SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học Lớp 4

docx 19 trang lop4 12/11/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học Lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học Lớp 4
 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THỦY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO CHÂU
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
 TIẾT THỰC HÀNH TRÊN MÁY TÍNH
 TRONG MÔN TIN HỌC LỚP 4
 Lĩnh vực/cấp học: Tin học(10) / GDTH
 Tác giả: Mai Thị Hương
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
 Chức vụ: Giáo viên Tin học
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Giao Châu
 Giao Thủy, ngày 25 tháng 3 năm 2022 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
 Trong những năm gần đây sự phát triển của công nghệ thông tin đang ngày 
càng lớn mạnh, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới đã và đang có ảnh 
hưởng rất lớn đến sự phát triển của các nước. Nó quyết định quốc gia nào sẽ tiếp 
tục phát triển hay sẽ tụt hậu. Vì điều đó mà bản thân tôi nghĩ mình có thể đóng góp 
một phần nhỏ vào sự phát triển của nước nhà. Với vai trò là một giáo viên dạy tin 
học trong trường Tiểu học, tôi mong muốn giúp học sinh có được những thành công 
nhất định ở bậc tiểu học để các em có nền móng vững chắc tạo đà cho các em trên 
các cấp học tiếp theo.
 Trong xu thế phát triển của hệ thống giáo dục hiện nay, môn Tin học đóng 
một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu 
quả giáo dục toàn diện mà còn tạo tiền đề vững chắc cho các em học sinh trên con 
đường hội nhập. Mặc dù vậy, việc triển khai dạy và học môn Tin học vẫn còn gặp 
rất nhiều khó khăn thách thức.
Nhà trường đầu tư phòng máy tính cho học sinh từ nhiều năm trước, các em được 
học môn Tin học ở các khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Trong quá trình dạy học tôi phát 
hiện các em rất thông minh và có hứng thú trong việc học bộ môn này. Tuy nhiên, 
kĩ năng thực hành của các em còn chậm và hiệu quả chưa cao. Qua thực tế đó tôi 
luôn băn khoăn, trăn trở và mong muốn tìm ra biện pháp khắc phục, nâng cao chất 
lượng mỗi giờ thực hành. Chính vì thế mà tôi lựa chọn đề tài “một số biện pháp 
nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học lớp 4” nhằm 
cải thiện được tình trạng nói trên.
 *Mục đích của đề tài: “một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành 
trên máy tính trong môn Tin học lớp 4” được hình thành trên cơ sở thực tiễn nói 
trên, ngoài nâng cao các kĩ năng thực hành Tin học còn giúp hoc sinh:
 Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và trong 
đời sống. Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong 
hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời 
sống xã hội hiện đại.Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công 1.2. Thực trạng của công tác dạy học Tin học ở trường Tiểu học.
 Tin học là vô cùng quan trọng. Trong guồng quay nhanh chóng của công nghệ 
đòi hỏi giáo dục hiện nay phải đem lại cho học sinh tư duy, khả năng sáng tạo, thích 
ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền 
thống không thể đáp ứng. đâu đâu quanh ta, ở hầu hết các lĩnh vực ngành nghề đều 
có sử dụng các sản phẩm của tin học. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương 
chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:
 Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển 
CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã chỉ rõ : “ ứng dụng và 
phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên tring chiến lược phát triển kinh tế xã hội, 
là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các 
nước đi trước”.
 Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, 
đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngàng giáo dục đã chỉ rõ : “Nâng cao nhận thức 
về vai trò của CNTT, ứng dụng và phát triển CNTT trong GD&ĐT sẽ tạo một bước 
chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng 
dạy, học tập và quản lý giáo dục”. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành 
là: tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm 
phổ cập tin học trong nhà trường...
 Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 về việc 
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp 
dụng
 một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào 
dạy và học.
