SKKN Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn Lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh

doc 21 trang lop4 20/11/2023 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn Lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn Lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh

SKKN Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn Lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh
 A. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 Học môn Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối 
thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng sự 
phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và các môn khác, những kiến thức 
của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi 
tìm hiểu khám phá nghiên cứu kho tàng tri thức vô tận của loài người. Mỗi 
bài văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước một đề bài. 
Do đó có thể nói, việc học văn làm văn giúp các em bộc lộ rõ nét nhất, trọn 
vẹn nhất những suy nghĩ riêng, tính sáng tạo, thể hiện chân thực về con 
người mình. Vì thế việc dạy và học Tập làm văn luôn cần có sự đổi mới. Bản 
thân tôi đang là giáo viên đứng lớp giảng dạy, đón nhận đưa kỹ năng sống 
vào môn Tập làm văn nên cần nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của 
mình với học sinh.
 Năm học 2015 -2016, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm giảng dạy lớp 4, 
tôi nhận thấy một số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp 
với hoàn cảnh và đặc biệt là thiếu ý. Mặt khác học sinh Tiểu học còn ham 
chơi, khả năng tập trung chưa cao, chưa có những quan sát tinh tế, năng lực 
ngôn ngữ chưa phát triển tốt, chưa thực sự biết cách diễn đạt điều muốn tả. 
Các em còn khá e ngại, rụt rè, ngại phát biểu dẫn đến hiệu quả học tập chưa 
cao. Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học tập làm văn theo hướng phát 
huy tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là hết sức cấp thiết.
 Tuy nhiên, dạy Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với trình độ học 
sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ để tìm biện pháp giúp học sinh 
học Tập làm văn tốt nhất. Tôi xin đề xuất: "Kinh nghiệm dạy văn miêu tả 
của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực 
trong hoạt động nhận thức của học sinh". 
2. Mục đích nghiên cứu.
* Giúp học sinh: - Rèn kĩ năng quan sát tìm ý, lập dàn ý.
-Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, 
mạch lạc; Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình yêu mến, gắn bó biết trân trọng những gì xung quanh 
- Học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chủ động chiếm lĩnh kiến thức; ứng dụng 
thành thạo các tri thức đã lĩnh hội được vào trong cuộc sống; biết làm tốt một 
bài văn miêu tả; có tiền đề tốt để viết văn miêu tả lớp 5.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Nghiên cứu dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo 
hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo.
- Điều tra khảo sát thực tế.
- Sử dụng các phương pháp khác: Phân tích ngôn ngữ, so sánh đối chiếu, 
thống kê và xử lý các số liệu thu được.
 B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2. Thực trạng việc giảng dạy Tập làm văn của giáo viên: 
a- Thuận lợi:
- Sự chỉ đạo, chuyên môn của phòng giáo dục, trường, tổ chuyên môn có vai 
trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập 
làm văn. 
- Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thảo đã có nhiều giáo viên thành 
công khi dạy Tập làm văn. 
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng: Ti vi, đài, sách, báo... giáo viên 
tiếp cận với phương pháp đổi mới khi dạy Tập làm văn thường xuyên hơn. 
b- Khó khăn:
 Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người 
giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú cần phải có vốn sống thực 
tế, người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. 
Biết gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các 
em nói viết thành văn bản, ngôn ngữ quả không dễ. 
3. Thực trạng việc học phân môn Tập làm văn của học sinh.
a- Thuận lợi: 
- Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung 
phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, trang thiết bị 
dạy học hiện đại, hấp dẫn học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em.
- Các em đã được học chương trình thay sách từ lớp 1, đặc biệt là ở lớp 2, 
lớp 3 các em đã nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn 
như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo lập ngôn bản, kỹ năng kể chuyện miêu tả. 
Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 4- thể loại văn 
miêu tả đạt kết quả cao.
b- Khó khăn:
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, 
mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. 
- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến 
việc tiếp thu bài học. 
- Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành 
độc lập. Cụ thể là: Các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính 
sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn, 
cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. 
- Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy 
móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình. 
Ví dụ: Phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình.
- Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu 
tả, nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài 
làm của các em còn viết theo một lối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm 
xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu 
từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa.
