SKKN Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4

doc 26 trang lop4 12/11/2023 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4

SKKN Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Với việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa mới hiện nay, nội 
dung dạy học Tiếng Việt ở giai đoạn 2 (lớp 4 - 5) được nâng lên ở mức độ cao 
hơn và hoàn thiện hơn như yêu cầu hoàn chỉnh một số văn bản. Phân môn Tập 
làm văn có tính chất tổng hợp nó vận dụng toàn bộ các kĩ năng của học sinh 
được hình thành từ nhiều phân môn khác: (kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ 
năng trình bày, kĩ năng tạo lập văn bản). Mỗi một bài văn là một sản phẩm 
không lặp lại của từng học sinh trước đề bài. Kết quả học tập của phân môn Tập 
làm văn phản ánh trình độ sử dụng Tiếng Việt, vốn tri thức và hiểu biết đời sống 
của học sinh.
 Trong văn miêu tả lớp 4 thì đối tượng để học sinh miêu tả là đồ vật, cây 
cối, loài vật. Văn miêu tả cây cối ở lớp 4 bắt đầu từ tuần 19 của học kỳ 2 đến hết 
tuần 28. Để viết được bài văn miêu tả cây cối sinh động giúp người đọc thấy 
được một cây, một vườn cây hay một loại được tả với những đặc điểm nổi bật về 
hình dáng, màu sắc, đặc điểm riêng biệt. Đây là yêu cầu cần đạt ở mỗi học sinh 
sau khi học xong thể loại văn miêu tả cây cối. Vậy làm thế nào để giúp học sinh 
thoát khỏi một bài văn miêu tả cây cối nghèo ý, ít hình ảnh, đó là nhiệm vụ và 
vấn đề đặt ra cần giải quyết có hiệu quả. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: 
“Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
2.1. Giúp học sinh:
 Rèn cho học sinh kĩ năng xác định được trọng tâm của đề bài cần được 
miêu tả là một cây hay một loại cây, cây đó được miêu tả trong thời kỳ nào.
 Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý.
 Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, liên kết đoạn văn, 
diễn đạt bài văn một cách lưu loát.
 Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn giàu hình ảnh và thể hiện được cảm xúc 
khi miêu tả cây cối.
 1 h) Phương pháp thống kê. 
 i) Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
 2. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận: 
 Như chúng ta đã biết, cấp Tiểu học là nền móng cho việc hình thành nhân 
cách của học sinh. Là cấp học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự 
nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức, kĩ năng đầu tiên về hoạt động thực 
tiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt của con 
người. Trong các môn học của cấp Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí 
quan trọng bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào 
không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ. Trong cuộc sống, muốn người khác 
biết những điều mình đã nhìn thấy, đã sống, đã trải quachúng ta phải miêu tả. 
Trong văn học, các câu chuyện, các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn 
nghị luận hay văn viết thư, nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả. Vì 
vậy văn miêu tả nói chung và miêu tả cây cối nói riêng có một vị trí quan trọng 
trong sáng tác văn chương, trong chương trình Tập làm văn lớp 4.
 Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, 
gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả cây cối. Số học sinh làm được một bài 
văn hay, có sáng tạo rất ít. Hầu hết khi miêu tả cây cối các em chỉ đưa ra những 
câu văn chung chung, trong các câu văn chưa có hình ảnh so sánh, nhân hóa, câu 
văn thì rườm rà, diễn đạt ý còn lủng củng. Điều này làm tôi trăn trở và lo lắng.
 Xuất phát từ cơ sở mang tính lí luận trên, nhằm đáp ứng nhu cầu: Làm thế 
nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay về miêu tả cây 
cối. Làm sao để giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm 
văn. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối 
cho học sinh lớp 4’’. Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học 
để tiết học diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao.
2. Thực trạng dạy và học viết văn miêu tả cây cối của học sinh Tiểu học 
hiện nay.
 a) Đối với giáo viên. 
 3 Khả năng quan sát khi miêu tả còn sơ sài, chưa biết sử dụng các giác quan 
để quan sát, quan sát chưa theo trình tự hợp lí, chưa biết chọn lọc những đặc 
điểm nổi bật hay vẻ đẹp riêng của cây mà mình tả.
 Còn lúng túng khi lập dàn bài chi tiết cho một bài văn miêu tả cây cối.
 Cách vận dụng từ ngữ trong bài văn còn hạn chế (còn lặp từ, chưa biết 
dùng đại từ thay thế), chưa biết dùng nghệ thuật so sánh hay nhân hóa để làm 
cho bài văn miêu tả cây cối thêm sống động.
 Kĩ năng đặt câu, nối câu tạo đoạn, liên kết đoạn văn, viết đoạn văn, kĩ năng 
diễn đạtcòn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục 
thiếu rõ ràng, chưa khoa học.
 Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả cây cối, chưa phân 
biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả cây cối với kiểu bài văn miêu tả đồ 
vật trước đó.
 Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; 
các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình.
 Các em chưa thực sự cảm thấy yêu thích môn học. Dùng văn mẫu một cách 
chưa sáng tạo, chỉ biết rập khuôn mà chưa biết chọn lọc thành cái riêng của 
mình. Từ những khó khăn trên mà kết quả bài văn miêu tả cây cối của các em 
chưa được cao. 
 Trong phần trên tôi đã đề cập những vấn đề chung thường gặp ở bài văn 
miêu tả cây cối của học sinh lớp 4: bài văn ngắn, câu cụt, kể lể, ít hình ảnh 
Sau đây là những minh chứng cụ thể.
 Lỗi chính tả: Học sinh chủ yếu vẫn thường sai phụ âm đầu l/n (chủ yếu), 
s/x, d/r/gi. Ở đây, tôi sẽ không đề cập sâu vấn đề này.
 Lỗi dấu câu: Không dùng dấu câu: Xảy ra nhiều với học sinh. Các em 
không sử dụng hoặc ít sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong một câu hoặc trong 
một bài văn hoặc sử dụng dấu câu sai. Ví dụ: Gốc cây đa xù xì phải đến năm sáu 
người ôm mới xuể. Rễ cây to. Xù xì. Như một bầy trăn khổng lồ cuồn cuộn nửa 
chìm nửa nổi ôm lấy gốc đa cắm sâu vào lòng đất.
 Câu không đủ thành phần. Ví dụ: lá tròn và to.
 5 Nhiều em muốn bắt chước cho bài văn hay hơn đã sử dụng biện pháp so 
sánh, nhân hoá một cách tuỳ tiện. Ví dụ: Em chưa dám trèo cây đa một lần 
nhưng em và hơn chục bạn lần đi vòng quanh gốc mà ôm không xuể. 
 Như vậy, ta thấy bài văn miêu tả cây cối của học sinh mắc rất nhiều lỗi. 
Tuỳ theo các mức độ khác nhau. Ở đây đặt ra một vấn đề cấp thiết là dạy học 
sinh viết văn sao cho mạch lạc, giàu hình ảnh, tái hiện được cụ thể, sinh động 
đối tượng miêu tả. Làm sao cho người đọc thấy được cây cối như hiện ra trước 
mắt một cách sống động, gần gũi thân thương.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
 Giải quyết các tồn tại trong giáo viên, khắc phục những nhược điểm của 
học sinh khi viết một bài văn miêu tả cây cối.
 Đưa ra một số biện pháp, giải pháp để viết văn miêu tả cây cối sinh động và 
giàu cảm xúc.
 Giáo viên tích cực chủ động hơn trong giảng dạy, giúp học sinh học tốt hơn 
trong khi học Tập làm văn.
 Giúp học sinh tự mình làm được một bài văn miêu tả cây cối có hình ảnh 
và từng bước nâng cao dần trong việc quan sát để tạo ra một bài văn có hồn, 
chân thật và trong sáng, tạo tiền đề cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm 
văn.
 Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp các em biết liên tưởng, 
tích hợp, tập cho các em có thói quen tham khảo tài liệu, đọc sách báo và phát 
triển nhu cầu tự học. Đó là phương tiện tốt nhất để các em giao tiếp, ứng xử 
trong mọi trường hợp.
 Giúp học sinh tích lũy kiến thức Tiếng Việt trong mỗi giờ học nhiều hơn, sâu 
sắc hơn, nâng cao cả về mặt kiến thức lẫn các kĩ năng ngôn ngữ.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Để khắc phục tình trạng trên và tổ chức tiết dạy - học Tập làm văn miêu tả 
 cây cối có chất lượng hơn, phù hợp với học sinh đang dạy. Tôi đã thực hiện nội 
 7 Theo cách kết bài này học sinh nêu được sự gắn bó của cây tre đối với con 
người Việt Nam và cây tre là tượng trưng cho phẩm chất của người Việt Nam.
 Bước 2.Tích lũy kiến thức. 
 Để làm được bài văn miêu tả cây cối hay thì việc tích lũy kiến thức thực tế 
là rất cần thiết. Muốn có được nguồn kiến thức ấy các em phải tập quan sát thực 
tế, ghi chép vào kí ức và vào sổ tay để có thể làm bài tốt. 
