SKKN Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng bài tập làm văn miêu tả con vật Lớp 4

docx 15 trang lop4 12/11/2023 2470
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng bài tập làm văn miêu tả con vật Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng bài tập làm văn miêu tả con vật Lớp 4

SKKN Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng bài tập làm văn miêu tả con vật Lớp 4
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHONG- TIỀN PHONG
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng bài 
 tập làm văn miêu tả con vật lớp 4”
 Tác giả: Nguyễn Thị Thoa
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Phong- Tiền Phong
 Tháng 12 năm 2022
 1 - Văn miêu tả con vật lớp 4 có vai trò rất quan trọng, là một trong những 
thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác 
phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình 
thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá 
của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, 
trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống 
một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. 
 - Miêu tả con vật là một thể loại văn giúp học sinh dùng ngôn ngữ có tính 
chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh con vật với những đặc 
điểm nổi bật cả về hình dáng bên ngoài lẫn những hoạt động và thói quen sinh 
hoạt nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung, tưởng tượng ra con vật ấy thông 
qua các giác quan của mình.
 - Văn miêu tả con vật giúp các em có lòng say mê văn học, hứng thú với 
việc dùng câu văn của mình để bộc lộ một sự vật, một hiện tượng nào đó, có tình 
cảm và sự gắn bó với những đồ vật, những loài vật xung quanh. Từ đó các em có 
nhu cầu bộc lộ cảm xúc của mình trước những sự vật, sự việc mà bản thân mình 
tiếp xúc hàng ngày. Hoạt động sáng tạo yêu thích của các em được thể hiện rõ 
trong làm văn. Nếu được học theo một chương trình đúng, một phương pháp phù 
hợp thì các em tuổi này rất thích học văn.
 1.2. Hạn chế:
 - Khi làm văn miêu tả nói chung và miêu tả con vật nói riêng đa số các em 
đã biến bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, 
diễn đạt rườm rà, tối nghĩa, câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có 
hình ảnh, chưa có cảm xúc.
 - Vốn từ miêu tả của học sinh còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích luỹ 
các từ ngữ gợi tả nên chất lượng bài viết chưa cao, nội dung sơ sài, diễn đạt lủng 
củng, khô khan, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ hoặc máy móc, 
dập khuôn các bài văn mẫu, không biết liên kết câu và lồng cảm xúc của bản thân 
vào bài viết. 
 - Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn. 
Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không 
tự nhiên, có sự gượng ép. 
 - Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy 
đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình. Các em chưa thực 
sự cảm thấy yêu môn học.
 - Một số học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài văn miêu tả con 
vật nên bài viết của các em không biết viết bắt đầu từ đâu, phải viết những gì, viết 
như thế nào, thậm chí viết còn sai đề, xa đề. Các em còn rất lúng túng khi làm một 
bài văn miêu tả con vật vì thế dẫn đến kết quả đạt được chưa cao.
 3 giao nhiệm vụ cho học sinh: “Em hãy quan sát một con vật mà em thích”. Với yêu 
cầu này học sinh sẽ có thời gian chuẩn bị và quan sát được con vật mà em thích 
(Có thể các em quan sát con vật của nhà hoặc ở gần nhà) và lưu ý học sinh ghi lại 
những điều quan sát được theo hướng dẫn của cô.
 Tôi đã hướng dẫn các em quan sát theo trình tự nhất định (không gian, thời 
gian, tâm lí) và quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ,...). 
Trước hết học sinh phải:
 - Xác định đối tượng quan sát.
 - Chọn cho mình trình tự quan sát hợp lý, gợi ý cho học sinh lựa chọn các 
trình tự quan sát như:
 + Quan sát từ bao quát đến từng bộ phận, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận 
thứ yếu,.
 + Quan sát trình tự tâm lý: Thấy nét nào nổi bật thu hút bản thân, gây cảm 
xúc mạnh thì quan sát trước, các bộ phận khác quan sát sau.
 + Cần quan sát đầy đủ những đặc điểm về hình dáng, hoạt động và cả mối 
quan hệ của con vật đối với người.
 Điều quan trọng là phải rèn cho học sinh của mình nhìn sự vật miêu tả bằng 
tâm trạng của mình, cảm xúc của mình để thấy được những điểm nổi bật, riêng 
biệt của con vật mình tả. Biết dừng lại ở những bộ phận chủ yếu, trọng tâm để 
quan sát nhằm phân biệt được con vật mình tả với con vật khác cùng loại.
 Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi 
lại những điều mình quan sát được theo một trình tự hợp lý. Tôi thường hướng 
dẫn học sinh ghi lại những điều các em quan sát được theo dàn bài chung của bài 
văn miêu tả con vật .
