Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết tốt bài văn miêu tả

docx 24 trang lop4 20/10/2023 1241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết tốt bài văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết tốt bài văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết tốt bài văn miêu tả
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn sáng kiến:
 Như chúng ta đã biết, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là 
“Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và 
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học 
Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những 
kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn 
học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành 
thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân 
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh”. 
 Nằm trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn không chỉ dừng lại ở 
mức độ dạy học sinh biết nói, viết đủ câu, diễn đạt trọn ý trong giao tiếp. Dạy Tập 
làm văn không phải chỉ giúp học sinh biết cách thức hình thành bài tập làm văn, 
tạo lập được văn bản mà còn phải tiếp tục bồi dưỡng tâm hồn, phát triển năng lực 
tư duy cho các em. 
 Thực tế giảng dạy, dạy cho học sinh biết làm tập làm văn là rất khó, việc bồi 
dưỡng để các em có được kỹ năng viết các bài văn đúng và hay ở các thể loại nói 
chung và văn miêu tả nói riêng là việc không đơn giản. Bởi những sản phẩm của 
phân môn Tập làm văn là những bài viết, bài nói thể hiện năng lực của từng cá 
nhân học sinh. Thế nhưng ở học sinh Tiểu học, khả năng diễn đạt của các em còn 
nhiều hạn chế, chưa biết chọn lọc từ ngữ cho bài viết của mình, hầu như các em 
nghĩ thế nào thì viết thế ấy làm cho hiệu quả bài viết chưa cao. Mặt khác, để thực 
hiện được mục tiêu là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh phải huy động 
tất cả kiến thức mà các em đã tiếp thu được qua việc học tập ở phân môn Tập đọc, 
Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện Trong khi vốn sống của các em chưa 
nhiều, vốn từ chưa phong phú. Vậy để đạt được các yêu cầu trên thì việc rèn kỹ 
năng viết văn miêu tả cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Điều đó đặt ra cho 
giáo viên tiểu học – những người trực tiếp giảng dạy trong đó có bản thân tôi là 
phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy 
học làm văn miêu tả cho học sinh.
 Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp ở trường Tiểu học Quyết Thắng 
hiện nay việc dạy môn Tập làm văn có nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như 
mong muốn. Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 4, đặc biệt trong giai 
đoạn hiện nay hưởng ứng việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học phân môn 
Tập làm văn theo hướng tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học. 
 Để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học, góp 
phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề 3
 II. PHẦN NỘI DUNG
 Chương 1: Tổng quan
 1. Cơ sở lý luận: 
 Tập làm văn là phân môn trong chương trình Tiếng Việt của bậc Tiểu học, 
đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Chính những văn bản 
nói viết các em có được từ phân môn Tập làm văn theo các nghi thức lời nói, 
thuyết trình... đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng Tiếng 
Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn. Các kiểu bài miêu tả được 
học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách 
thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm 
hồn văn học, có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.
 Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng 
nghe, nói, đọc, viết. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, 
nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn 
Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.Dạy Tập làm văn lớp 4 phải đảm bảo mục tiêu 
yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp 
Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học và phù hợp trình độ 
của từng học sinh trong lớp.
 Như chúng ta đã biết, văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh 
và cảm xúc cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể người, 
vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Qua đó người ta gửi gắm 
những suy nghĩ, cảm xúc và tình yêu thương của mình với những gì mà mình 
miêu tả. Tuy nhiên thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân 
môn Tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong 
muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình 
được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn 
như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài đặt ra. Mặt khác học 
sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn 
ngữ của các em chưa cao. 
 Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên phải hiểu 
 thế nào là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan 
 trọng và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua 
 quan sát đối tượng miêu tả.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Qua thời gian giảng dạy ở khối lớp 4, tôi nhận thấy việc dạy và học phân 
môn Tập làm văn - đặc biệt là văn miêu tả có một số khó khăn nhất định đó là:
 - Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung 
chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn 5
 - Học sinh có đầy đủ SGK, sách tham khảo, vở bài tập.
 - Đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, nhiệt tình, có năng lực sư phạm. 
 - Về phía học sinh các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới 
sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất 
lượng môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
 - Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Từ đó giúp các em có khả năng 
sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các môn học 
khác ở trong lớp.
 * Khó khăn
 - Một số ít giáo viên chưa bắt kịp phương pháp dạy học mới để kích thích 
tính tò mò, gợi mở để học sinh có sự sáng tạo tìm tòi, lựa chọn những từ ngữ sinh 
động.
 - Đôi khi trong quá trình dạy giáo viên còn thiếu sự kết hợp giữa bài đọc, 
liên hệ giữa tiết dạy phân môn tập làm văn với các môn học khác.
 - Các em còn sử dụng lẫn lộn văn bản nói và viết vốn từ còn hạn chế, chưa 
có thói quen ham thích đọc sách để trao dồi cách diễn đạt ý và cách hành văn lưu 
loát.
 - Vốn từ của học sinh: Các em đọc sách tham khảo còn hạn chế dẫn đến vốn 
từ nghèo nàn. Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích 
hợp, chưa biết đưa những hình ảnh so sánh, nhân hóa vào bài văn, chưa biết sắp 
xếp ý văn, thiếu hình ảnh so sánh, nhân hóa. Trình bày bố cục bài văn còn lộn 
xộn, chưa đầy đủ.
 - Trong thời gian dịch bệnh Covid 19 kéo dài học sinh ở nhà học trực tuyến 
cũng phần nào hạn chế về sự tiếp thu bài, lĩnh hội kiến thức của học sinh. Nhiều 
em thiếu tập trung chưa quen với việc học trực tuyến, có phụ huynh mải công việc 
chưa dành thời gian đôn đốc, nhắc nhở con em học tập.
