Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh Lớp 4

doc 17 trang lop4 19/01/2024 2220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh Lớp 4
 Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B 
 trường TH Trưng Vương
 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do lí luận
 Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi 
ích trăm năm trồng người”. Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân ta 
luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách 
nhiệm to lớn cho tương lai của đất nước.
 Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. 
Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu kiến thức kĩ năng, kĩ 
xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức 
phổ cập giáo dục ở các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu học sinh bỏ 
học giữa chừng. Biết bao nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết 
không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất cả đều là sản phẩm của nhà trường. 
 2. Lý do thực tiển
 Hiện nay, việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một 
vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh nói riêng và trong việc thực 
hiện phổ cập giáo dục nói chung. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức 
một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Nhưng hiện nay, một số học sinh 
trong địa phương thuộc con em gia đình lao động nghèo, một số từ phương xa đến 
xã Bình Hòa tạm trú, đa phần là làm thuê, vì cuộc sống mưu sinh họ gửi con em 
vào trường tiểu học Trưng Vương để học. Chính vì mãi lo cho kinh tế gia đình một 
số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em. Nên việc các em nghỉ học, 
bỏ học trong thời gian nhiều ngày ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học 
tập là điều không tránh khỏi.
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt 
cho mình câu hỏi: “Làm thể nào để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần?" Đây 
cũng là một vấn đề giúp các em tiếp thu bài đầy đủ, có kết quả tốt trong học tập và 
tiếp tục con đường học vấn của mình.
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy và làm công 
tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm gì để thực 
hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy học và giáo dục 
sẽ mang lại điều gì cho trẻ, đúc rút được kinh nghiệm gì, có sáng kiến gì góp phần 
vào cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục? Với lòng yêu nghề mến trẻ, tinh 
thần hăng say học tập, rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia 
phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở 
trường Tiểu học, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 1 Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B 
 trường TH Trưng Vương
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
 Học sinh tiểu học lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi các em rất nghịch, hiếu động, chưa 
làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay 
bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Khả năng tiếp 
thu kiến thức nhanh hay chậm của từng nhóm đối tượng học sinh cũng khác nhau. 
Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi 
học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi 
học (vì đi học được cô khen, được chơi cùng bạn vv). Do đó ý thức tự giác học 
tập của các em chưa có (với những em đi học vì sự bắt buộc của gia đình) nên các 
em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, 
ham chơi và dẫn đến học yếu, chán học và bỏ học 
 Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái 
mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình thức. 
Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích 
cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực 
thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩ năng, kĩ 
xảo mà chúng ta cung cấp cho các em. Từ đó các em học tập có tiến bộ.
 Ở lứa tuổi này tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi 
với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự 
hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy cô ân cần 
chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi 
các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn và thích đi học hơn.
 Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động 
thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của môi trường 
cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó trong nhà 
trường chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục đối với từng đối 
tượng trẻ em, định hướng đúng đắn cho trẻ trong các hoạt động giáo dục, dạy học 
và vui chơi của trẻ một cách phù hợp nhất, tạo một bầu không khí, một môi trường 
thật thân thiện để mỗi học sinh thấy vui thích và trông đợi được đến trường. Xem 
trường lớp như ngôi nhà thứ hai của mình. Chúng ta không thể áp dụng cách thức 
giáo dục giống như trung học cơ sở hay trung học phổ thông cho học sinh tiểu học. 
Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của học sinh chúng ta cũng không thể áp 
dụng một cách cứng nhắc, dập khuôn hình mẫu phát triển của học sinh trong giai 
đoạn đó mà còn tuỳ thuộc vào tố chất, năng lực, thể lực của học sinh đó cũng như 
những tác động của gia đình và xã hội của mỗi một cá nhân học sinh mà ta có 
những cách thức giao dục thích hợp nhất cho các em để các em có thể phát triển 
một cách hài hoà trong học tập, nhận thức và hành vi khi các em tham gia vào các 
mối quan hệ với cộng đồng xã hội trong tương lai.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 3 Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B 
 trường TH Trưng Vương
tích cực thì còn rất nhiều tác động tiêu cực đến các em như các quán internet, nhiều 
trò chơi lôi cuốn các em Địa bàn kéo dài cũng là một khó khăn trong quản lí học 
sinh, nhất là sau giờ tan trường.
 Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi,chưa xác định rõ nhiệm 
vụ học tập nên dẫn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế 
hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.
 Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ 
nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ 
tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là 
khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính 
cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh sống 
của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em tất cả là những 
yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt 
công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới thật 
sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của 
công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là những người 
luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình 
chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ 
nhiệm lớp.
 Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong 
lớp là 20 em, trong đó nam 14 em, nữ 6 em. Ấn tượng không phai mờ là các em 
nhìn tôi rất chăm chú lắng nghe bao điều tôi dặn dò với lớp. Tôi tự hứa với lòng 
mình cố gắng thực hiện thật tốt công tác chủ nhiệm lớp để tác động tích cực đến 
nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của các em để tập thể lớp 4B trở thành một tập thể 
lớp Xuất sắc.
 Qua tìm hiểu tôi đã thu thập được kết quả của lớp trong năm học 2017– 2018 
như sau:
 + Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 91%.
 + Tỉ lệ duy trì sĩ số đạt : 98%. 
 + Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt, đạt 98%.