 Về kiến thức trong sách, phải chọn lựa, ghi chép, học thuộc để có thể tái 
hiện khi làm bài. Kiến thức mà các em tích lũy trong môn tiếng việt còn là kiến 
thức về từ ngữ, ngữ pháp trong phân môn luyện từ và câu hay kể chuyên 
Thông qua các chủ điểm các em sẽ chọn lọc được các từ ngữ và mở rộng vốn từ 
của mình. Ngoài ra cuối mỗi tiết tập đọc tôi thường cho học sinh tìm những câu 
văn hay trong bài, những câu văn mang tính nghệ thuật cao để các em cảm nhận 
được biết cách sử dụng nó để đưa vào văn bản của mình.
 Ví dụ: “Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang đuột - lá nhỏ xanh vàng, 
hơi khép lại tưởng như lá héo. Khi trái chín hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đến 
đam mê”(Sầu riêng SGK trang 34 Tiếng việt 4 tập 2 - Mai Văn Tạo)
 Về kiến thức ngoài sách việc đọc sách, đọc báo thêm ngoài chương trình sẽ 
bổ sung cho các em những hiểu biết về thực tế cuộc sống, về kiến thức văn học 
và các nội dung cần diễn đạt. Với học sinh có kiến thức kĩ năng tốt việc đọc 
sách, báo là hết sức quan trọng nâng tầm cao suy nghĩ tưởng tượng và khả năng 
thể hiện trong bài làm của các em. Để giúp cho việc tích lũy kiến thức của các 
em được tốt tôi hướng dẫn các em hình thành cuốn: “Sổ tay văn học về cây cối” 
Trong cuốn sổ đó các em sẽ ghi những từ ngữ hay những câu danh ngôn, châm 
ngôn, những câu văn, những đoạn văn hay về cây cối. Sắp xếp như vậy khi làm 
bài các em sẽ dễ lấy tư liệu. Kiến thức thực tế và kiến thức sách vở đã giúp cho 
tâm hồn chúng em phong phú và là nguồn tư liệu dồi dào để các em lựa chọn và 
làm bài. 
 Ví dụ: Sau khi học xong bài tập đọc “Sầu riêng” Tiếng Việt 4 tập 2/34 
 Học sinh cần tích lũy từ: ngọt ngào, quyến rũ, quyện.
 9 Yêu cầu về nội dung là: Mùa xuân.
 Yêu cầu về trọng tâm: Cây hoa em thích. Trong thực tế, không phải đề bài 
nào cũng xác định đủ ba yêu cầu. Chẳng hạn:
 Với đề bài: Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích.
 Với đề này chỉ có yêu cầu về thể loại và trọng tâm.
 Việc xác định đúng trọng tâm của đề bài giúp cho bài viết thu hẹp nên các 
em có được ý cụ thể, chính xác, tránh viết tràn lan, lung tung.
b. 3.3. Rèn kĩ năng quan sát và tìm ý.
 Quan sát là xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện tượng nào đó (quan: 
xem, xem xét - sát: xét - thẩm xét). Khi làm văn miêu tả cây cối nhất thiết phải 
cho học sinh tiếp xúc và quan sát kĩ cái cây mà mình tả bằng nhiều giác quan: 
mắt thấy, tai nghe, tay sờ... Điều quan trọng là học sinh được ngắm cây thật và 
quan sát nhiều lần, quan sát tỉ mỉ ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh. Trong quá 
trình quan sát đó, chúng ta còn hướng dẫn học sinh tìm ra những nét chung, nét 
tiêu biểu của cái cây mà mình tả.
 Các em cần phải tìm ý đúng với đề bài và trọng tâm của bài. Đây là dịp để 
các em huy động những hiểu biết do quan sát, ghi chép ở thực tế và sách vở. 
Muốn tìm hiểu ý các em phải đặt ra câu hỏi: đề bài yêu cầu chúng ta miêu tả cây 
gì? Loại cây gì? Vào thời gian nào? Để làm được bài văn miêu tả cây cối này 
các em cần viết những ý nào? Ý nào có trong sách, ý nào quan sát từ thực tế đời 
sống? Ý nào lấy ở sổ tay văn học?
b. 3.4. Lập và hoàn thiện dàn ý chi tiết.
 Để lập được dàn ý cho một bài văn hay thì việc đầu tiên các em phải tìm ý 
đúng với đề bài. Có ý rồi chúng ta sẽ sắp xếp ý thành một dàn ý rõ ràng cụ thể, 
hợp lí sẽ giúp các em làm tốt bài văn hơn. Dàn ý có thể chỉ là những nét chính, ý 
chính. Dàn ý cũng có thể chi tiết, tùy theo yêu cầu và thời gian làm bài. Chẳng 
hạn khi quan sát theo một trong hai trình tự trình tự thời gian hoặc không gian. 
Một cái cây cụ thể, có thể là cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa. Cây đó là cây 
được trồng ở khu vực trường em hoặc nơi em ở, ghi chép lại những gì mình 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cay_coi_cho_hoc_sinh_lop_4.doc