SKKN Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4

doc 35 trang lop4 28/01/2024 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4

SKKN Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4
 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh lớp 4
 MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài 1
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
 3. Đối tượng nghiên cứu 2
 4. Phạm vi nghiên cứu 2
 5. Phương pháp nghiên cứu 2
 II. PHẦN NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lí luận 2
 2. Thực trạng 3
 2.1 Thuận lợi, khó khăn 3
 2.2 Thành công, hạn chế 4
 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 5
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 5
 2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 5
 3. Giải pháp, biện pháp 6
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 6
 3.2 Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp 6
 3.2.1 Giáo viên cần nắm vững vai trò, nguyên tắc sử dụng ĐDDH 6
 3.2.2. Chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện dạy học phù hợp 8
 3.2.3 Quy trình khai thác kênh hình và sử dụng đồ dùng dạy học 9
 3.2.4 Cách thức khai thác, sử dụng kênh hình và các loại ĐDDH 9
 3.3 Điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp 23
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 23
 3.5 Kết quả khảo nghiệm. 23
 4. Kết quả 24
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận 25
 2. Kiến nghị 25
 Tài liệu tham khảo 27
 Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 1 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh lớp 4
trong học tập, nhớ lâu các từ mới, hiểu sâu các cấu trúc ngữ pháp, hình thành 
khả năng phán đoán, phản xạ trong quá trình học và đồng thời biết vận dụng 
chúng trong giao tiếp.
 - Nêu được vai trò và tầm quan trọng của kênh hình sách giáo khoa cũng 
như các đồ dùng, thiết bị dạy học; Nghiên cứu thực trạng học sinh khối lớp 4 
trường Tiểu học Trần phú và chỉ ra các cách thức khai thác kênh hình sách giáo 
khoa kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học vào các tiết dạy một cách có hiệu quả.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Phương pháp khai thác kênh hình sách giáo khoa kết hợp sử dụng đồ dùng 
dạy học trong môn Tiếng Anh.
 4. Phạm vi nghiên cứu
 Môn Tiếng Anh lớp 4, trường Tiểu học Trần Phú năm học 2014 -2015 
đến nay.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp trải nghiệm thực tế.
 - Phương pháp quan sát, khảo sát, thống kê.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Trong thời kì đổi mới đất nước, mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc 
gia trên thế giới ngày càng mở rộng nên Tiếng Anh có vai trò cực kì quan trọng 
ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong giao tiếp. Chính vì vậy, trong những năm gần 
đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình Tiếng Anh vào giảng dạy 
ngay từ các lớp 3, 4, 5 cấp Tiểu học, thậm chí ở những trường có điều kiện, môn 
Tiếng Anh được thực hiện từ lớp 1. Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã kí 
quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ 
thống giáo dục quốc dân (Đề án 2020) với mục tiêu: “Đổi mới toàn diện việc 
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình 
dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 
đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của 
nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số 
thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực 
ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi 
trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh 
của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất 
 Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 3 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh lớp 4
trợ các em kịp thời trong quá trình học tập cũng như tham gia các kỳ thi do 
trường và cấp trên tổ chức.
 * Khó khăn:
 Trong quá trình giảng dạy, mặc dù giáo viên đã nắm được quy trình, 
phương pháp và kiến thức kĩ năng của bài dạy nhưng vẫn chưa phân bố hợp lý 
thời gian vào việc dạy những kĩ năng quan trọng, cơ bản mà còn quá chú trọng 
cho việc dạy ngữ pháp, kĩ năng đọc và chữa bài tập nên đôi lúc làm cho học sinh 
căng thẳng và mất nhiều thời gian trong một tiết học.
 Kiến thức ở khối lớp 4 tương đối nhiều và khó, chưa thật phù hợp với lứa 
tuổi của các em, trong khi đó thời gian cho một bài học là khá ngắn.
 Giáo viên chưa chủ động trong việc khai thác hết các kênh hình trong 
sách giáo khoa hoặc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy để giúp các em 
hứng thú hơn.