 + Điểm thi cuối kì ở các môn học đánh giá bằng điểm số đa số học sinh có 
nhiều tiến bộ và cao hơn so với năm học trước nhưng chưa cao. Kết quả các môn 
học và hoạt động giáo dục:
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 5 Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B 
 trường TH Trưng Vương
tôi, đến nhà vận động học sinh có nguy cơ bỏ học cũng là một cách mà chúng tôi 
cũng áp dụng như bao giáo viên chủ nhiệm khác. Tuy nhiên, trước khi đi vận động 
học sinh, chúng tôi tìm hiểu kĩ nguyên nhân học sinh bỏ học và hoàn cảnh gia đình 
của học sinh. Từ đó chúng tôi tìm những mẩu chuyện phù hợp với tình huống để 
lồng ghép khéo léo khi đến nhà vận động học sinh. 
 * Vận động những người có uy tín trong họ hàng cùng vận động
 Ngoài việc đơn thuần đi vận động gia đình để cho con đi học, chúng ta cũng 
có thể tìm đến những người có uy tín, học thức trong họ hàng cùng vận động. Bởi 
họ là những người có sức tác động mạnh, có thể giúp giáo viên chủ nhiệm trong 
việc vận động các em.
 * Kết hợp bạn thân của học sinh đi vận động
 Lứa tuổi học sinh lớp 4,5 là lứa tuổi biến đổi mạnh mẽ tâm sinh lí, các em 
rất dễ bị lôi cuốn từ bạn bè. Trên cơ sở này chúng ta khéo léo xây dựng thành hình 
thức vận động thông qua buổi đi chơi, đi thăm bạn. Đây là một biện pháp không 
kém phần hiệu quả, nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ, thiết thực. Đối với những học 
sinh không muốn đi học thì việc trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh 
cũng ít mang lại hiệu quả. Tuy nhiên việc đi vận động có kết hợp học sinh, những 
người bạn thân thì kết quả cũng rất khả quan.
 * Đối với học sinh vắng học đi chơi game
 Game là một trong những thú vui rất bổ ích cho con người. Tuy nhiên nếu 
lạm dụng game thì trở thành tai hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, game có sức hút 
mạnh mẽ đối với tất cả những ai đã từng chơi, trong đó có học sinh. Nghỉ học chơi 
game là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay làm ảnh hưởng đến chất 
lượng giáo dục cũng như công tác duy trì sĩ số. Các em vắng học nhiều rồi dần bỏ 
học. Đối với trường hợp này, ngoài việc liên hệ kết hợp với gia đình đến tiệm 
game kêu gọi các em về trường giáo dục.
 * Đối với học sinh vắng học theo nhóm
 Bỏ học đi chơi theo nhóm cũng là một trong những nguyên nhân rất nguy 
hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến công tác duy trì sĩ số. Nó không chỉ làm giảm một 
lượng lớn học sinh đi học mà còn có thể gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng. 
Đối với trường hợp này, tìm hiểu em nào "cầm đầu", hay rủ rê các bạn bỏ học để 
liên lạc với gia đình cùng hợp tác giải quyết, giáo dục các em. Bên cạnh đó xây 
dựng kế hoạch "mỗi ngày rước một học sinh đi học". Cách làm này vừa chia tách 
các đối tượng hay trốn học vừa mang tính cảnh báo răn đe rất lớn. Với cách làm 
này sẻ mang lại kết quả khả quan. 
 * Đối với học sinh vắng học vì bị bệnh
 Bệnh là một trong những nguyên nhân buộc học sinh phải nghỉ học, điều này 
làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như việc duy trì sĩ số. Thông thường 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 7 Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B 
 trường TH Trưng Vương
 *Đối với gia đình đi làm ăn xa có khả năng dẫn con theo : 
 GVCN nắm danh sách các em có cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa để kịp 
thời báo BGH tên cha mẹ, địa chỉ cụ thể từng trường hợp để nhà trường kết hợp 
chính quyền địa phương để quan tâm sâu sát hơn những đối tượng này.Thường 
xuyên đến gia đình nắm tình hình động viên nhằm hạn chế học sinh bỏ học vì phải 
theo cha mẹ đi làm ăn xa nhất là các thời điểm sau tết, vụ mùa 
 * Về phía giáo viên chủ nhiệm( GVCN) lớp.
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm và một nghệ thuật giáo 
dục , GVCN có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công 
tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh. Một giáo viên 
chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học 
sinh siêng năng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Giáo viên chủ 
nhiệm cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa, gặp gỡ, trao đổi với lớp chủ 
nhiệm trước để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về 
việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc 
bỏ học của các em. Đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ, tết, nghỉ giữa học kì,..Nhiều 
em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có cơ hội bỏ học đặc biệt là các em lười học, 
học yếu mà động cơ học tập của các em này không có, cha mẹ các em này ít quan 
tâm vào việc học của các em cho nên vào những thời điểm này công tác của người 
giáo viên chủ nhiệm trở nên hết sức quan trọng. Tóm lại sự quan tâm thường 
xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một biện pháp tinh thần hết sức 
quan trọng để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt 
nhất. 
 Liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm 
nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sở thích 
và tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo 
viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần 
hơn trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em. Khi có học 
sinh bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo ngay cho cán bộ chuyên 
trách - Ban giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp cha mẹ 
để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa học 
sinh trở lại trường. Học sinh sẽ trở nên chuyên cần, tích cực học tập hơn nếu sự 
phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả đáng kể. Đối với những phụ 
huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình hình học tập của con em học sinh sẽ 
tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải pháp tốt nhất duy trì sĩ số học sinh trong 
nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
 Trong các kỳ họp phụ huynh bản thân GVCN luôn lắng nghe nắm bắt nguyện 
vọng của cha me học sinh, thông báo những khoản đóng góp; Luôn chú ý đến gia 
đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các em trong lớp, 
các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa; xe đạp tổ chức thăm 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm – Trường TH Trương Vương 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_duy_tri_si_so_va_d.doc