Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học

doc 24 trang lop4 28/11/2023 1831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
 1
 PHẦN A: MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Theo các xu thế mới trong giáo dục, một chương trình dạy học tiến tiến 
đòi hỏi người học không chỉ có kiến thức và kĩ năng mà còn có thái độ và hứng 
thú với việc học. Hội nhập với sự phát triển giáo dục toàn cầu, giáo dục ở nước 
ta đang hướng đến đổi mới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm 
chất và năng lực người học.
 Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Khoa học nói riêng là một 
quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan 
hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào? Học như thế nào? để đạt được hiệu quả 
học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo.
 Phân môn Khoa học là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong 
nhà trường. Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức đơn 
thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ 
mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích 
ứng với thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Để đạt được mục tiêu đó, 
mỗi bài dạy ở trên lớpngoài việc cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cần 
phải sử dụng một cách hợp lý, khéo léo các phương tiện và đồ dùng dạy học mới 
thấy được mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên. 
 Ở Tiểu học, giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh,
những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan
trọng. Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đó là môn học
tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con
người. Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức đơn thuần
mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính
khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với
thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này.
 Chính vì vậy, Khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường. Bên 
cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế 
giới đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có những đổi mới trong mục tiêu và nội 
dung dạy học. Sự đổi mới này đòi hỏi phải có những đổi mới về phương pháp 
dạy học. Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy 
tích tực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, 
môn học. Không những thế, học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích 
môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi 
mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm 
không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. Nó đòi hỏi 
một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. 
 Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới 
phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các 3
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Điều tra thực trạng (phỏng vấn giáo viên, học sinh, dự giờ giáo viên).
 Phương pháp thực nghiệm (soạn giáo án dạy một lớp, rút ra kết luận).
 Phương pháp nghiên cứu lý luận, đọc sách, báo chí và các tài liệu tham 
khảo. 5
 + Chủ đề 2: Vật chất và năng lượng ( 33 bài mới và 4 bài ôn tập) 
 Với các mạch nội dung: Nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
 + Chủ đề 3: Thực vật và động vật: (10 bài mới và 4 bài ôn tập)
 Với các mạch nội dung trao đổi chất ở thực vật, động vật, chuỗi thức ăn 
trong tự nhiên.
 Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa 
hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực 
của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người 
dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực 
nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
 Môn Khoa học được tích hợp nhiều kiến thức, nhiều nội dung trong một 
môn học. Do đó các nội dung kiến thức của môn học này mang tính trừu tượng, 
yêu cầu học sinh phải ghi nhớ. Mặt khác, lớp 4 cũng là lớp học bắt đầu của việc 
tách môn học “Tự nhiên-xã hội” thành các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý và 
cũng là lớp tạo nền tảng cho việc học tập và tìm hiểu kiến thức các môn học này 
ở lớp 5 và các lớp trên.
 Vì vậy, việc phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh học môn 
Khoa học ở lớp 4 là hết sức cần thiết. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 * Về thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng, 
của nhà trường và chính quyền địa phương cùng sự kết hợp chặt chẽ của các ban 
ngành đoàn thể trong nhà trường.
 - Lực lượng giáo viên đa số đều nhiệt tình, tự giác trong khi tham gia các 
hoạt động giáo dục.
 - Các em nhận được sự quan tâm hết mực của cha mẹ, được trang bị 
tương đối đầy đủ về đồ dùng học tập.
 - Giáo viên chủ nhiệm đã có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, luôn 
quan tâm đến việc rèn nề nếp học tập cho học sinh.
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc rèn nề nếp học tập và 
năng lực tự chủ, tự học cho học sinh.
 * Về khó khăn: 
 Qua một số tiết dạy những ngày đầu năm học, tôi nhận thấy một tồn tại 
trong việc học môn Khoa học của học sinh lớp 4A là các em ngại học, không 
hào hứng. Chính vì ngại, không hứng thú nên tính tích cực học tập của các em 
còn rất yếu, thể hiện qua một số dấu hiệu sau: 
 + Học sinh ít giơ tay phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề giáo viên 
nêu ra (chỉ có khoảng 10% số học sinh cả lớp tham gia phát biểu ý kiến xây 
dựng bài trong mỗi tiết học).
