SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở Lớp 4

doc 27 trang lop4 20/10/2023 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở Lớp 4

SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở Lớp 4
 I . PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài 
 Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam 
đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện 
đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại 
ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội nhập. 
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng 
dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện. Ngay ở bậc tiểu học 
trong đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 
2006 - 2020 đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trình chính phủ. Dạy và học 
ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đang tồn tại một hiện tượng kỳ lạ là 
học sinh học xong không thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp. Đề án dạy và học 
ngoại ngữ mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT) đã trình Chính phủ sẽ đổi 
mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ chương trình, 
sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ 
đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữViệc dạy ngoại 
ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên tuần.Với những trường có điều 
kiện học sinh được học thêm một tiết tiếng anh tăng cường với giáo viên nước 
ngoài. Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi 
mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi 
mới trong cách dạy của chính mình. 
 Sự phát triển của xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải 
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cùng với những thay đổi về nội dung 
cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Một trong những trọng 
tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng vào người học, 
phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của họ. Người học chỉ có thể học tập 
thật sự và phát triển nếu họ có cơ hội hoạt động. Tổ chức hoạt động nhóm có tác 
dụng to lớn trong việc tăng cường hoạt động của học sinh, kích thích nỗ lực của 
mỗi cá nhân. Như vậy sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành những con 3
3. Thời gian và địa điểm 
 - Thời gian : Từ tháng 9 năm học 2021- 2022 đến tháng 4 năm học 2021-
2022.
 - Địa điểm : Tại trường Tiểu học Quyết Thắng với các đối tượng là học sinh 
bậc Tiểu học khối lớp 4.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 
4.1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung giải quyết về tổ chức hoạt động nhóm 
cho học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Quyết Thắng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng 
cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4 ở trường Tiểu học Quyết Thắng 
5. Đóng góp mới về mặt thực tiễn .
 Học sinh Tiểu học là khối học sinh đầu tiên được học Tiếng Anh một cách 
bài bản. Do vậy các em gặp nhiều khó khăn , đó là sự khác nhau về chữ viết, 
cách đọc, ngữ pháp và cả về phong tục tập quán, cùng một lúc các em phải học 
và tìm hiểu cả 4 vấn đề đó. Ngoài ra các em còn chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ 
đẻ, hơn nữa các em là những đứa trẻ sống ở cả thị trấn và vùng nông thôn, các 
em còn nhút nhát ít va chạm và môi trường giao tiếp, thực hành hạn chế.
“Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học 
môn Tiếng Anh ở tiểu học” được sử dụng trong các tiết dạy ,bài dạy giúp cho 
việc truyền thụ kiến thức của giáo viên thuận lợi hơn, dễ dàng hơn và việc tiếp 
thu kiến thức của học sinh nhanh hơn, thực tế hơn, tự nhiên hơn.
 Muốn vậy giáo viên cần nghiên cứu nội dung từng bài học trong sách giáo 
khoa, nghiên cứu đối tượng học sinh, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, 
quan sát, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường để lựa chọn và 
tổ chức cho học sinh hoạt động theo căp, nhóm phù hợp với bài học, với khả 
năng nhận thức của các em, thu hút sự chú ý của các em ,tạo cho không khí tiết 
học sinh động hơn , bớt căng thẳng. Với phương châm “ học mà chơi , chơi mà 
học” nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu 
kiến thức 5
các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức một cách tích cực, chủ động và sáng 
tạo. Do đó việc tổ chức hoạt động học tập cho hoc sinh trong các giờ học nói 
chung và trong giờ học ngoại ngữ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng và rất 
cần được giáo viên chú ý trong bước thiết kế chương trình, nội dung của bài 
giảng. Làm việc theo nhóm (Groupwork) là một trong hai hình thức tổ chức lớp 
học phổ biến.
 Chương 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng 
1.1.Thuận lợi : 
 - Học sinh lớp với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt 
động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động.
 - Học sinh luôn được phụ huynh học sinh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ 
trong quá trình học tập. 
 - Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các 
buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề. 
 - Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn 
và đồng nghiệp. 
 - Học sinh được làm quen với công nghệ thông tin, các em sớm được tiếp 
xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây.
