SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở Lớp 4
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4 - Môn tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4, bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình thay đổi kỹ năng sống vào môn tập làm văn, môn đạo đức, khoa học, nên bản thân cần phải nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh. Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên trí thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên khoáng sản là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố: Thông tin- Trí thức trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Khoa học- Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất và trực tiếp. Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là máy tính cá nhân và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất. Với sáng kiến này mục đích nghiên cứu chính là tìm phương pháp tổ chức thích hợp nhất trong quá trình dạy các dạng bài tập làm văn. Từ đó vận dụng linh hoạt vào hướng dẫn rèn kỹ năng làm các dạng bài tập làm văn miêu tả cho học sinh một cách hiệu quả nhất. 2. Nhiệm vụ của sáng kiến: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. ngữ cần đến văn để nói nên ý nghĩa. Văn là nghệ thuật của ngôn từ, văn là cái đẹp, có người lại nói văn học là nhân học, văn học là tình cảm, đạo đức lý tưởng, là tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và con người. Văn có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc. Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm 68 tiết, trong đó văn miêu tả chiếm 38 tiết gồm các mảng kiến thức sau: - Thế nào là miêu tả? - Quan sát để miêu tả cho sinh động. - Trình tự miêu tả ( Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối... ). - Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả ( Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối...) - Các kiến thức trên được cụ thể hóa thành hai loại bài. Đó là, loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở để viết sáng kiến: Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 4, văn miêu tả chiếm 30/62 tiết Tập làm văn của cả năm học. B ao gồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Như vậy, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài miêu tả ( kể cả tả cảnh và tả người ở lớp 5 ) đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Lấy học trò làm trung tâm, còn thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy. Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo thật là ít. Hầu hết khi miêu tả các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, di ễ n đạt ý thì lủng củng . . . Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng. Xuất phát từ cơ sở mang tính lý luận và thực tiễn như trên, nhằm đáp ứng nhu cầu: ‘ ‘Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay. Giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn. Tôi quyết định chọn đề tài: ‘ ‘Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả với cái chân thật". Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của ngườu viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "B ịa" một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi. Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được: trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, đây là một trong những miêu tả trong sinh học, địa lý . . . và các thể loại văn khác. Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn. - Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp và giải pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết. Muốn một bài văn hay, có "hôn", có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp, Chính vì vậy giáo viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn khác hay trong những buổi nói chuyện trong các tiết sinh hoạt. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm. - Khi làm một bài văn miêu tả về con mèo chúng ta cần miêu tả: - Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng ngọc. Giáo viên hỏi: Em nào nhận xét cách đặt câu hỏi của bạn? Học sinh có thê nhận xét: bạn đã sử dụng biện pháp so sánh đê so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác đê miêu tả cái đuô i của chú mèo sao cho sinh động hơn: - Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm chiêu nhìn và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên. - Hay: Cái đuôi dài trắng điêm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân thon B ài văn không thể thiếu phần mở bài và kết bài, những phần này thường thu Hút người đọc, người nghe chú ý cách đặt vấn đề và cách cảm nghĩ về vấn đề mà người trình bày. Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh xây dựng một đoạn văn mở bài và kết bài là rất cần thiết. - Đoạn văn mở bài: Có hai cách mở bài mà học sinh được học đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Không nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở bài theo cách nào để cho các em tự chọn cho mình cách mở bài hợp lý nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu b ằng những câu thơ, những câu hát, . . . nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề, không lan man, xa đề, không rườm ra. Giáo viên có thể cho học sinh làm việc nhóm đôi hoặc cá nhân tự nêu cách vào bài của mình, sau đó cho các bạn nhận xét. Chẳng hạn với bài tả con mèo, một học sinh mở bài:''Hè vừa rồi, mẹ em đi chợ mua được một con mèo tam thể. Chú ta là thành viên thứ năm của gia đình em, nay đã được bốn tháng." - Giáo viên nêu câu hỏi: Đây là cách vào bài nào?