 Các em chưa có thói quen đưa ra ý kiến của mình về nghĩa của từ, của 
một mẩu chuyện hay cách sử dụng một mẫu câu mà chỉ học theo một khuôn 
mẫu do giáo viên tạo ra. 
 Học sinh đồng bào khả năng tiếp thu còn chậm, cùng một lúc các em phải 
học ba thứ tiếng (tiếng Êđê - tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt và tiếng Anh). Mặt khác, 
kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ các em thường đi làm nương rẫy xa nhà, chưa 
thật sự quan tâm tới việc học của các con nên kết quả học tập của học sinh chưa 
cao.
 Nguồn đồ dùng dạy học về tranh, ảnh màu, thiết bị đồ dùng dạy học tự 
làm, máy chiếu để phục vụ dạy học còn hạn chế. Đơn vị chưa có phòng học 
riêng cho môn Tiếng Anh.
 2.2. Thành công, hạn chế
 * Thành công:
 Giáo viên chủ động tìm tòi tranh ảnh, đồ dùng dạy học khi lên lớp; tự tin 
trong việc khai thác kênh hình kênh chữ sách giáo khoa, sử dụng các thiết bị dạy 
học thành thạo, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng. 
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho 
học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn.
 Đa số các em rất tích cực và hứng thú trong việc thảo luận, tự tin đưa ra ý 
kiến của mình nhằm chia sẻ với bạn bè trong tiết học. Các em nhớ các từ mới, 
hiểu sâu hơn cấu trúc ngữ pháp, biết tự đặt câu và sử dụng một số mẫu câu vào 
giao tiếp, kĩ năng phản xạ của các em tốt,  vì thế kết quả các giờ học tiếng 
Anh được nâng lên.
 * Hạn chế:
 Đôi khi giáo viên chưa hiểu hết ý tưởng của tác giả nên chưa khai thác 
triệt
 Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 5 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh lớp 4
con em mình. Đơn vị có 2 điểm trường, trong đó phân hiệu Buôn Trấp 100% số 
học sinh là người dân tộc Ê-đê, phần lớn các em đọc chưa thông, viết chưa thạo 
tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp hạn chế, một số em ý thức tự học, tự rèn chưa cao, 
khả năng tiếp thu chậm, do vậy việc tiếp thu bài cũng như khả năng phân tích 
tranh ảnh còn hạn chế.
 Bản thân giáo viên dạy tiếng Anh trẻ, năng động, luôn tìm tòi, sáng tạo và 
tự học hỏi để nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm của mình. Trong quá trình 
giảng dạy, giáo viên đã thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích sự 
hứng thú, phát huy tối đa năng lực của người học giúp tiết học thành công hơn. 
Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” và theo 
hướng giao tiếp là chính nên áp dụng đề tài vào giảng dạy là một việc làm đúng 
đắn và rất bổ ích.
 Tuy nhiên, một số phụ huynh và học sinh vẫn còn tâm lí coi môn Tiếng 
Anh là môn phụ nên chưa quan tâm tới việc học của con cái, các em học còn lơ 
là. Vì thế, đầu năm ngay sau khi nhận lớp, tôi đã phối hợp trao đổi với các giáo 
viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của môn học đối với phụ 
huynh. Mặc dù nhà trường chưa có phòng học Tiếng Anh riêng, chưa trang 
bị đầy đủ thiết bị dạy học nhưng bằng kinh nghiệm vốn có của bản thân, tôi đã 
nghiên cứu tự làm một số đồ dùng và thiết kế lồng ghép các trò chơi, cập nhật 
nhiều hình ảnh minh họa phù hợp nhằm hỗ trợ bài giảng qua các phần mềm trình 
chiếu.
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Làm rõ vai trò, tầm quan trọng và cách thức khai thác kênh hình trong 
sách giáo khoa kết hợp với sử dụng đồ dùng dạy học để tiết dạy đạt hiệu quả cao 
nhất.