 * Khảo sát
 Trong năm học 2021 - 2022, tôi áp dụng thử nghiệm sáng kiến vào giảng 
dạy lớp 4C. Sau khi học xong tuần 5, tôi ra đưa ra một đề văn để khảo sát chất 
lượng học sinh lớp 4C (lớp thực nghiệm) và lớp 4D (lớp đối chứng) để kiểm tra 
mức độ nắm kiến thức nhằm phát triển năng lực của học sinh. 
 Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em thích.
 Và kết quả thu được cụ thể như sau: 7
- Hướng dẫn thực hành: các bài hướng dẫn thực hành thường gồm 2-3 bài tập nhỏ 
hoặc một đề bài tập làm văn kèm theo gợi luyện tập theo hai hình thức nói và viết.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích để hiểu và thấy được nghệ 
thuật quan sát và miêu tả, đồng thời thấy được cách chọn lọc chi tiết, cách sử 
dụng những hình ảnh đẹp trong bài văn miêu tả.
 Ví dụ:
 a, Đối với bài văn miêu tả đồ vật: 
 Có thể quan sát đồ vật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong hay từ trong 
ra ngoài, Để giúp học sinh biết cách quan sát, giáo viên cần có đồ vật cụ thể 
hoặc đồ vật trong tranh để hướng dẫn. 
Ví dụ 1: Bài “Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật” - Sách TV4 tập 1 trang 143.
 - Cho học sinh đọc bài văn “Cái cối tân”.
 - Ngoài việc khai thác bài theo các câu hỏi được gợi ý trong sách giáo 
 khoa.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích thêm bài văn bằng các câu hỏi như:
 + Tác giả tả những sự vật gì?
 + Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
 + Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
 - Sau khi tìm hiểu xong bài văn, giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh 
thấy nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
* Đối với Phần luyện tập “Tả cái trống trường”- sách Tiếng Việt 4 tập 1 trang 
145. Sau khi học sinh thực hiện xong yêu cầu của sách giáo khoa.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích để thấy được những hình ảnh đẹp 
 trong mỗi bài văn.
 - Cách tiến hành:
 + Cho học sinh đọc bài văn.
 + Giáo viên giới thiệu hình ảnh về cái trống trường cho học sinh quan sát.
 + Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong bài văn? Có 
thể yêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó.
 + Sau cùng, giáo viên chốt lại các hình ảnh đẹp ở bài văn và hướng cho 
học sinh nên đưa các hình ảnh đẹp vào bài văn miêu tả.
 Ví dụ 2: Với đề bài “Tả cái cặp sách” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp 
xếp các chi tiết theo trình tự sau:
 – Hình dáng, độ lớn của cặp?
 – Em hãy kể các bộ phận của cái cặp?
 – Cặp làm bằng gì ? màu sắc ra sao?
 – Mặt trước, mặt sau của cặp?
 – Quai cặp thế nào? 9
 * Tả hoạt động, thói quen của gà:
 – Gà trống thường có những hoạt động nào? (Vỗ cánh gáy, tranh ăn với 
gà nhỏ hơn,)
 – Nuôi gà có tác dụng gì?
 Như vậy để quan sát miêu tả con gà, học sinh cần sử dụng các giác quan 
như: thị giác (Quan sát các bộ phận của gà, thói quen), thính giác(nghe tiếng gà 
vỗ cánh và gáy,)
 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả.
 * Xác định đối tượng miêu tả - quan sát đối tượng miêu tả:
 Giáo viên cần yêu cầu học sinh có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp giáo 
viên cần hướng dẫn cho học sinh cách quan sát, nhắc các em quan sát kĩ sự vật 
định tả trước khi vào học bài mới.
 Trong văn miêu tả, quan sát có một vai trò rất quan trọng. Khi quan sát 
không chỉ sử dụng mắt nhìn mà còn phải dùng tất cả các giác quan: xúc giác, 
thính giác, vị giác,... Nếu không có quan sát thì vốn hiểu biết và trí tưởng tượng 
của học sinh rất khó phát triển. Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với 
óc quan sát tinh tế của con người. Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho 
học sinh những cảm nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả. Chẳng hạn, nếu học 
sinh chưa từng nhìn thấy cây bàng thì học sinh sẽ không thể miêu tả về cây bàng 
và cũng không có ấn tượng hay nhận thức gì về cây bàng.
 Khi dạy học sinh quan sát, giáo viên cần nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng 
tượng dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống 
thực tế. Và muốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát. Những câu văn, 
bài văn miêu tả hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người 
biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Chỉ cần chúng ta chịu khó 
quan sát, chúng ta sẽ có thể thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà các em 
chưa bao giờ thấy hoặc chưa bao giờ để ý thấy. Mỗi một nhà văn muốn viết được 
những bài văn miêu tả hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế thì mới có 
thể viết được lên những câu văn hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường 
như tưởng tượng ra được cả sự vật đó. Từ những hiểu biết về quan sát như vậy, 
khi dạy học sinh về văn miêu tả, giáo viên cần dạy các em cách quan sát.
 * Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng.
 Tưởng tượng có vai trò tích cực trong cuộc sống. Tưởng tượng tạo nên 
những hình ảnh rực rỡ, phản ánh rõ ước mơ, lí tưởng của con người. Đối với văn 
miêu tả, tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ có tưởng tượng mà tất 
cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh... đều có thể được tái hiện trước mắt chúng 
ta. Tất cả những chi tiết đặc trưng nhất của sự vật trong thực tế không phải lúc 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_v.docx