SKKN Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh Lớp 4

docx 11 trang lop4 20/10/2023 1661
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh Lớp 4

SKKN Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh Lớp 4
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn biện pháp 2
2. Đối tượng áp dụng 2
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Mục tiêu của biện pháp 3
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.2. Cơ sở thực tiễn 3
3. Nội dung biện pháp 4
3.1. Khơi gợi hứng thú thông qua một số hình thức dạy học tích cực 4
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học 8
3.3. Đổi mới cách ra đề tập làm văn 8
4. Cách thức/ quy trình thực hiện biện pháp 9
III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ
1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm 10
2. Tiến hành thực nghiệm 10
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 10
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp 11
2. Phương pháp khắc phục hạn chế 11
3. Khả năng triển khai rộng rãi các biện pháp 11
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 1. Mục tiêu của biện pháp
 - Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm, biện pháp hữu hiệu tạo hứng thú trong phân 
môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh
 - Giúp học sinh hứng thú khi học Tập làm văn, tự tìm tòi, chủ động chiếm lĩnh kiến 
thức; ứng dụng được thành thạo các tri thức đã lĩnh hội vào cuộc sống.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp
 2.1. Cơ sở lí luận
 Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng 
bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện,... Trong đó, khâu đột phá nhất là đổi 
mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn đòi 
hỏi giáo viên phải kế thừa những thứ vốn có một cách sáng tạo.
 Đối với học sinh, hiện nay ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt, trên thị trường có thêm 
rất nhiều loại sách tham khảo, văn mẫu giúp học sinh có cái nhìn phong phú hơn. Tuy 
nhiên, những cuốn văn mẫu đó thường có sẵn những bài văn hoàn chỉnh, nên khi làm văn 
các em sẽ dựa dẫm, ỉ lại, thậm chí là sao chép y nguyên bài văn mẫu thành bài văn của 
mình. Bên cạnh đó, cách suy nghĩ, cảm nhận của các em còn chưa phong phú, không diễn 
đạt được hết ý kiến của mình, dẫn đến giờ học Tập làm văn tẻ nhạt, chưa thú vị. Chính vì 
vậy, việc tạo hứng thú, khơi gợi tính tích cực của học sinh trong môn Tiếng Việt nói chung 
và phân môn Tập làm văn nói riêng là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục 
trong nhà trường.
 2.2. Cơ sở thực tiễn
 Trong 2 năm học 2021-2022, năm học 2022-2023, tôi được Ban giám hiệu phân 
công chủ nhiệm và giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4. Dựa trên tình hình thực tế của lớp tôi 
phụ trách giảng dạy, bản thân tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi:
 + Giáo viên là người chủ động về kiến thức.
 + Phần lớn học sinh được định hướng tìm hiểu trước dàn ý và được giáo viên cung trọng. Đối với đạng văn miêu tả, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh quan 
sát, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng miêu tả sẽ khơi dậy tính tích cực của học sinh.
 Ví dụ: Với đề văn Tả cây bóng mát mà em yêu thích, trước khi viết, giáo viên cho 
các em tham quan sân trường. Đây là một trong những hoạt động khá bổ ích vừa tạo hứng 
thú học tập cho học sinh vừa cung cấp được cho các em những kiến thức thực tế.
 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm quan sát.
 - Giáo viên định hướng cho học sinh: cần quan sát theo một trình tự nhất định (trình 
tự thời gian, trình tự không gian); quan sát kĩ, trực tiếp sờ vào các bộ phận của cây, ghi 
nhớ các đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, cành, lá, hoa, màu sắc,... của cây. Để 
bài văn thêm sinh động, giáo viên hướng dẫn các em quan sát thêm các yếu tố ngoại cảnh 
như: bầu trời, lắng nghe âm thanh, cảm nhận hùi hương hoa trong gió, tiếng chim chóc, 
ong bướm bay lượn,...
 - Học sinh ghi chép lại những điều mình quan sát được.
 - Học sinh vận dụng những điều mình đã quan sát và ghi chép lại để làm bài văn 
miêu tả.
 Khi được trải nghiệm tại sân trường, giờ Tập làm văn của các em sẽ trở nên sinh 
động và gần gũi hơn. Những quan sát thực tế sẽ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều việc các em 
tiếp cận đối tượng miêu tả qua sách vở hay phim ảnh. Từ đó, học sinh dễ dàng viết được 
một bài văn miêu tả một cách chân thực nhưng cũng rất sinh động, giàu hình ảnh và thể 
hiện rõ được cảm nhận của mình về sự vật. Ngoài ra, khi học sinh được hoạt động ngoài 
không gian lớp học, các em sẽ được rèn luyện thêm các phẩm chất, năng lực cần thiết như: 
rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường,...
 Như vậy có thể thấy, việc tổ chức dạy học Tập làm văn thông qua hoạt động trải 
nghiệm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi giáp viên và phụ huynh phải định hướng cho các 
em, tạo cho các em cơ hội hòa nhập với thế giới thiên nhiên để bồi dưỡng, tích lũy kiến 
thức.
 b. Tổ chức trò chơi học tập
 Cùng với học tập, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học. Dù kiến thức một cách thoải mái và thú vị hơn. Điều này giúp học sinh có ấn tượng với kiến 