 + Nếu được hỏi, học sinh chủ yếu lệ thuộc vào sách giáo khoa, ít tư duy. 7
chế; đồng thời là dụng cụ để tham gia trò chơi học tập. 
 * Ví dụ bài 54: Nhiệt cần cho sự sống. 
 Học sinh sưu tầm ảnh về các loài động vật, thực vật. Học sinh làm việc
theo nhóm với yêu cầu sau:
 - Phân loại tranh ảnh sưu tầm theo sự phân bố của chúng trên trái đất như
sau:
 + Động vật, thực vật sống ở xứ lạnh, băng tuyết quanh năm.
 + Động vật, thực vật sống ở vùng ôn đới.
 + Động vật, thực vật sống ở vùng nhiệt đới.
 + Động vật, thực vật sống ở vùng sa mạc.
 - Nhận xét các vùng khí hậu (có nhiều loài vật, cây sinh sống hoặc ít loài 
sinh sống).
 Trên cơ sở tranh ảnh sưu tầm, học sinh tự rút ra kết luận về vai trò của
nhiệt đối với đời sống sinh vật.
 Để việc sưu tầm tư liệu mang lại hiệu quả cao, tôi áp dụng một số các làm
như sau:
 + Hướng dẫn học sinh phân loại tranh theo yêu cầu của bài học.
 + Sử dụng tư liệu sưu tầm của học sinh các khoá trước.
 + Đánh giá, động viên việc sưu tầm tư liệu của học sinh.
 + Giáo viên thường xuyên bổ sung tư liệu, kiến thức ngoài sách giáo khoa 
trong các tiết học.
 * Ví dụ bài 58: Nhu cầu nước của thực vật
 Học sinh sưu tầm tranh, ảnh, một số cây thật. Học sinh sẽ làm việc theo
nhóm với các yêu cầu:
 - Phân loại các loại cây đã sưu tầm theo 4 nhóm sau đây;
 + Cây chịu được khô hạn
 + Cây sống trên cạn ưa ẩm ướt
 + Cây sống dưới nước
 + Cây vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước
 - Nhận xét về nhu cầu nước của mỗi loài cây
 Sau khi tìm hiểu và phân loại từ những tranh, ảnh, cây đã sưu tầm, học 
sinh tự rút ra được kết luận về nhu cầu nước của mỗi loài cây (Mỗi loài cây có 
nhu cầu về nước khác nhau).
 2.2. Biện pháp 2: Áp dụng CNTT vào trong dạy học phát huy tính 
tích cực, sáng tạo cho HS
 Áp dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học trong môn Khoa học không 
phải thay đổi mục tiêu, mà thay đổi cách thức đạt đến mục tiêu - tức là thay đổi cách 9
 + Đưa trò chơi vào phần củng cố để kích thích được sự hứng thú học tập của 
học sinh, giải tỏa không khí căng thẳng sau giờ học kiến thức mới, trở thành “Chơi mà 
học, học mà chơi” hết sức sinh động.
 Bước 3: Xây dựng và thiết kế trò chơi
 -Thiết kế trò chơi học tập thường qua các bước như sau:
 + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, 
kỹ năng nào?
 + Đồ dùng phục vụ trò chơi
 + Nêu luật chơi
 + Số người tham gia
 + Nêu cách chơi, cách tính điểm
 + Thời gian chơi
 Bước 4: Tiến hành trò chơi
 - Giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.
 - Chơi thử (nếu cần).
 - Chơi thật.
 - Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi.
 * Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi Khoa học 4 trên giáo án điện tử:
 - Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học .
 - Hình thức đa dạng, phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận 
động.
 - Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có 
nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
 - Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh 
hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài 
học một cách có hiệu quả.
 - Giáo viên nắm chắc các bước tiến trò chơi, sử dụng thành thạo các phần mềm 
dạy học, có sự chuẩn bị bài dạy kĩ càng, dự kiến trước các tình huống sẽ xẩy ra khi 
chơi.