Chỉ thị số: 3398 /CT-BGDĐT của bộ giáo dục đào tạo ngày 11/8/2011 chỉ rõ một 
trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là “ Tăng cường ứng dụng công nghệ 
thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục ”. Đặc 
trưng của môn Tin học là lí thuyết gắn liền với thực hành, do vậy bên cạnh việc 
cung cấp lí thuyết cho học sinh còn phải hướng dẫn các em kĩ năng thực hành, ứng 
dụng tin học vào học tập và cuộc sống. Môn tin học lớp 4 được thiết kế xen kẽ giữa điều kiện cơ sở vật chất phòng máy của từng trường.
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học ở trường Tiểu học còn quá ít. 
Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
* Học sinh
 Đa số HS không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của HS chưa 
được thành thạo.
 Đây là môn học tự chọn nên một số HS chưa học nghiêm túc và phụ huynh 
chưa quan tâm.
 Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho HS còn gặp khó khăn do HS 
không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp
 Học sinh còn quen phong cách chờ đợi học sinh hướng dẫn từng thao tác, 
từng nhiệm vụ học tập, rất khó quen với tài liệu tự học.
 Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêu cầu chưa 
hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc dẫn đến hiệu quả thảo luận trong các 
nhóm chưa cao.
 Một số học sinh ( nhóm trưởng) không đủ mạnh dạn để đặt các câu hỏi gợi 
mở cho các bạn trong nhóm, chưa đủ tự tin để bảo nhau điều hành hoạt động nhóm.
 - Sĩ số học sinh trong một lớp đông, máy tính cũ lại hay bị hỏng, vì thế các em 
 phải ngồi 2 người một máy và thay ca thực hành nên thời gian thực hành trong 
 một tiết học chưa đảm bảo.
 Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát chất lượng đầu năm học
2020 -2021 đối học sinh khối 4 thông qua giờ dạy lí thuyết và thực hành. Kết quả 
thu được:
 Trước khi thực hiện đề tài
Mức độ thao tác LỚP 4A LỚP 4B
 Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ %
Thao tác nhanh, đúng 10/39 23,3 10/40 28,2
Thao tác đúng 15/39 33,3 16/40 37,5
Thao tác chậm 9/39 26,7 9/40 21,9
Chưa biết thao tác 5/39 16,7 4/40 12,4
 Nhìn vào kết quả thu được giáo viên vô cùng trăn trở vì tỉ lệ học sinh hoàn 
thành tốt chưa cao, học sinh chưa hoàn thành vẫn còn . Làm thế nào để nâng cao đồng thời, hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ 
thể.
Biện pháp 2: Kiểm tra phòng máy trước giờ dạy
 Trước mỗi giờ thực hành, giáo viên cần đến trước để kiểm tra phòng máy, các 
thiết bị điện, màn hình, cây máy tính, sự hoạt động của máy tính, máy chiếu, các 
bàn ghế ngồi học... đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an toàn với 
tất cả học sinh.
Biện pháp 3: Điều hành tổ chức giờ dạy
 Điều quan trọng trong tiết thực hành là giáo viên phải tổ chức và điều khiển 
các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất nhà trường 
không đảm bảo 1 máy/1 học sinh, giáo viên nên chia lớp thành hai nhóm thực hành. 
Bước này vô cùng quan trọng, bởi vì học sinh thường hay mất trật tự trong các giờ 
thực hành. Với việc chia nhóm, học sinh nhóm sau có thể quan sát các bạn nhóm 
trước thực hành và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ 
của giáo viên. Tuy nhiên, để thực hành theo nhóm hiệu quả, buộc giáo viên phải 
lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Vì vậy, 
giáo viên cần xác định đúng mức nội dung thực hành, phải vừa sức với học sinh, 
thuộc nội dung học sinh đã được nghiên cứu, dễ tổ chức thực hiện trong điều kiện 
trang bị máy tính hiện có của nhà trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh các kỹ 
năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu bằng máy chiếu cho học sinh quan 
sát. Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực 
hoạt động; đồng thời quan sát, theo dõi và bổ trợ học sinh khi cần. Phát hiện những 
nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh kịp thời, chỉ trợ giúp, 
tránh đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Giáo 
viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện một thao tác giúp các em rèn luyện và 
nâng cao kỹ năng thực hành.