thức một cách mạnh mẽ và ghi nhớ thông tin lâu hơn. Khi tham gia trò chơi, học sinh luôn 
ở trong tâm thế chủ động. Giáo viên chỉ là người đưa ra nhiệm vụ, hướng dẫn cách thức 
tham gia, còn học sinh sẽ là chủ thể hành động, chủ động tìm tòi kiến thức và giải quyết 
vấn đề. Học sinh được rèn luyện kĩ năng nói và viết trong quá trình trao đổi thảo luận với 
các bạn, sắp xếp và ghi lại ý kiến của các thành viên trong nhóm. Từ đó, luyện tập cho 
học sinh sự tự tin và tích cực đón nhận những kiến thức mới.
 c. Tổ chức dạy học theo nhóm
 Trong giờ học Tập làm văn, tổ chức dạy học theo nhóm sẽ tạo nên một môi trường 
giao tiếp tự nhiên, thuận lợi. Đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, 
kinh nghiệm, vốn hiểu biết của các em về cuộc sống để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
 Với biện pháp này, giáo viên có thể vận dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học 
tích cực như: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật XYZ, 
sơ đồ tư duy,....
 Ví dụ 1: Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào phần Nhận xét của bài Quan sát đồ 
vật. Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 thành viên. Học sinh làm việc cá 
nhân quan sát chú gấu bông rồi ghi lại kết quả quan sát được vào phần giấy của mình. Sau 
đó cả nhóm thống nhất chọn những đặc điểm nổi bật của con gấu bông để viết vào phần 
giấy chung ở giữa.
 Ví dụ 2: Áp dụng sơ đồ tư duy trong bước tìm ý và lập dàn ý bài văn tả con vật. 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 thành viên. Học sinh liệt kê các bộ 
phận chính, hoạt động của con vật mình định tả bằng sơ đồ trên giấy A3. Học sinh đánh 
số thứ tự các ý trên sơ đồ rồi dựa vào đó diễn đạt các ý thành câu văn.
 Như vậy, với hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, mỗi học sinh đều được phát 
triển năng lực nói bằng cách đưa ra ý kiến của riêng mình, đồng thời thể hiện khả năng 
tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức của các em (phát triển năng lực viết, tư duy logic)
 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
 Việc vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tích cực trong đó có tổ chức hoạt động Đây là bước đầu tiên của quy trình, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, 
kĩ năng bài học.
 Bước 2: Lựa chọn biện pháp phù hợp với mục tiêu bài học
 Sau khi đã xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt được trong bài, giáo 
viên chủ động lựa chọn các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp giúp khơi gợi 
tối đa tính tích cực của học sinh trong môn học.
 Bước 3: Tiến hành
 Giáo viên áp dụng các biện pháp vào giảng dạy nhằm khơi gợi trí tò mò, hứng thú 
của học sinh trong các tiết học Tập làm văn.
Ví dụ:
 III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ
 1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm
 1.1. Đối tượng thực nghiệm:
 Học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
 1.2. Nội dung thực nghiệm
 Tiến hành thực nghiệm áp dụng các hình thức dạy học tích cực, trò chơi học tập, 
đổi mới cách ra đề văn trong phân môn Tập làm văn lớp 4.
 1.3. Phương pháp thực nghiệm
 Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu)
 Phương pháp đàm thoại
 Phương pháp khảo sát, điều tra: lắng nghe ý kiến của học sinh
 Phương pháp trực quan.
 Phương pháp thống kê, đối chiếu.
 2. Tiến hành thực nghiệm
 Tiến hành thực nghiệm với 47 học sinh lớp 4A4
 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
 Sau khi áp dụng các biện pháp, tôi nhận thấy học sinh đã tích cực, hứng thú hơn khi 
học phân môn Tập làm văn. cuốn, hấp dẫn.
 2. Phương pháp khắc phục hạn chế
 - Giáo viên cần kiểm soát chặt chẽ thời gian cũng như nội dung chơi trò chơi trong 
nhóm để tránh sa đà không tập trung vào mục đích bài học.
 - Giáo viên bao quát, theo sát, giúp đỡ kịp thời học sinh trong các hoạt động thảo 
luận nhóm.
 - Giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, chuẩn bị đầy 
đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho bài dạy 
nhằm lôi cuốn học sinh và học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng.
 3. Khả năng triển khai rộng rãi các biện pháp:
 - Khả năng áp dụng: Có thể áp dụng trong phân môn Tập làm văn lớp 4.
 - Nhân rộng: Có thể áp dụng vào các phân môn khác và nhân rộng ra cấp trường, 
quận, thành phố.
 Trên đây là biện pháp mà tôi đã áp dụng nhằm tạo hứng thú, phát triển năng lực 
nói và viết cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 4. Mặc dù rất cố gắng nhưng 
biện pháp tôi đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của 
các thầy cô giáo để biện pháp của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 ST Tên tài liệu Tác giả
 T
 1 Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2 NXB Giáo dục Việt Nam
 2 Rèn kĩ năng Tập làm văn lớp 4 tập 1, tập 2 Lê Ngọc Diệp ( Chủ biên )
 3 Bồi dưỡng năng lực Tập làm văn 4 Võ Thị Hoài Tâm
 Quận Lê Chân, ngày tháng năm 2023
 Xác nhận của BGH TÁC GIẢ
 Cao Thị Linh Chi

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_tao_hung_thu_qua_phan_mon_tap_lam_van_nham_ph.docx