1.2. Khó khăn: 
 - Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học sinh tiểu học, đặc 
biệt là đối với học sinh lớp 4. Hơn nữa đối với học sinh mọi điều kiện tiếp xúc 
và gần gũi thực tế xung quanh còn hạn chế. Trong năm học vừa qua do tình hình 
dịch bệnh nên các e không được học trực tiếp tại trường nên việc thực hành lại 
càng bị hạn chế hơn.
 - Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, 
chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, 
thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm 
hiểu bài học. 7
ra được nguyên nhân vì sao phần lớn GV-HS lại không “mặn mà” với phương 
pháp ấy.
 Nhưng nhìn chung hầu hết tất cả các tiết dạy mà tôi có điều kiện đi dự giờ 
đều không đạt được kết quả như mong muốn trong phần thảo luận nhóm. Từ đó, 
kéo theo kết quả của cả tiết học cũng không đạt kết quả cao. Thậm chí có những 
tiết do sự chuẩn bị chưa chu đáo của giáo viên, hoặc là do giáo viên chưa quen 
với việc điều khiển, hướng dẫn, quản lí học sinh trong thảo luận nhóm, nên 
thường mất bình tĩnh tự tin, mất chủ động, chiếm nhiều thời gian dẫn đến “cháy 
giáo án” hay phân bố thời gian không hợp lí trong từng đề mục của bài học. 
Đồng thời làm cho lớp học trở nên lộn xộn, ồn àodẫn đến phản tác dụng trong 
giáo dục, giáo viên thì ngại thực hiện phương pháp này. 
 Nhưng cũng phải nói rằng, việc thiếu thiết bị dạy học (nam châm, bảng 
phụ, bút bảng trắng.), việc giáo viên ít có kĩ năng về tin học (đánh, in phiếu 
trả lời, phiếu thảo luận), cộng thêm tính tự giác, trách nhiệm, và tình yêu nghề 
nghệp của giáo viên chưa cao, nên việc thảo luận nhóm trong từng môn học 
chưa được sử dụng rộng rãi và thường xuyên.
 Khảo sát qua đối tượng học sinh, tất cả các lớp đều cho rằng, các tiết học 
có thảo luận nhóm các em đều tham gia một cách tự giác, sôi nổi với tinh thần 
thoải mái, gây hứng thú cao, đặc biệt là các em đã làm chủ được việc chủ động 
tiếp thu kiến thức bài học, và làm chủ được”sân khấu”, giáo viên chỉ là người 
hướng dẫn, người đạo diễn cho các em cách tiếp nhận các kiến thức.
 Qua việc thảo luận nhóm, các em được cùng nhau hợp tác gải quyết một 
nội dung học tập, được bàn bạc và nêu ý kiến của mình. Từ đó, tạo nên tình 
đoàn kết, gắn bó giữa các em, tạo nên sự tự tin và ý thức, trách nhiệm trong sinh 
hoạt tập thể của các em để nắm bắt kiến thức và gần gũi nhau hơn trong học tập 
và trong cuộc sống. 
 Qua thực tế giảng dạy, trong năm học 2021-2022 bản thân tôi trực tiếp 
giảng dậy khối lớp 4 với thời lượng là 4 tiết/ tuần. Trong đó có khoảng 2/3 số 
tiết có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Qua các tiết dạy bản thân cảm 
thấy phương pháp thảo luận nhóm có những mặt tích cực cụ thể như sau: 9
Giáo viên cũng có thể dừng lại ở một số nhóm để theo dõi và đưa ra những 
hướng dẫn cho học sinh nếu thấy cần thiết.
 Sau khi học sinh kết thúc việc thảo luận theo cặp, nhóm giáo viên có thể yêu 
cầu một vài nhóm nhắc lại những gì các em đã thảo luận trước lớp. Những học 
sinh khác nghe và bổ xung hoặc nhận xét ý kiến.Với hoạt động nhóm, giáo viên 
có thể kiêm tra bằng việc gọi một vài đại diện của từng nhóm thông báo kết quả 
thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nghe và cho ý kiến nhận xét.
 Thứ tư: Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động 
nhóm là học sinh có thể mắc nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được. 
Tuy nhiên giáo viên cũng có thể khắc phục vấn đề này bằng cách đưa ra những 
hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra 
sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận. Việc này có thể giúp giáo viên phát 
hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu thấy cần thiết. 
 Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng cần được giáo viên cân nhắc theo từng kĩ 
năng. Ví dụ, nếu đó là giờ nói giáo viên nên hạn chế tối đa việc chữa lỗi đặc biệt 
là những lỗi nhỏ để khuyến khích học sinh nói trong trường hợp học sinh không 
dám nói vì sợ sai.
2.2.Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động theo nhóm.
2.2.1. Qui trình các bước trong dạy học hợp tác nhóm:
 Bước 1: Chia nhóm
 Bước 2: Giao nhiệm vụ
 Bước 3: Làm việc trong nhóm
 Bước 4: Báo cáo kết quả
 Bước 5: Tổng kết
2.2.1.1 Chia nhóm: 
 *Mục tiêu: giúp học sinh chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, 
phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm.Số lượng thành viên trong 
mỗi nhóm phụ thuộc vào: Nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho 
hoạt động nhóm và thời gian hoạt động nhóm nhỏ: 11
S5:................. 
Unit 12: This is my house (lớp 3)
Post : Retell ; SS work in group of 4 , use the cues to retell the story
His name is He is( six/eight) years old. This is 
his . 
This is his there is in the bed room 
There are two next to the table 
There is a and a in the bedroom 
 There are and in front of his house 
 Hiệu quả đạt được: Sự thay đổi giũa các hình thức thành lập cặp, nhóm 
học sinh không bị nhàm chán trong luyện tập. Sự thay đổi các hình thức thành 
lập cặp, nhóm cần đựơc thực hiện thường xuyên, liên tục qua mỗi ngày, mỗi tiết 
học thậm chí qua mỗi bài 13
 Giáo viên cần đưa ra những ví dụ và phân tích ví dụ thật cụ thể để đảm 
bảo tất cả học sinh đều biết và hiểu rõ nhiệm vụ mình cần làm.Giáo viên cũng có 
thể làm mẫu cùng một vài học sinh hoặc gọi một số học sinh khá giỏi đứng lên 
làm mẫu để đảm bảo tất cả học sinh đều bắt đầu làm việc sau khi đã giao nhiệm 
vụ và hướng dẫn kĩ cách làm. Ngoài ra giáo viên cũng cần quy định rõ thời gian 
tiến hành hoạt động để học sinh chủ động trong khi tiến hành hoạt động.
 *Hiệu quả đạt được: Với việc giao nhiệm vụ cụ thể học sinh làm việc 
hiệu quả và đảm bảo thời gian đúng công việc mình được giao đảm bảo thời 
gian theo quy định
 *Ưu điểm: Khi giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm việc thì mỗi thành viên 
trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách 
thực hiện các nhiệm vụ đó. Các thành viên tham dự trong nhóm bám vào một 
chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó.. Tạo thói quen hoạt động nhóm 
cho từng học sinh và học sinh phải biết được vai trò của mình đối với nhóm.
2.2.1.3 Làm việc trong nhóm
 *Mục tiêu: Giáo viên cần phân công trách nhiệm trong nhóm để thực 
hiện một nhiệm vụ nhất định như: nhóm trưởng, thư ký. Sự phân công này cần 
có sự thay đổi để mỗi học sinh có thể phát huy vai trò cá nhân
 *Giải pháp: Trong khi học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm, giáo viên 
có thể đi quanh lớp để kiểm tra việc thực hiện hoạt động của học sinh trong 
lớp.Giáo viên cũng có thể dừng lại ở một số nhóm để theo dõi và đưa ra những 
hướng dẫn cho học sinh nếu thấy cần thiết.
 Practise speaking(Luyện nói): Hoạt động nhóm đặc biệt hiệu quả trong 
các giờ nói vì đây là giờ học đặc trưng của đường hướng “dạy ngôn ngữ giao 
tiếp”. Thông qua tiết dạy nói đều được thiết kế theo 3 cấp độ luyện tập là: Luyện 
theo mẫu, luyện tập có kiểm soát và luyện nói tự do. Trong cả ba cấp độ luyện 
tập trên giáo viên đều có thể tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động theo 
nhóm để tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có thể tham gia luyện nói 

File đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_nhom_hieu_qua_gop_phan_nang_cao_chat.doc