 Mỗi một người giáo viên cần phải hiểu rằng: Hướng dẫn học sinh quan sát 
là một bước làm rất quan trọng trong tiết Tập làm văn miêu tả nói chung và miêu 
tả con vật nói riêng. Nhờ vậy mà học sinh lớp tôi em nào cũng biết quan sát quan 
sát con vật của mình theo đúng trình tự, quan sát được những đặc điểm nổi bật về 
hình dáng và hoạt động của con vật đó.
 Biện pháp 2: Xây dựng dàn bài chung, chi tiết cho bài văn miêu tả con 
vật 
 Từ việc quan sát vật thật để giúp học sinh làm tốt, viết văn trôi chảy mạch 
lạc thì các em cần nắm vững cấu tạo của bài văn miêu tả con vật, vì vậy ở các tiết 
luyện Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng được dàn bài của 
bài văn miêu tả con vật. Khi nắm được dàn bài của bài văn miêu tả con vật học 
sinh sẽ có điểm tựa để quan sát theo trình tự hợp lý, viết được bài văn mà không 
lúng túng, nhất là đối với học sinh không có năng khiếu viết văn. Vì vậy tôi đã 
hướng dẫn học sinh lập được một dàn bài chung có bố cục như sau:
 5 Mở bài: Nhà em từ trước tới nay rất ít khi nuôi con vật nào trong nhà nhưng 
hôm nay lại có sự xuất hiện của chú chó lai này..Đó là món quà bà ngoại đã tặng 
cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.
 Thân bài: 
 a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó. 
 - Con Milu nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy 
mà giờ nó đã cao lớn rồi.
 - Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung. 
 - Nó nặng khoảng mười lăm ki – lô - gam.
 - Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái 
tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
 - Đôi mắt to màu nâu sẫm.
 - Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
 - Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi 
màu hồng hay lè ra ngoài. 
 b) Tả hoạt động của con chó.
 - Milu rất khôn ngoan, mỗi khi em bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm 
liền.
 - Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được 
hết. Khách lạ thì chú sủa những tràng dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách 
quen thì chú ngó ngoáy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
 - Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không 
một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em 
đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra 
mừng rỡ. 
 Kết bài: Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không 
sai chút nào. Em yêu Milu như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở 
nhà một mình. Milu đúng là niềm vui của em.
 Từ dàn bài chi tiết này các em sẽ làm tốt được bài văn với đầy đủ ba phần 
(mở bài, thân bài, kết bài) và sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
 Biện pháp 3: Rèn kĩ năng tích luỹ vốn từ và làm giàu tưởng tượng trong 
làm văn miêu tả con vật.
 Thật khó khi phân định đúng, sai ở một bài văn. Mà ta đánh giá bài văn đó 
có hay không, có đặc sắc không? Vì thế, bài văn phải bộc lộ tình cảm chân thành, 
hồn nhiên của các em ở từng câu, từng đoạn của bài và cô đọng lại ở phần kết bài. 
Do vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách tích luỹ vốn từ miêu tả và làm 
giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả:
* Tích luỹ vốn từ:
 Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; 
xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè; đặc biệt học sinh tích lũy 
 7 trắng nõn, trắng như phấn, trắng như cước,... và cho các em đặt câu để cung cấp 
thêm vốn từ cho học sinh. Hay từ láy gợi tả âm thanh: ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn 
ràng, tấp nập bì bọp, ì ọp, ì ầm, xôn xao, ào ào... cho học sinh đặt câu dưới dạng 
miêu tả có sử dụng từ để trau dồi vốn từ cho văn miêu tả nói chung và miêu tả con 
vật nói riêng.
 Ngoài ra, tôi còn khích lệ các em tích cực đọc sách, truyện tại thư viện 
trường, thư viện lớp. Tại lớp mình tôi thường xuyên thay đổi các đầu sách, nhắc 
nhở các em nên tham khảo các cuốn Tập làm văn hay để trau dồi vốn từ. Khi được 
nhận các từ ngữ dùng để miêu tả con vật các em sẽ chọn lọc các từ thường dùng 
trong miêu tả con vật và ghi chép lại. Ví dụ: tinh nhanh, rón rén, oai vệ,... Các từ 
miêu tả đó thường là những từ láy, gợi lên hình ảnh, âm thanh,... để miêu tả cho 
sinh động.
