SKKN Tăng cường các hoạt động dạy học trải nghiệm, gắn với thực tế cuộc sống trong dạy môn Khoa học Lớp 4, 5

docx 14 trang lop4 23/02/2024 921
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tăng cường các hoạt động dạy học trải nghiệm, gắn với thực tế cuộc sống trong dạy môn Khoa học Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tăng cường các hoạt động dạy học trải nghiệm, gắn với thực tế cuộc sống trong dạy môn Khoa học Lớp 4, 5

SKKN Tăng cường các hoạt động dạy học trải nghiệm, gắn với thực tế cuộc sống trong dạy môn Khoa học Lớp 4, 5
 BÁO CÁO LÍ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNG
 TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM GẮN 
 VỚI THỰC TẾ CUỘC SỐNG TRONG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 4,5
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII về việc 
tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ : “ Đổi mới phương pháp 
dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành học tập với lao 
động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội, áp 
dụng phương pháp GD hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực sáng tạo, năng lực 
giải quyết vấn đề, do đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới phương 
pháp dạy học để đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu 
của cuộc Cách mạng lớn thời đại. Cách mạng truyền thông, công nghệ thông tin, 
cách mạng công nghệ. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương 
pháp dạy học theo hướng. hoạt động hóa người học, trong việc tổ chức quá trình 
lĩnh hội tri thức thì lấy HS làm trung tâm, theo hướng này GV đóng vai trò tổ chức 
và điều khiển HS chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức 
mới .
 Ở Tiểu học môn Khoa học là môn giúp HS có những hiểu biết về thế giới 
xung quanh, những hiện tượng KH, những vấn đề thiên nhiên. Đáp ứng mục tiêu 
của hệ thống giáo dục và giáo dục Tiểu học. Chương trình môn KH đề ra mục tiêu 
môn học phải khơi dậy tính tích cực trong hoạt động của HS. Người GV phải hình 
thành ở HS những tri thức môn học đồng thời cũng phải hình thành niềm tin khoa 
học cho các em. HS phải được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển tối 
đa thông qua hoạt động học tập. Khi tổ chức cho HS học tập phải sử dụng phối 
hợp linh hoạt các phương pháp có tác dụng phát huy tính tích cực của người học.
 Tuy nhiên thực tế cho thấy trong việc dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy 
học môn Khoa học 4 nói riêng phần đa chúng ta còn thiên về lý thuyết, tập trung II. NỘI DUNG
1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình Khoa học lớp 4,5 
 + Môn Khoa học ở các lớp 4, 5 được xây dựng trên cơ sở tiếp những kiến 
thức về tự nhiên của các môn tự nhiên và xã hội các lớp 1, 2, 3. Nội dung chương 
trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo 3 chủ đề (ở lớp 5 còn có 
chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên):
 + Con người và sức khoẻ.
 + Vật chất và năng lượng. 
 + Thực vật và động vật.
 - Quan điểm chỉ đạo là tư tưởng tích hợp: Tích hợp các nội dung của khoa 
học tự nhiên (vật lý, hoá học, sinh học) và tích hợp các nội dung của khoa học tự 
nhiên với khoa học sức khoẻ.
 - Nội dung được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh; 
giúp các học sinh có thể vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng 
ngày.
 - Chú trọng hình thành và phát triển các kỹ năng trong học tập khoa học 
như quan sát, dự đoán, giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên đơn giản và kỹ 
năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống.
 - Tăng cường tổ chức hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh 
phát huy tính tích cực, tự lực tìm tòi phát hiện ra kiến thức và thực hành những 
hành vi có lợi cho sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng đồng.
2. Đánh giá thực trạng chất lượng học tập môn khoa học của học sinh đầu 
năm học:
 Qua thực tế giảng dạy trong nhà trường hiện nay chúng ta thấy còn một tồn 
tại trong việc học môn Khoa học của học sinh là tính tích cực học tập của các em 
còn rất yếu, thể hiện qua một số dấu hiệu sau: - Tạo điều kiện cho học sinh sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, 
ngửi...) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn.
- Các cách thức dạy và học đa dạng có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng 
động và thích ứng của học sinh.
- HS được trải nghiệm qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó 
giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
- Việc học trở nên thú vị hơn với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo 
viên.
- Khi học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, các em sẽ có 
hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ 
luật.
HS có thể học các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, 
hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
3.4. Hạn chế của phương pháp dạy học trải nghiệm
Dạy học trải nghiệm cũng có thể tiềm ẩn một số hạn chế trong những trường hợp 
nhất định như:
- Với đặc điểm chú ý đến trải nghiệm của từng người học, có thể trông không 
được quy củ và có thể không thoải mái với những người dạy có phong cách mô 
phạm truyền thống.
- Đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị hơn từ người dạy và có thể cần nhiều thời gian hơn 
để thực hiện với người học.
- Thường là không có câu trả lời đơn thuần “đúng” cho các câu hỏi trong các bước 
thực hiện.
- Đòi hỏi sự kiên nhẫn và hướng dẫn của người dạy.
III. Một số biện pháp dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4,5
1. Rèn cho học sinh được trải nghiệm thông qua các thí nghiệm đơn giản. + Học sinh cần biết thiết lập các mối quan hệ (nguyên nhân - kết quả) giải 
