhằm đưa ra một số biện pháp giáo dục phù hợp để tạo nên những hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập và giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. - Nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thanh Xuân Nam 4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu - Điều tra thực trạng - Tham gia giảng dạy và chủ nhiệm trực tiếp II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Với nhu cầu của một xã hội hoá giáo dục đòi hỏi ngành giáo dục luôn đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra những thế hệ con người năng động, có nhận thức sâu sắc, biết tích cực chủ động tiếp thu kiến thức. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều em còn thụ động tiếp thu kiến thức nên nhận thức của các em cò n nhiều e dè trong khuynh hướng muốn hoạt động độc lập, vừa thiếu tự tin, lại vừa muốn khẳng định mình "đã lớn". Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia. Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống ... Do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính. Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4, tôi nhận thấy việc phát huy tốt tính tích cực, chủ động của học sinh góp phần tích cực vào kết quả hoạt động dạy và học trên lớp đồng thời góp phần đáng kể vào việc hình thành nhân cách của học sinh. Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp để tháo gỡ khó khăn giúp cho công tác chủ nhiệm và giảng dạy đạt kết quả tốt hơn . 3. Các biện pháp thực hiện: 3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện tính tích cực, chủ động cho học sinh thông qua việc luyện đọc, luyện nói trong các giờ Tập đọc, Kể chuyện. Khả năng đọc, nói lưu loát, rõ ràng, trôi chảy sẽ giúp các em học sinh tự tin, bạo dạn hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp. Nếu bản thân các em còn ngắc ngứ trong việc đọc văn bản hoặc đọc, nói quá nhỏ sẽ dẫn đến việc các em không thấy tự tin vào khả năng diễn đạt của mình trong mọi hoạt động. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát và kĩ năng kể chuyện rành mạch, rõ ràng là việc quan trọng trong vấn đề giáo dục tính tích cực, chủ động cho học sinh Tiểu học. Đầu năm học, tôi thấy nhiều học sinh đọc bài tập đọc và phát biểu còn nhỏ; một số em chưa biết cách kể lại một đoạn chuyện hoặc cả câu chuyện đã học theo ý hiểu của mình mà thường kể chuyện theo cách ghi nhớ máy móc. Với những học sinh chưa hiểu, chưa nắm được nội dung câu chuyện, các em rất sợ hoặc không dám kể chuyện trước lớp. Còn với những học sinh đọc nhỏ thì không xung phong đọc bài. Nhiều giờ học, chỉ có một vài học sinh kể chuyện hoặc một vài em xung phong đọc bài. Chính vì vậy, giờ học trở nên tẻ nhạt, không có sự hào hứng, sôi nổi trong học sinh. Trước tình trạng giờ học như vậy, trong các giờ tập đọc, tôi đã rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, to rõ và khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc cho học sinh đồng thời động viên, khuyến khích các em nói to, rõ ràng. Nếu em nào đọc nhỏ, đọc sai, tôi cho các em đọc lại 1 - 2 lần. Khi lần sau học sinh đọc có a. Khi giải các bài toán có lời văn, tôi thường hỏi: " Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? " trước khi các em tóm tắt bài toán. Từ yêu cầu của bài toán, các em phải trình bày được hướng giải bài toán bằng ngôn ngữ, sự hiểu biết của mình. - VD Bài toán: Một huyện trồng 325164 cây lấy gỗ và 60830 cây ăn quả. Hỏi huyện đó trồng được tất cả bao nhiêu cây? GV: Bài toán cho biết gì? HS : Một huyện trồng 325164 cây lấy gỗ và 60830 cây ăn quả. GV: Bài toán hỏi gì?" HS : Hỏi huyện đó trồng được tất cả bao nhiêu cây? Từ đó học sinh có thể đưa ra nhiều lời giải khác nhau bằng ngôn ngữ và sự hiểu biết của mình như: + Huyện đó trồng được tất cả số cây là : + Số cây huyện đó trồng được là : + Tất cả số cây huyện đó trồng được là : b. Khi học các bài Tập đọc, ngoài việc yêu cầu học sinh giải nghĩa từ, tôi còn yêu cầu học sinh đặt câu với từ đó nhằm giúp các em hiểu rõ nghĩa hơn và phát triển khả năng diễn đạt của mình. - VD: Trong bài Tập đọc: ‘‘Vương quốc vắng nụ cười”, sau khi cho học sinh giải nghĩa từ “du học” tôi cho học sinh đặt câu với từ mà các em vừa giải nghĩa: + Chị em đi du học ở Úc. + Bố mẹ cho anh em đi du học ở Nhật. Đối với những học sinh mà khả năng tiếp thu bài còn chậm và diễn đạt chưa tốt, tôi đặt ra các câu hỏi cụ thể hơn để các em có thể tự trả lời được, trình bày được sự hiểu biết của mình về nội dung bài học. Khi học sinh phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc sai, bao giờ tôi cũng để các em phát biểu hết ý kiến chứ không cắt ngang hoặc bắt các em dừng lại khi các em trả lời sai ý hoặc chưa hiểu ý của câu hỏi giáo viên đưa ra; đặc biệt, tôi không để tình trạng học sinh chê cười, chê bai khi các bạn phát biểu sai. Sau khi học sinh phát biểu xong ý kiến của mình, tôi mới giúp các em phân tích cái đúng, cái sai của ý kiến đã phát biểu. Nếu đó là ý kiến đúng, tôi yêu cầu 1 - 2 học sinh trình bày lại để cả lớp cùng hiểu bài và cùng khắc sâu kiến thức. Nếu đó là ý kiến sai, tôi hướng dẫn phân tích để thấy rõ lí do sai và yêu cầu chính học sinh đó phát biểu lại ý kiến đúng. nêu ý kiến bổ sung. Giáo viên nhận xét, khen ngợi, động viên về thái độ làm việc nghiêm túc, sáng tạo của các em. Nhờ vậy học sinh đó tham gia sôi nổi, tích cực, bạo dạn và hứng thú hơn trong mọi hoạt động. 3.4.Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động tập thể đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần, ngoài giờ hoặc trong những ngày lễ lớn để phát huy sự tích cực, bạo dạn và tính chủ động trong mọi hoạt động cho học sinh Trong thực tiễn giáo dục, tính tích cực, chủ động của học sinh được hình thành và phát triển qua các loại hình hoạt động khác nhau như học tập, lao động, vui chơi, hoạt động ngoại khóa. Hoạt động càng phong phú, đa dạng bao nhiêu thì quá trình giáo dục các em càng có hiệu quả bấy nhiêu, các em càng được bộc lộ khả năng hòa nhập, tự tin và tích cực tham gia hoạt động. Học sinh đă được tham gia các hoạt động tập thể dưới nhiều hình thức như sinh hoạt tập thể dưới sân, hoạt động tập thể vào chiều thứ 3, sinh hoạt cuối tuần (vào chiều thứ 6) hoặc trong những dịp kỉ niệm ngày lễ lớn như ngày 8/3, 20/11, 22/12, 26/3 với phạm trong lớp học, trong khối hoặc toàn trường. *Một số hình thức tổ chức trong giờ Hoạt động tập thể : a. Giải ô chữ Hình thức tổ chức Giải ô chữ thường được tôi tổ chức ngay trong các tiết học chính khóa hoặc trong các giờ sinh hoạt vào ngày thứ ba, cuối tuần. Trong hoạt động "Giải ô chữ", học sinh được tìm hiểu những vấn đề liên quan đến kiến theo chủ điểm sinh hoạt như về Bác Hồ, bộ đội, thầy cô giáo, bà, mẹ, chị... hoặc những vấn đề ca ngợi tình yêu Tổ quốc, quê hương, mùa xuân. Để tổ chức hoạt động Vui văn nghệ, tôi thường khuyến khích các em tìm hiểu, học và dạy nhau những bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện có liên quan đến chủ điểm trong lúc nghỉ giải lao. Bản thân các em đang ở lứa tuổi rất thích được hát những bài hát vui nhộn của thiếu nhi. Vì thế, hoạt động Vui văn nghệ đã góp phần phát huy khả năng tự tin trong việc trình bày tiết mục văn nghệ của các em trước đám đông bởi các em được trình diễn trước bạn bè trong lớp, được sự tin cậy, thân thiện và sự động viên của bạn bè (qua vỗ tay khen, qua vỗ tay phụ họa,.). Cũng nhờ hoạt động Vui văn nghệ mà ở lớp tôi, có những học sinh còn rụt rè trong học tập, nhưng các em lại có khả năng và niềm yêu thích ca hát, các em đã được tham gia nhiệt tình, sôi nổi, thể hiện được phần nào sự bạo dạn, tự tin trong tính cách của mình trước tập thể. c. Tổ chức chơi trò chơi Học sinh Tiểu học có nhu cầu vui chơi hết sức lớn. Việc tổ chức trò chơi là góp phần thỏa mãn nhu cầu đó của trẻ em. Trò chơi giúp giáo dục cho các em mối quan hệ đoàn kết thân ái giữa các em, đồng thời rèn luyện cho các em sự tự tin, bạo dạn trước đám đông, mang lại niềm vui nhận thức cho học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập cũng như trong mọi hoạt động khác. Trò chơi thường được tôi tổ chức cho học sinh tham gia ở cuối mỗi tiết học trên lớp hoặc trong các buổi hoạt động tập thể vào thứ ba, cuối tuần. Nội dung của trò chơi tôi đưa ra cho học sinh chơi thường là những trò chơi mang tính chất rèn luyện kiến thức và rèn luyện tác phong nhanh nhẹn cho các em như chơi giải toán nhanh, giải toán tiếp sức (trong giờ Toán), trò chơi tìm từ nhanh, thi vẽ tranh (giờ Tiếng Việt, Khoa học,Lịch sử,...); cũng có khi đó là những trò chơi mang tính chất rèn luyện về thể lực cho các em như các trò chơi vận động trong các giờ Hoạt động tập thể (trò chơi dân gian như cướp cờ,bỏ khăn,...) Để tổ chức tốt trò chơi cho học sinh và học sinh tham gia chơi một cách chủ động, giáo viên cần phải chuẩn bị nội dung chơi, dụng cụ, đồ vật cần có c ho từng trò chơi, phần thưởng khuyến khích đội thắng cuộc trong trò chơi. Mặt khác, tôi thường hướng dẫn cho các em nắm vững nội dung chơi, cách chơi, luật chơi để các em chơi chủ động và thành thạo. Học sinh tham gia trò chơi thường chọn là những học sinh xung phong nhưng cũng có khi là những học sinh được chỉ định ngay tại hơn vào tính khả thi mà đề tài đã đạt được. Nhưng tôi nghĩ, mình cần cố gắng nhiều hơn để tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng thêm các biện pháp, hình thức dạy học, giáo dục phù hợp với học sinh để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tự tin và sáng tạo, giúp cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_nham_phat_hu.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh L.pdf