SKKN Một số trò chơi giúp các tiết dạy văn miêu tả trong phân môn tập làm văn Lớp 4 hiệu quả
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số trò chơi giúp các tiết dạy văn miêu tả trong phân môn tập làm văn Lớp 4 hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số trò chơi giúp các tiết dạy văn miêu tả trong phân môn tập làm văn Lớp 4 hiệu quả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP CÁC TIẾT DẠY VĂN MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 HIỆU QUẢ I. Đăt vấn đề: Môn Tiếng Việt là môn học công cụ trong nhà trường phổ thông. Nó bao gồm nhiều phân môn,các phân môn này có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học. Trong đó môn Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp cao. Khi làm một bài văn, học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức về cuộc sống, về ngôn ngữ và về văn học để trình bày vấn đề được đặt ra theo tình cảm ,tư tưởng cách nhìn, cách nghĩ của chính mình. Do đó, qua bài Tập làm văn, ta có thể thấy được tình cảm và thái độ của học sinh đối với các sự vật và hiện tượng. Đồng thời, ta cũng thấy được năng lực vận dụng ngôn ngữ của các em qua cách dùng từ, đặt câu. Chính vậy mà hiệu của các phân môn (Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập đọc) đều thể hiện đầy đủ và rõ ràng qua phân môn Tập làm văn. Để việc luyện tập thực hành trong tiết Tập làm văn đem lại kết quả, người GV cần phải có cách tổ chức tiết học để tạo cho HS sự thoải mái, niềm hứng thú thái độ tự giác tham gia vào hoạt động cùng bạn bè một cách tích cực. Một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, làm cho tiết học ngày càng diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả đó là sử dụng các trò chơi củng cố kiến thức đã giúp tôi thành công trong khi dạy Tập làm văn. II. Cơ sở lý luân: Học tốt phân môn này, HS sẽ có cơ sở tiếp thu và diễn đạt các môn học khác trong chương trình, các em sẽ có suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và khoa học, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của cuộc sống và tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ cho các em và giúp các em phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện các thao tác tư duy. Tư duy có phát triển thì ngôn ngữ mới phát triển. Và ngược lại, ngôn ngữ càng phát triển thì càng tạo cho tư duy phát triển nhanh hơn. Do vậy ngôn ngữ càng hoàn hảo, càng giúp cho việc diễn đạt tư tưởng tình cảm thêm chính xác, ích. Những trò chơi này phải có tác dụng trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS. 1. Biện pháp 1: Trò chơi “Hộp thư chạy” a. Mục đích: - Cung cấp cho học sinh một số ý từ để các em có cơ sở hình thành bài văn đầy đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tập trung. - Rèn luyện khả năng quan sát ,chú ý và tư duy của học sinh. b. Chuẩn bị: - 1 hộp thư - Câu hỏi của bài đang học c. Cách tổ chức: Giáo viên nêu cách chơi và quy luật chơi.Hộp thư sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp thư dừng chạy. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay phải mở hộp ra bốc câu hỏi trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung phong trả lời thay bạn.Giaos viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục. Khi dạy về quan sát, tìm ý và lập dàn bài tôi thường tổ chức "Hộp thư chạy". Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở đòi hỏi HS phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu được vấn đề. Tuỳ dạng bài mà giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp cho trò chơi. Sau khi cho học sinh quan sát tranh,hình ảnh tĩnh,động,vật thật để giúp học sinh tái hiện nội dung khi ta quan sát,nhận biết.Giáo viên có thể chuẩn bị hệ thống câu hỏi như sau Bài "Tả cái cặp sách" tiết 34 - Em hãy kể các bộ phận của cái cặp. - Cặp làm bằng gì? - Quai cặp thế nào? cho sẵn, gắn lên bảng khi có hiệu lệnh hết giờ, 2 nhóm dừng trò chơi, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn, chính xác hơn là đội thắng cuộc. Giáo viên có thể cho học sinh thi tìm từ theo một số câu cho sẵn.Sau khi học sinh được quan sát,trao đổi,học sinh tìm được các từ nêu về dặc điểm,lợi ích của cây,nêu các bộ phận của nó thông qua hệ thống câu hỏi,hình ảnh tĩnh,động,qua đoạn phim mà giáo viên đã sưu tầm được. Ví dụ: Bài ”Tả cây hoa phượng” tiết 50 + Từ chỉ màu xanh của lá, xanh đậm, xanh lam, xanh um, xanh tươi, xanh thẫm. + Từ chỉ màu đỏ của hoa: Đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ tía, đỏ rực. + Từ chỉ cành lá: sum suê, um tùm... + Từ chỉ thân cây: nham nhám, sần sùi ... + Từ chỉ ích lợi: che mát, giúp HS vui chơi, cho vẻ đẹp, ăn quả ... + Tìm một số từ tả các bộ phận của cây Nội dung yêu cầu gồm các từ: lá cây, hoa phượng, thân cây, ích lợi. Khi GV gắn từ nào lên bảng thì HS chọn từ để tả theo yêu cầu trên. Trò chơi này có tác dụng rất cao, tạo được không khí thoải mái, vui vẻ và rèn được tính nhanh nhẹn, tập trung tinh thần thi đua sôi nổi và khắc sâu được một số từ cần thiết không thể thiếu trong bài làm của HS trong những tiết sau. Ngoài ra, còn tạo cho HS tính mạnh dạn, tự tin , thích tham gia vào hoạt động chung của lớp. 3. Biện pháp 3: Trò chơi “Thi đố bạn” Đối với các tiết học hướng dẫn HS trình bày miệng,tôi thường tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi đố bạn” a. Mục đích: Giúp HS hình thành bài văn có hệ thống. Tập tác phong nhanh nhẹn. b. Chuẩn bị: - 1 bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn. - 1 số băng giấy đã viết sẵn các câu văn trong đoạn văn trên. pháp (chỉ được thay đổi 2-3 từ, không viết lại thành câu có ý khác hẳn ý của câu cũ), chữa lại bằng nhiều cách thì càng tốt trong thời gian cho phép hoặc viết câu lại cho có hình ảnh. VD: Sóng biển vỗ Thuyền đang lướt sóng - Quản trò điều khiển cho thực hiện theo kiểu tiếp sức: tổ 1 đến tổ 2,tổ 3. - GV và cả lớp nghe từng nhóm đọc kết quả để đánh giá cho điểm. Tiếp tục tiến hành như trên đỗi với đề thi số 2. Kết thúc cuộc thi GV cộng điểm đạt được của từng nhóm (cá nhân) và công bố kết quả người (nhóm) có điểm cao nhất được tuyển chọn làm “Biên tập viên” V. Kết quả nghiên cứu: Sau vài năm tổ chức trò chơi cho HS ở cuối tiết học môn TLV, tôi thấy kết quả như sau: - Hầu hết HS của lớp tôi phụ trách đều làm được bài văn đầy đủ ý. - Bộ phần lớn trong lớp đã biết sử dụng các từ ngữ gợi tả. - Ít có HS viết câu sai về ngữ pháp. - HS tự giác và tự tin khi tham gia vào các hoạt động của lớp. - Tạo được không khí thoải mái, hứng thú học tập trong HS. - Tạo được nề nếp thi đua trong học tập một cách sôi nổi và hào hứng. VI. Kết luận: Từ những kết quả đạt được nêu trên tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: - Người GV phải hiểu được tầm quan trọng của môn Tập làm văn. - Phải chuẩn bị chu đáo khi đến lớp. - Phải biết tổ chức các hoạt động của tiết học nhẹ nhàng, tạo không khí thoải mái cho HS. - Coi trọng các hoạt động của HS. - Tùy nội dung của mỗi bài để chuẩn bị nội dung cho phù hợp. Tóm lại, tổ chức trò chơi sau tiết học Tập làm văn nhằm cung cấp cho các em một số ý, từ và khắc sâu những nội dung cần phải có trong bài để bài viết có đầy đủ ý vận dụng được một số từ có hình ảnh gợi cảm, gợi tả đồng thời tạo cho
File đính kèm:
- skkn_mot_so_tro_choi_giup_cac_tiet_day_van_mieu_ta_trong_pha.docx