Biện pháp 4: Chia nhỏ nội dung bài tập thực hành
 Một số bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, giáo viên có thể chia nhỏ 
ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho học sinh thực hành theo Giáo viên có thể chia nhỏ thành các yêu cầu sau:
 Dùng công cụ □ vẽ hai bức tường nhà, ô cửa sổ, ô cửa ra vào
 Dùng công cụ \ vẽ mái nhà, con đường, đường viền xung quanh
 Dùng công cụ â vẽ cây xanh
 Dùng công cụ tô màu theo mẫu
 Các bài tập không quá dài mà được nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, 
 ngoài ra giáo viên có thể kết hợp với kiến thức của bài học trước hoặc liên hệ với 
 môn học khác.
 Ví dụ: Khi thực hành vẽ hình vuông, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ theo 
mẫu sau: Học sinh thực hành theo cặp
 Trong hai bạn này sẽ có một học sinh khá, giỏi kèm một học sinh yếu. Khi 
thực hành thì học sinh giỏi sẽ làm mẫu trước và bạn còn lại làm theo dưới sự giúp 
đỡ của bạn bên cạnh.
Biện pháp 6: Có phần thưởng để khuyến khích học sinh
 Trong môn Tin học Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm, các trò chơi để 
treo thưởng, khuyến khích cho học sinh có đọng lực học tập. Ví dụ nhóm nào hoàn 
thành bài trước thời gian quy định thì sẽ được chơi các phần mềm trong máy tính 
hoặc vào xem mạng internet... Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh tập trung vào 
làm bài và hoàn thành sớm yêu cầu của giáo viên. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, các học sinh thực hành tin học 
chưa mấy hứng thú,vừa làm vừa chơi, đa phần các em làm cho có bài. Từ sau khi 
áp dụng tôi nhận thấy nhiều học sinh đã có thái độ yêu thích môn học hơn, Thao 
tác thành thạo, đúng chuẩn, biết vận dụng môn tin học vào trong học toán, tiếng 
việt và đặc biệt hơn là xây dựng cho các em tác phong hoạt động nhóm .
 Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm 
tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Tôi tin rằng nếu áp dụng 
biện pháp này ở những giờ học bộ môn của các khối lớp khác thì cũng sẽ đem lại 
những hiệu quả rõ rệt, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc sống hàng 
ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng môn học. So với năm học trước thì 
số học sinh thao tác nhanh, thao tác đúng đã tăng rõ rệt, số học thao tác chậm, chưa 
biết thao tác giảm đáng kể.
 * Kết quả thu được trước khi thực hiện : Đầu năm học 2020 - 2021
 4B
 ■ Thao tác nhanh đúng ■ Thao tác nhanh đúng
 - Thao tác đúng - Thao tác đúng
 - Thao tác chậm ■ Thao tác chậm
 ■ Chưa biết thao tác ■ Chưa biết thao tác
Cuối kì kì I kết quả thu được sau khi thực hiện :
 4B ■ Thao tác nhanh 
 ■ Thao tác chậm
 ■ Chưa biết thao tác
 đúng
 - Thao tác đúng
 Qua IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOĂC VI PHẠM BẢN QUYỀN
 Tôi cam kết nội dung sáng kiến không sao chép, không vi phạm bản quyền 
mọi thông tin nêu trong báo cáo là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền 
sở hữu trí tuệ của người khác, biện pháp trên tôi chưa sử dụng lần nào và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong báo cáo.
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 (Ký tên)
 MAI THỊ HƯƠNG

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_tiet_thuc_hanh_tren.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học Lớp 4.pdf