Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 4
Trường Tiểu học Minh Tân Năm học: 2020 – 2021 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 4” A) ĐẶT VẤN ĐỀ: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh theo các nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người và với tự nhiên. con người với xã hội và giữa con người với nhau. Do đó môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc ở bậc tiểu học. Nó là môn học cở bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải quyết các sự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩn mực đó vào cuộc sống để cư sử với cha mẹ thầy cô và bạn bè . Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là yêu cầu hết sức cấp thiết trong bối cảnh như hiện nay. Không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối thích nghi với thời đại. Song, cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc. Tóm lại hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn Đạo đức một cách tích cực, chủ động mà không bị áp đặt gò bó. Do đó việc dạy học theo tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh trở thành vấn đề cần thiết đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên lớp 4 nói riêng, để thực hiện tốt điểm 2 Điều 24 luật giáo dục ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ đạo của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn''. Để nâng cao hiệu quả dạy tốt giờ đạo đức lớp 4 đòi hỏi người thầy phải có phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nói chung và một tiết đạo đức nói riêng là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: Ngoài việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4 qua các môn như: Tiếng việt, Lịch sử, Địa lí, Khoa học ... còn có một con đường giáo dục đạt hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi đó chính là giáo dục trực tiếp qua môn Đạo đức. Vì qua môn học này, ta có điều kiện giáo dục đạo đức cho các em một cách có hệ thống theo chương trình khá chặt chẽ; giúp hình thành được ý thức đạo đức ở mức độ sơ giản, định hướng rèn luyện một cách có tự giác những hành vi, thói quen hành vi đạo đức tương ứng. Do đó, việc giảng dạy tốt môn Đạo đức ở Tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng là yêu cầu hết sức quan trọng. Suy nghĩ từ những lí do trên tôi viết chuyên đề: “ Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4” 1 Trường Tiểu học Minh Tân Năm học: 2020 – 2021 Bên cạnh đó, giáo viên cần tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học như: - Các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. - Đa phương tiện và công nghệ thông tin: sử dụng các phần mềm dạy học (Powpoint,), sử dụng mạng điện tử (E-Learning) Ví dụ: Bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo" (SGK trang 37) Hình thức để xây dựng biểu tượng đạo đức thật đó là cung cấp thông tin. Chính vì vậy, khâu chuẩn bị để tiến hành hoạt động cung cấp thông tin, phân tích thông tin có tác dụng rất lớn cho việc tổ chức thành công hoạt động này. GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hình thức học theo nhóm: Ở hoạt động nối tiếp của tiết trước, giáo viên dặn dò học sinh sưu tầm tranh ảnh, thông tin qua báo đài ... về các vấn đề có liên quan đến thông tin trong SGK, đến chủ đề hoạt động nhân đạo. Đầu giờ mang ra xem, quan sát, trao đổi, thảo luận nhóm để các bạn cùng xem, cùng tìm hiểu những khó khăn do thiên tai, chiến tranh ... gây ra. Suy nghĩ xem mình có thể làm gì để giúp đỡ họ. GV sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, hình thức học theo nhóm kết hợp sử dụng công nghệ thông tin: Do có khâu chuẩn bị tốt nên khi tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm, cá nhân trình bày những nôi dung cần thiết trong bài học thì lớp tôi rất sôi nổi, tiết học diễn ra rất tốt, rất tự nhiên. Ví dụ: Ở hoạt động 1: Trao đổi thông tin: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận và giải quyết các câu hỏi sau: 1.Em có suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra? 2.Em có thể làm gì để giúp họ? - GV chiếu một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học mà mình sưu tầm được trên các trang web giáo dục cho HS xem, rồi thảo luận 2 câu hỏi trên. Kết thúc hoạt động, các em nêu được những dẫn chứng cụ thể về hậu quả của thiên tai, chiến tranh... gây ra. Tỏ rõ thái độ phản đối chiến tranh mà đề quốc Mỹ gây ra làm cho hàng trăm nghìn người bị tật nguyền. Nêu lên được những biện pháp góp phần giải quyết những khó khăn mà những nạn nhân đang gánh chịu. Báo cáo được những hoạt động nhân đạo mà địa phương đã làm được. Qua hoạt động này, năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của các em được phát huy một cách tối đa, giúp các em học tập tốt hơn, ý thức tốt hơn, ngày càng phát triển toàn diện bản thân. 2.2. Biện pháp 2. Hướng dẫn học