Tóm lại: Mặc dù học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn Luyện và kết luận. Thường thì học sinh còn hạn chế tiếp thu vấn đề tôi gọi trong lúc 
này là để các em có thể trình bày ngắn gọn các ý khi sai sót, ngoài những nụ 
cười cởi mở giáo viên chỉ nên nhẹ nhàng sửa sai và động viên cho các em 
này.
 Ở phần thân bài, tôi thường phân nhóm 4 cho các em thảo luận theo dàn ý 
chi tiết, các em nối tiếp, hỗ trợ nhau thực hiện:
 + Phần bao quát chung.
 + Phần chi tiết từng bộ phận.
 + Phần hoạt động liên quan.
Ví dụ: Tả về đồ vật: “Tả chiếc cặp sách”. 
 Yêu cầu thảo luận phần thân bài sau đây:
+ HS1: Tả bao quát, hình dạng, màu sắc, chất liệu của cặp?
+ HS2: Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật: Các bộ phận bên ngoài của cặp? 
(mặt cặp, nắp cặp, quai xách, dây đeo, khóa); Xoa lên da cặp em có cảm giác 
gì?(trơn, nhẵn, ram ráp,...) .....
+ HS3: Tả bên trong cặp có mấy ngăn ? Mỗi ngăn đựng gì? 
+ HS4: Em có thích cái cặp của em không? Tại sao? Em dùng cặp, giữ gìn 
cặp như thế nào?
 Sau khi thảo luận xong một nhóm học sinh trình bày:
+ HS1: Cặp hình chữ nhật, làm bằng vải giả da, màu tím, nắp màu đen. Dài 
hơn hai gang tay của em, rộng khoảng một gang rưỡi. Cặp có nhiều màu rất 
đẹp.
+ HS2: Ở phía trên cặp có quai xách thật êm tay. Sau lưng là hai quai đeo. 
Hai ổ khóa bằng sắt, mỗi khi đóng hoặc mở nghe “tách, tách” rất vui tai. 
Ngoài mặt cặp có in hình chú chó đốm rất đẹp.
+ HS3: Phía bên trong có ba ngăn. Ngăn lớn đựng sách, ngăn thứ hai đựng 
bảng con, đồ dùng khác , ngăn thứ ba nhỏ nhất đựng bút, thước, và các đồ 
dùng như: áo đi mưa, chai nước, 
+ HS4: Chiếc cặp giúp em đựng sách vở không bị rơi rớt và không bị mưa 
ướt.
Biện pháp 2: Tạo động cơ học văn miêu tả cho học sinh.
 Công việc đầu tiên của dạy học Tập làm văn là tạo ra được động cơ, 
nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết). 
Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn bậc Tiểu học, mở rộng vốn sống, rèn 
luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách 
cho học sinh. Trong đó, học văn miêu tả góp phần phát triển tư duy hình 
tượng của trẻ được rèn luyện phát triển nhờ biện pháp so sánh, nhân hóa... 
khi miêu tả. Nhưng làm thế nào để thực hiện được những nhiệm vụ trên mà 
không biến các em thành những “thợ” viết văn? Vậy ta cần kích thích các em 
yêu văn và có nhu cầu viết văn. Trước hết hãy tạo tình huống khiến các em 
háo hức khám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả. Ví dụ: Tôi hướng dẫn 
cho học sinh quan sát bức tranh cây phượng đang ra hoa đỏ rực và hỏi: Quan 
sát tranh em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà nhà thơ Xuân Diệu đã ví "như 
muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau."
 Học sinh sẽ phân tích tìm đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó * Đảm bảo yêu cầu quan sát đối tượng miêu tả:
 - Quan sát tổng thể đối tượng, chú ý cả ở trạng thái động và tỉnh. Quan 
sát bằng tất cả các giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác, cảm giác.....
 - Nếu tả cảnh: cần quan sát tỉ mỉ từng phần(bộ phận) của cảnh theo 
trình tự hợp lí (Ví dụ: Từ ngoài vào trong, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ 
phận thứ yếu), hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (Ví dụ: sáng, trưa, 
chiều, tối).
3.1. Tả theo trình tự không gian 
 Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại. Tả từ 
xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải  hoặc 
ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả loài vật, cảnh vật, 
đồ vật, cây cối, tả cảnh nói chung.
a. Tả từ dưới lên trên: 
 Ví dụ: "Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành 
khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành”.