( trực tiếp) - Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh nêu cách mở bài khác sinh động hơn:" Nhà em đã từ lâu không có một chú chuột nào dám bén mảng tới vì có một chú lính gác cừ khôi, đó chính là chú Mướp. Mướp ta đã được một năm tuổi, nó thật hiền dịu nhưng cũng thật tinh nhanh, nó như người bạn thân của em." Hay với đề bài miêu tả cây đa cổ thụ nơi làng quê, học sinh mở bài như sau: "Ở đầu làng em có một cây đa cổ thụ nó dễ phải bằng trăm năm tuổi. Cả làng gọi đó là cây đa ông Đài , vì ông Đài là người trồng ra nó, nhưng ông Đài là ai, sống và chết từ bao giờ thì cả làng không ai nhớ cả." Học sinh khác lại viết:"Từ bến đò phía xa em đã nhìn thấy làng em. Phải qua một cánh đồng bao la, một con đường liên xã dài hơn hai cây số, em đã nhìn thấy làng quê yêu dấu: Cây đa cổ thụ in bóng xanh thẫm trên bầu trời. Mỗi lần đi xa về, em cảm động tưởng như cây đa làng quê đang giơ tay vẫy chào, đón đợi." Từ các cách mở bài khác nhau các em nhận x ét và tìm ra ý đúng, ý hay để mở bài một cách hợp lý nhất. - Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong bài văn nhưng lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết em bắt trước, sao chép, dễ tạo cho các em cách làm văn sáo rỗng, na ná như nhau mà nên đưa ra những đoạn văn miêu tả những tác giả khác nhau. Cùng trong một tiết học, có thể đưa ra nhiều đoạn văn miêu tả toàn diện, phong phú hơn và từ đó các em sẽ biết chắt lọc, tìm tòi những chi tiết đặc sắc, học tập được các câu, các từ hay, cách diễn đạt hợp lý cho bài làm của mình. - Khi đưa ra các đoạn văn mẫu cần phải phân tích, đánh giá để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong từng đoạn văn, giúp học sinh nhận rõ nội dung miêu tả, sự khác biệt trong miêu tả và nét đặc sắc trong bài văn. - Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài: Tất cả những công việc, từ những việc làm thông thường hàng ngày đến việc nghiêm túc đều thực hiện theo một chu trình nhất định, bắt đầu từ việc lập kế hoạch đến việc triển khai thực hiện kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kết quả bỏ qua bất cứ khâu nào trong các khâu trên, nhất là các khâu kiểm tra, đánh giá: có kiểm tra đánh giá thì mới có thể biết được những ưu, khuyết điểm trong công việc đã thực hiện, để điều ch nh cho những việc tiếp theo. - Dạy tập làm văn cũng không nằm ngoài chu trình chung đó. Mỗi loại bài thường dành một tiết kiểm tra để học sinh thực hành viết văn, quá trình thực hành ấy cần được xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm thật cẩn thận, nghiêm túc thì mới có tác dụng rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện tiết trả bài chính là thực hiện khâu cuối cùng "kiểm tra, đánh giá "nhằm mục đích giúp học sinh hiểu được những nhận x t chung của giáo viên và kết quả bài viết của cả lớp để liên hệ với bài làm của mình giúp học sinh biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của các bạn, từ đó học sinh có thể học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. Với mục đích như vậy thì tiết trả bài không thể làm qua loa đại khái, càng không thể bớt xén thời lượng. - Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành các trình tự như trong sách bài soạn đã hướng dẫn, giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau phần giáo viên nhận xét chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo cách dễ dàng và chất lượng dạy học chắc chắn sẽ được nâng cao. 3. Các giai pháp biện pháp thực hiện. 1- Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp: Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả. Ở tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. 2- Với đặc trưng của môn “Tập làm văn ” cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng làm các bài “Tập làm văn” cho học sinh lớp 4. Tôi đã nghiên cứu và đi sâu vào một số vấn đề sau: 1. Nắm vững kiến thức cần ghi nhớ ở môi bài. 2. Nghiên cứu kĩ nội dung cần giảng dạy. 3. Tổ chức giảng dạy theo trình độ học tập của học sinh. 4. Cung cấp một số mẹo để học sinh dễ nhớ bài. 5. Thiết kế trò chơi để củng cố bài và gây hứng thú học tập cho học sinh. 6. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng chuẩn KTKN của môn học. Còn đối với học sinh, trước hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau: 1. Đọc thật kỹ đề bài. 2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm. 3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lợt từng yêu cầu của đề bài. 4. Kiểm tra đánh giá. Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đề ra từng bước hướng dẫn các phương pháp rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài “Tập làm văn ”. Muốn học sinh làm bài một cách có hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là bước quan trọng cho cả giáo viên và học sinh. Mỗi dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức riêng.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_phuong_phap_day_tap_lam_van_mi.docx