thích các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận.
 + Các điều kiện và quá trình được kiểm soát là thiết yếu đối với một số thí 
nghiệm.
 + Chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm.
Đối với mỗi thí nghiệm yêu cầu học sinh thực hiện đúng theo các bước sau:
 1. Chuẩn bị dụng cụ.
 2. Tiến hành thí nghiệm.
 3. Quan sát thí nghiệm.
 4. Giải thích thí nghiệm
2. Tăng cường học tập hợp tác theo nhóm.
 Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy học sinh vào môi trường học tập 
tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. 
Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp 
tác với nhau.
* Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực. Cụ thể là:
 + Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kỹ năng mà 
các em được lĩnh hội và rèn luyện.
 + Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình.
 + Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, 
tổng hợp, đánh giá ...).
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng 
giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, 
tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các 
em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm 
được trong một thời gian nhất định. Trong nhóm thường có các thành phần:
 + Trưởng nhóm: Quản lý chỉ đạo, điều khiển nhóm hoạt động.
 + Thư ký nhóm: Ghi chép lại các kết quả công việc của nhóm sau khi đạt 
được sự đồng tình của nhóm.
 + Báo cáo viên: Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm.
 + Các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào 
các hoạt động của nhóm.
 Mỗi nhóm chỉ nên có khoảng từ 2 đến 6 em.
* Việc học tập theo nhóm đã đem lại một số kết quả học tập như sau:
 + Học sinh tham gia tích cực hơn, tự tin hơn vào bản thân.
 + Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trước tập thể.
 Ngoài việc lên kế hoạch và giao việc cho các nhóm, để tổ chức một tiết học 
có hiệu quả, giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
 + Sắp xếp bàn ghế thuận tiện cho việc học nhóm.
 + Luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học.
 + Chuẩn bị tốt nội dung thảo luận cho từng nhóm.
3. Tăng cường tổ chức các trò chơi học tập
Chơi là một nhu cầu mang tính sinh học của các em. Có thể nói vui chơi cần thiết 
và vô cùng quan trọng như ăn, ngủ, học tập... trong đời sống của các em. Tổ chức 
trò chơi học tập giúp thay đổi hình thức hoạt động trên lớp, làm không khí lớp học 
thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu kiến thức thoải mái, tích cực hơn * Khi tổ 
chức trò chơi người giáo viên cần phải nắm và thực hiện được các nguyên tắc sau:
 + Trò chơi phải thể hiện mục đích rõ ràng về kiến thức của bài học, đảm 
bảo ôn tập, củng cố, rèn kĩ năng hoặc ứng dụng một đơn vị kiến thức cụ thể.
 + Trò chơi phải đơn giản, dễ làm sao cho bản thân giáo viên và học sinh 
đều có thể tự làm được. 5. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (màn hình, máy chiếu, băng hình ...)
 Trang thiết bị dạy học (đặc biệt là những thiết bị dạy học là những phương 
tiện tốt nhất để học sinh đón nhận kiến thức mới một cách nhanh chóng. Mục đích 
của việc sử dụng trang thiết bị dạy học không chỉ để minh hoạ cho nội dung bài 
học mà còn là phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập dưới nhiều hình thức. 
Nhờ đó, học sinh có điều kiện để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới.
6. Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của hội đồng tự quản lớp
 Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm 
vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích 
các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí 
tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai 
trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng 
của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ 
năng cần thiết để tổ chức HĐTN hiệu quả.
IV. Phân tích tiết dạy minh họa:
Môn: Khoa học- lớp 4; Bài: Nước bị ô nhiễm
 A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức.
- Nắm được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+ Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi 
sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
+ Nước bị ô nhiễm : có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vị sinh vật nhiều quá 
mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
 2. Kĩ năng.
- Phân biệt được nước sạch và nước bị ô nhiễm( qua thực hành làm thí nghiệm).
- Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch thông qua hoạt động 
trải nghiệm. - Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm và rút ra 
kết luận ghi vào bảng nhóm.
+ Bước 4: Rút ra kết luận sau khi làm thí nghiệm.
- Nước ao(sông) hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát, đặc biệt nước 
sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục. Nước ao có nhiều loại tảo sinh 
sống nên thường có màu xanh
- Nước mưa trong suốt, không màu, không mùi, không vị, ít vi sinh vật không gây 
hại cho sức khoẻ, có chất hoà tan không gây hại.
*GV kết luận qua kết quả làm thí nghiệm của học sinh: Nước mưa là nước 
sạch, nước ao là nước bị ô nhiễm.
2. Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch
- Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm đánh giá tiêu chuẩn nước sạch và nước bị 
ô nhiễm
- GV minh họa bằng hình ảnh
3. Hoạt động 3: Kết luận
- GV trình chiếu hình ảnh nước máy, nước sông để học sinh so sánh giữa nước 
sạch và nước bị ô nhiễm
- Liên hệ tại gia đình của học sinh về việc dùng nước sinh hoạt hằng ngày rồi rút 
ra kết luận chung: Dùng nước sạch để đảm bảo sức khỏe con người. Từ đó giáo 
dục học sinh ý thức bảo vệ nguồn nước.
- Gọi học sinh đọc phần kết luận trong SGK.

File đính kèm:

  • docxskkn_tang_cuong_cac_hoat_dong_day_hoc_trai_nghiem_gan_voi_th.docx