 * Giúp học sinh làm giàu thêm trí tưởng tượng:
 Tưởng tượng trong miêu tả nói chung và miêu tả con vật nói riêng rất quan 
trọng. Có tưởng tượng mới có hình ảnh hoàn chỉnh về đối tượng miêu tả. Tưởng 
tượng như một sự hình dung về đối tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ 
hiện ra rõ nét hơn, cụ thể hơn, gần gũi hơn. Tưởng tượng giúp ta thấy được nét 
đặc sắc của đối tượng, thấy được những điểm tương đồng với đối tượng khác, 
thấy được mối quan hệ của đối tượng với sự vật hiện tượng xung quanh, với những 
kỉ niệm hay kí ức mang dấu ấn sâu sắc trong lòng người viết. Từ tưởng tượng, học 
sinh sẽ cảm nhận được đối tượng miêu tả bằng tình cảm, tình yêu của chính mình, 
thấy được tầm quan trọng của đối tượng được tả đối với chính mình và cả với 
những người xung quanh. Miêu tả gắn với tưởng tượng là một cách bộc lộ cảm 
xúc, tình cảm và khả năng cảm thụ cái đẹp của người viết văn miêu tả. Tưởng 
tượng làm cho đối tượng miêu tả hoàn thiện hơn, sống động và gần gũi hơn. 
 Từ việc thường xuyên nhắc nhở các em tích luỹ những từ ngữ như vây, vốn 
từ của các em sẽ phong phú hơn. Các em sẽ linh hoạt khi viết bài văn miêu tả và 
tả một cách sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe.
 Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng làm văn miêu tả thông qua việc nhận 
xét, đánh giá bài làm của học sinh 
 Muốn một bài văn hay, có "hồn", có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ 
phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp. Đồng thời 
nếu không nắm vững được quy tắc đặt câu thì vốn từ có phong phú cũng không 
trình bày được ý kiến của mình một cách đúng đắn, mạch lạc, rõ ràng. Vì vậy, khi 
dạy Tập làm văn cho học sinh tôi thường gắn liền việc dạy từ, dạy câu với việc 
nhận xét, đánh giá. Đó là hai quá trình không thể tách rời.
 Muốn có được tiết trả bài có hiệu quả cao thì việc đánh giá, nhận xét là rất 
quan trọng. Tôi đánh giá thật kỹ càng, chữa từng lỗi nhỏ trong bài viết cho học 
sinh. Khi đánh giá bài phát hiện ra lỗi của học sinh tôi ghi lại cẩn thận các lỗi của 
 9 * Quá trình áp dụng các biện pháp trên vào các tiết tập đọc ở lớp 4A6 và 
4A1, Trường TH Quán Toan. Đối tượng học sinh thuận lợi, chất lượng đọc của 
học sinh có sự tiến bộ rõ rệt và thu được kết quả như sau: 
 Kết quả sau khi áp dụng biện pháp:
 Lớp Số HS Hoàn thành Tốt Hoàn thành Chưa HT
 được 
 SL % SL % SL %
 kiểm tra
 4A 35 22 63 13 37 0 0
 So sánh với chất lượng kết quả trước khi áp dụng biện pháp:
 Lớp Số HS Hoàn thành Tốt Hoàn thành Chưa HT
 được 
 SL % SL % SL %
 kiểm tra
 4A 35 8 23 22 63 5 14
 2.4. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
 Với những thành công thu được từ sáng kiến, tôi thiết nghĩ sáng kiến có thể 
áp dụng và nhân rộng ra với các lớp 4 trong toàn trường và các trường Tiểu học 
trong toàn thành phố. 
 2.5. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
 a. Hiệu quả về mặt kinh tế:
 Vậy để học sinh có thể viết văn hay thì giáo viên cần có các phương pháp 
phù hợp trong quá trình dạy. Giáo viên vẫn có thể thiết kế bài học như sách giáo 
khoa, không cần đầu tư các phương tiện hỗ trợ dạy học tốn kém, mất thời gian mà 
chỉ cần giúp học sinh có đam mê, yêu thích làm văn miêu tả con vật và quan trọng 
là phải quan sát rõ nhất sự tiến bộ của các em để kịp thời động viên, khích lệ các 
em. Các biện pháp đó không những mang tính hiệu quả, tính phổ biến, có khả 
năng ứng dụng cao mà còn giúp học sinh yêu thích môn học hơn.
 b. Hiệu quả về mặt xã hội:
 Sáng kiến “Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng bài tập làm văn 
miêu tả con vật lớp 4” đã mang lại những kết quả khả quan. Cụ thể:
 - Nhìn chung các em không ngại làm tập làm văn như trước nữa, các em đã 
có sự ham mê học tập, sự quan sát tinh tế, cách cảm nhận, rung động, thẩm mỹ 
trước các con vật có xung quanh mình, cái đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống 
đang diễn ra. 
 - Trong giờ Tập làm văn chúng tôi thấy các em ngồi học rất say sưa, sôi nổi 
phát biểu ý kiến, hăng say học bài. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được nội 
dung, hứng thú với giờ học.
 11

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_nang_cao_chat_luong_bai_tap_lam_v.docx