sinh học tập, vui chơi ở nhà và tích cực tham gia vào những hoạt động phong trào nhằm rèn đạo đức cho các em 3 Trường Tiểu học Minh Tân Năm học: 2020 – 2021 - Ngoài việc báo cáo về đặc điểm, tình hình lớp, tôi còn gợi ý với phụ huynh nhiều biện pháp hỗ trợ cho các em học tốt: như trang trí góc học tập, lập thời gian biểu cụ thể cho các em, góp ý với phụ huynh những hạn chế cho các em tiền tiêu sài. Tránh trường hợp các em tự ý thuê băng đĩa, phim bạo lực hay tìm đến tiệm game để chơi game... Tập cho các em có thói quen làm việc theo thời gian biểu, tránh trường hợp các em ngồi hàng giờ để xem phim hay những trò chơi khác. Động viên phụ huynh có điều kiện cho các em đọc báo nhi đồng, truyện thiếu nhi ... - Thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp khi có những vấn đề cần trao đổi. C) KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Khi xác định "Môn đạo đức định hướng cho các môn học khác và tạo tiền đề cho các hoạt động đạo đức ..." tôi đã chọn cho mình phương pháp giảng dạy như đã nêu trên và vận dụng sự hiểu biết của bản thân đồng thời phối hợp nhịp nhàng trong các tiết lên lớp kết hợp giáo dục rèn luyện kỹ năng cho học sinh dẫn đến kết quả mỗi năm học đạt được kết quả khả quan không phụ lòng tôi mong đợi. Qua quá trình thực hiện các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh đa số học sinh rất hứng thú học, không thụ động, không có thời gian trống, học sinh làm được liên tục và yêu cầu học sinh phải tư duy, có tính nhanh nhẹn, nhạy bén, học sinh phát huy năng lực học tập, năng lực nhận xét, đánh giá và sửa chữa bạn. Trong quá trình thực hiện chuyên đề: “Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4”, tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp. Mặc dầu vậy những kinh nghiệm như trên mới chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm và nghiên cứu của bản thân nên tính khách quan chưa cao. Đồng thời phương pháp vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm nên chuyên đề của tôi cũng không thể không có những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến các bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có tính khả thi và hiệu quả hơn. Duyệt chuyên đề của BGH Thị trấn Yên Lạc, ngày 2 tháng 4 năm 2021 Người thực hiện Nguyễn Thị Đoàn 5 Trường Tiểu học Minh Tân Năm học: 2020 – 2021 -Yêu cầu thảo luận theo câu hỏi sau: - Hs thực hiện 1.Em có suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên +Không có lương thực để tai, chiến tranh gây ra? ăn, hàng trăm người chết, bị thương, không nhà cửa, không người thân, bị đói,rét,mất hết của 2.Em có thể làm gì để giúp họ? cải.Sống rất cực khổ -Nhận xét câu trả lời của các +Hs trả lời. nhóm. -Lắng nghe -GVKL: Không chỉ những -Hs tiến hành thảo luận người dân bị chiến tranh mà còn có những người dân bị thiên tai, lũ lụt, những người có hoàn cảnh khó khăn, mất mát cần nhiều trợ giúp từ những người khác, trong đó có chúng ta. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến - Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/38) -GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1. Bài tập 1: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Vì sao? - Các nhóm HS thảo luận. A. Sơn đã không mua truyện, để - Đại diện các nhóm trình dành tiền giúp đỡ các bạn học bày ý kiến trước lớp. sinh các tỉnh bị thiên tai. - Cả lớp nhận xét bổ sung. A) Đúng. Vì Sơn đã biết B. Trong buổi quyên góp giúp nghĩ và có sự cảm thông, các bạn nhỏ miền Trung bị bão chia sẻ với các bạn có hoàn lụt, Lương đã xin Tuấn nhường cảnh khó khăn hơn hơn cho một số sách vở để đóng góp mình. lấy thành tích. B) Sai. Vì quyên góp ủng C. Đọc báo thấy những gia đình hộ là sự tự nguyện, chứ sinh con bị tật nguyền do chất 7 Trường Tiểu học Minh Tân Năm học: 2020 – 2021 Trong những ý kiến dưới đây, ý Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán kiến nào em cho là đúng? thành. a. Tham gia vào các hoạt động Màu xanh: Biểu lộ thái độ nhân đạo là việc làm cao cả. phản đối. b. Chỉ cần tham gia vào những Màu trắng: Biểu lộ thái độ hoạt động nhân đạo do nhà phân vân, lưỡng lự. trường tổ chức. c. Điều quan trọng nhất khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo là để mọi người khỏi chê mình ích kỉ. d. Cần giúp đỡ nhân đạo không những chỉ với những người ở địa phương mình mà còn cả với những người ở địa phương khác, nước khác. -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. -GV kết luận: Ý kiến a: đúng Ý kiến b: sai Ý kiến c: sai Ý kiến d: đúng -HS giải thích lí do. C. Củng cố - *Củng cố: - HS cả lớp thực hiện. Dặn dò - GV mời vài HS đọc ghi nhớ. (4-5 phút) *Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Nhắc HS về nhà thực hiện những hành vi đạo đức đã học và chuẩn bị bài sau. - HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_mon_dao_duc_n.docx