 Đưa ra một số giải pháp về cách khai thác kênh hình trong sách giáo khoa 
và sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh thích thú, lôi cuốn các em vào các 
hoạt động học góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Tiếng Anh.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 3.2.1. Giáo viên cần nắm vững vai trò, nguyên tắc sử dụng của kênh 
hình và đồ dùng dạy học
 * Vai trò của kênh hình và đồ dùng dạy học:
 Việc khai thác kênh hình sách giáo khoa và kết hợp thêm đồ dùng dạy học 
là những hoạt động luôn tạo sự mới mẻ, hứng thú, không gây căng thẳng, nhàm 
chán đối với người học. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp khai thác đồ 
dùng dạy học, tùy vào đối tượng học sinh và kiến thức của từng bài để khai thác 
sao cho phù hợp, triệt để và có hiệu quả. Thông thường các kênh hình bắt mắt, 
các video ngộ nghĩnh hay một tiết học bằng máy chiếu sẽ làm sống động tiết dạy 
và khích lệ sự tò mò trong quá trình học của học sinh, đồng thời chúng tạo điều 
 Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 7 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh lớp 4
 - Tìm vị trí để giới thiệu các kênh hình một cách hợp lý nhất. Có như vậy 
học sinh mới huy động được nhiều giác quan nhất. Khi thấy không cần thiết thì 
cất ngay để không làm học sinh mất tập trung. 
 - Muốn đạt hiệu quả cao chúng ta cần nhớ phải sử dụng đúng cường độ, 
hiệu quả của kênh hình sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương 
tiện hoặc hình ảnh cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu.
 - Đồ dùng trực quan phải mang tính chất thông dụng có nghĩa là phải dễ 
làm, dễ sử dụng, rẻ tiền, dễ kiếm và sử dụng được lâu dài. 
 - Nếu trong một bài học giáo viên muốn sử dụng nhiều đồ dùng dạy học 
thì trước tiết dạy đó giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ, lên ý tưởng, sắp xếp đồ 
dùng một cách hợp lý và đặc biệt phải biết phối hợp sử dụng các loại đồ dùng 
một cách hợp lý và phải đảm bảo chúng luôn hỗ trợ tương tác với nhau và tránh 
việc quá lạm dụng đồ dùng dạy học trong một tiết học làm cho tiết học không 
đúng trọng tâm.
 3.2.2. Chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện dạy học phù hợp
 Đồ dùng và phương tiện dạy học được coi là công cụ để thực hiện phương 
pháp dạy học. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp dạy 
học và hoạt động dạy học. 
 Sử dụng tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có thể 
thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo 
hơn của học sinh trong học tập. Học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức 
và phát triển kỹ năng thực hành. Tôi cho rằng tiết dạy của giáo viên sẽ không đạt 
được kết quả tốt nếu như không có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học bởi vì giáo 
viên lên lớp mà không có bất cứ phương tiện dạy học nào thì chẳng khác nào 
một người lính ra trận mà không có vũ khí. Việc sử dụng tốt phương tiện dạy 
học là một sự hỗ trợ đắc lực thể hiện một phần nội dung chính của sách giáo 
khoa, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng tích cực và gây hứng thú hơn trong 
học tập của học sinh.
 Đối với môn Tiếng Anh lớp 4, thông thường giáo viên cần chuẩn bị các 
đồ dùng, phương tiện dạy học sau:
 - Phương tiện nhìn gồm: tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, các vật thật, các đồ 
dùng tự làm, bộ con rối về các nhân vật trong sách giáo khoa...
 - Phương tiện nghe: đài, đĩa, băng ghi âm
 - Phương tiện nghe - nhìn: máy đèn chiếu, bảng tương tác, máy tính.
 Tùy từng dạng bài tập hoặc nội dung từng hoạt động, giáo viên hướng dẫn
học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng, phương tiện 
dạy học phù hợp, triệt để và hiệu quả. Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực quan 
trong giờ tiếng Anh, học sinh sẽ nắm bắt ngữ liệu, cấu trúc nhanh hơn, đặc biệt 
những tranh ảnh đẹp, các đồ dùng trực quan được chọn lọc hấp dẫn sẽ nâng cao 
tính thẩm mỹ và khả năng tiếp thu bài cho học sinh.
 Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_sach_giao_khoa_v.doc