 * Ví dụ: 
 - Trong bài Động vật cần gì để sống, tôi tổ chức trò chơi giúp HS hoàn thành 
sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật 11
 Ngoài ra, để củng cố kiến thức cho học sinh sau khi học bài, tôi lựa chọn một số 
bài tập trên phần mềm ứng dụng Internet như: Quizizz, Kahoot!... 
 * Trong bài: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, tôi lựa chọn bài tập dạng 
câu hỏi trắc nghiệm cho HS nhằm củng cố kiến thức sau khi các em đã học xong bài 
học: 
 * Sau khi học bài Nhu cầu chất khoáng của thực vật, tôi tạo một bài tập trắc 
nghiệm trên phần mềm Quizizz cho HS làm như sau: 
 2.2.2. Sử dụng CNTT để làm tư liệu, video dạy học, thí nghiệm trong môn 
Khoa học
 Khi dạy môn Khoa học 4, việc sử dụng trực quan: các hình ảnh, các thí 
nghiệm, bản biểu, là một phương tiện rất quan trọng. Nó không chỉ là phương 
tiện để giáo viên minh hoạ cho bài dạy mà còn là phương tiện chứa đựng kiến 
thức để học sinh khai thác, vì thế trong môn Khoa học không thể thiếu hình ảnh 
sinh động. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học môn Khoa học, ngoài 
chức năng trực quan, các hình ảnh ở Sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm trên 13
 * Trong bài Làm thế nào để biết có không khí?, giáo viên tổ chức cho 
học sinh tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết quả bằng hình ảnh rõ nét thông qua 
hiệu ứng trên powerpoint chứng minh có không khí trong chai rỗng:
 * Trong bài: Gió mạnh, gió nhẹ, phòng chống bão, để học sinh so sánh 
được mức độ gió theo các cấp bão, tôi sử dụng hệ thống bài tập nối tranh: 15
 Dưới đây là một số sản phẩm, cũng như nội dung bài học Khoa học được 
học sinh mô tả lại dưới dạng sơ đồ tư duy của học sinh lớp 4A trường Tiểu học 
Ngũ Hiệp.
 Bài 2: Sự trao đổi chất ở người (T4) Bài 4: Các chất dinh dưỡng 
 có trong thức ăn (T10)
 Bài 10: Ăn nhiều rau và quả chín Bài 11: Một số cách bảo quản thức ăn 
 Sử dụng thực phẩm sạch an toàn (T24)
 Bài 20: Nước có những tính chất gì? Bài 21: Ba thể của nước (T42) 17
 GV cần:
 a) Xác định mục đích của thí nghiệm:
 Các thí nghiệm trong chương trình khoa học 4 có thể phân thành 3 loại 
chính: 
 - Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. 
 - Loại nghiên cứu điều kiện 
 - Loại nghiên cứu tính chất của một vật. 
 b) Vạch kế hoặc tiến hành thí nghiệm
 Liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến hành 
thí nghiệm
 c) Tiến hành thí nghiệm 
 Khi làm thí nghiệm, GV cần nắm vững cách tiến hành và đưa ra yêu cầu 
cho HS. 
 d) Phân tích kết quả và nghiên cứu
 Phần này, GV cần hướng dẫn HS chú ý đến các dấu hiệu bản chất, dạy 
học sinh cách so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận. 
 * Đối với mỗi thí nghiệm, HS cần thực hiện đúng theo các bước: 
 Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
 Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
 Bước 3: Quan sát thí nghiệm
 Bước 4: Giải thích thí nghiệm
 * Ví dụ minh họa: 
 - Bài 35: Không khí cần cho sự cháy
 Ở hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của Ô-xi đối với sự cháy
 Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng tỏ: Càng có nhiều không khí càng có 
nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. HS cần thực hiện
 Bước 1: Chuẩn bị: 
 + Hai lọ thủy tinh ( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ)
 + Hai cây nến bằng nhau
 Bước 2: Cách tiến hành
 Giáo viên cho HS đọc cách tiền hành trong SGK để HS nắm được cách 
làm thí nghiệm như sau: 
 + Lấy 2 lọ thủy tinh cùng úp đồng thời vào hai cây nến đang cháy. 
 + Quan sát sự cháy của các ngọn nến. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_p.doc