 ( Rừng hồi xứ Lạng, Tô Hoài )
 Tác giả quan sát và tả rất tinh tế về cây hồi, rồi quả hồi và cuối cùng là lá 
hồi theo trình tự dưới lên trên. Dùng lối miêu tả tĩnh với những tính từ ( 
thẳng, cao, tròn xoe, giòn, dễ gãy ), dùng cách nói nhân hoá quả hồi phơi 
mình làm cho sự miêu tả thêm gần gũi, sinh động.
b. Tả từ ngoài vào trong
 Ví dụ: "Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó bằng tre 
già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cũng tỉnh táo để 
nghe ngóng. Cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng có nhiều, 
ken vào nhau".
 (Cái cối tân, Tiếng Việt 4 tập 1)
c. Tả từ xa đến gần.
 Ví dụ: "Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim 
cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti 
đen ngòm trên da trời. Càng đến gần, những đàn chim bay đen kịt trời Mỗi 
lúc tôi càng nghe tiếng chim kêu náo động như tiếng xúc những rổ đồng 
tiền"
 (Trích Đất rừng Phương Nam, Đoàn Giỏi)
3.2. Tả theo trình tự thời gian.
 Quan sát diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ 
mùa này sang mùa khác, từ tháng này sang tháng khác Cái gì xảy ra trước 
(có trước) thì miêu tả trước, cái gì xảy ra sau (có sau) thì tả sau. Trình tự này 
thường được vận dụng trong bài văn tả cảnh vật, hiện tượng tự nhiên (tả 
cảnh) hay tả cảnh sinh hoạt của người.
 Ví dụ: " Buổi chiều, xe dừng lại một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện 
vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng 
hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của 
phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt"
 ( Đường đi Sa Pa, Nguyễn Phan Hách, TV4, tập 2 )
3.3. Tả theo trình tự tâm lý: buổi nói chuyện trong các tiết sinh hoạt. 
 Tôi hướng dẫn học sinh theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ 
yêu cầu học sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử 
dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình 
ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.
* Khi làm một bài văn miêu tả con mèo chúng ta cần miêu tả:
 - Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng mọc.
 Tôi hỏi: Em nào nhận xét cách đặt câu của bạn? Học sinh có thể nhận xét: 
bạn đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng 
ngọc.
 Tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả cái đuôi của 
chú mèo sao cho sinh động hơn:
- Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm chiêu 
nhìn và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên.
- Hay: Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân 
thon dài mềm mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu.
 Như vậy cùng là miêu tả về bộ lông của chú gà trống, cái đuôi của chú mèo 
nhưng những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những 
từ gợi tả, gợi cảm như các câu trên thì hiệu quả khác hẳn, ta thấy miêu tả như 
vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người 
nghe.
Biện pháp 5: Giúp học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và làm giàu trí tưởng 
tượng của các em trong làm văn miêu tả.
 Muốn lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có 
hình ảnh, học sinh phải có vốn từ phong phú. Do vậy, tôi cần giúp học 
sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em 
trong làm văn miêu tả: Tích luỹ vốn từ - Vốn từ được tích luỹ từ nhiều 
nguồn: giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình 
truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp; Ghi chép khi 
được nhận các từ ngữ dùng để miêu tả theo các chủ đề, cụ thể như: 
Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn; 
khẳng khiu; xum xuê; rực rỡ; đo đỏ; Các từ thường dùng trong miêu 
tả đồ vật: tròn xoe, nhỏ nhắn, Các từ thường dùng trong miêu tả 
con vật: tinh nhanh, rón rén, oai vệ, Các từ miêu tả đó thường là 
những từ láy, gợi lên hình ảnh, âm thanh,  để miêu tả cho sinh động. 
Giúp học sinh làm giàu thêm trí tưởng tượng: Tưởng tượng trong 
miêu tả rất quan trọng. Có tưởng tượng mới có hình ảnh hoàn chỉnh 
về đối tượng miêu tả. Tưởng tượng như một sự hình dung về đối 
tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ hiện ra rõ nét hơn, cụ thể 
hơn, gần gũi hơn. Tưởng tượng giúp ta thấy được nét đặc sắc của đối 
tượng, thấy được những điểm tương đồng với đối tượng khác, thấy 
được mối quan hệ của đối tượng với sự vật hiện tượng xung quanh, 

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_van_mieu_ta_cua_phan_mon_tap_lam_van_lo.doc