SKKN Giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy và học cách mở bài gián tiếp trong phân môn Tập làm văn Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy và học cách mở bài gián tiếp trong phân môn Tập làm văn Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy và học cách mở bài gián tiếp trong phân môn Tập làm văn Lớp 4
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN KHI DẠY VÀ HỌC CÁCH MỞ BÀI GIÁN TIẾP TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 4 tiểu học. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 08 năm 2018 đến ngày 30 tháng 5 năm 2019. 4. Tác giả: Họ và tên : Nguyễn Thị Chi Năm sinh : Ngày 13 tháng 03 năm 1979. Nơi thường trú : Phố 3, thị trấn Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm. Chức vụ công tác : Phó hiệu trưởng Nơi làm việc : Trường Tiểu học TT. Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định. Địa chỉ liên hệ : Trường Tiểu học TT. Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định. Điện thoại : 0847973268 5. Đồng tác giả (nếu có): 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị : Trường Tiểu học TT. Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định. Địa chỉ : Trường Tiểu học TT. Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định. Điện thoại : 0228.3871917 PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trong những năm giảng dạy Tiếng việt lớp 4, bản thân tôi hiểu rõ những khó khăn, vướng mắc khi dạy học sinh viết mở bài gián tiếp cho các thể loại văn trong chương trình. Trong ba năm làm cán bộ quản lý, theo dõi chất lượng môn Tiếng việt lớp 4 cụ thể là chất lượng các bài viết văn của học sinh, tôi nhận thấy có đến 80% học sinh làm văn với lối mở bài trực tiếp đơn giản, ít dụng công, dập khuôn dẫn đến sự đơn điệu, nhàm chán khi bắt đầu đọc bài văn. Nguyên nhân chắc chắn không phải từ phía học sinh bởi nếu như mở bài trực tiếp được cho rằng rất phù hợp với học sinh trung bình và yếu thì học sinh khá, giỏi hoàn toàn có thể viết được những đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn thêm phong phú, hấp dẫn. Để đánh giá một cách khách quan, tôi tiến hành phỏng vấn giáo viên và học sinh với một số câu hỏi như sau: * Câu hỏi phỏng vấn giáo viên: Câu hỏi Kết quả trả lời Câu 1: Khi đọc một bài văn, mở bài theo - 100% giáo viên trả lời mở bài gián tiếp kiểu nào mang lại cảm xúc hơn? Câu 2: Khi viết văn, bao nhiêu phần - 20% học sinh viết mở bài gián tiếp trăm học sinh trên lớp viết mở bài gián - 80% học sinh viết mở bài trực tiếp tiếp? - 100% giáo viên: mở bài trực tiếp ngắn gọn, dễ viết, không mất thời gian, vẫn Câu 3: Vì sao đa phần học sinh chọn đạt yêu cầu. Mở bài gián tiếp khó viết, cách viết mở bài trực tiếp? mất thời gian suy nghĩ, chỉ dành cho học sinh giỏi. Câu 4: Nguyên nhân nào gây khó khăn - Nội dung thiết kế trong sách chỉ có một khi hướng dẫn học sinh cách viết mở bài mở bài mẫu cho mỗi thể loại, phần khái gián tiếp? niệm rất chung chung: “nói chuyện khác rồi dẫn vào giới thiệu sự vật định tả”. - Giáo viên không có tài liệu tham khảo thêm, không có thời gian để tìm tòi sáng tạo thêm nên chủ yếu cho học sinh dựa vào một mở bài mẫu trong sách. - Về nội dung sách giáo khoa và sách hướng dẫn: Trong sách chỉ đưa ra một khái niệm chung chung về mở bài gián tiếp sau khi phân tích hai ví dụ cho hai kiểu mở bài: mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi dẫn vào câu chuyện/ giới thiệu đồ vật/ cây cối định kể, tả. Cả giáo viên và học sinh đều khó khăn với cụm từ “ nói chuyện khác” trong phần ghi nhớ. Cách nói đó rất chung chung, mơ hồ, gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh khi dạy và học. Với những khó khăn về áp lực điểm số, khó khăn về nhận thức, khó khăn về nội dung được thiết kế trong sách nên khi tổ chức dạy học, giáo viên chỉ có một giải pháp là cho học sinh đọc hai dạng mở bài mẫu trong sách hướng dẫn, phân tích điểm khác nhau giữa hai cách mở bài, rút ra quy tắc và cho học sinh dựa theo một cách mở bài mẫu đó để viết mở bài nên học sinh có viết được thì cũng là dập khuôn, không có sự sáng tạo và đa số các em chọn cách viết mở bài trực tiếp. Cách làm này vô hình chung góp phần tạo nên sự dễ dãi, cẩu thả cho các thế hệ học sinh, các em mất đi sự sáng tạo khi sáng tác văn chương, không bồi dưỡng được tình yêu văn học cho các em, hạn chế khả năng học tập lên khối lớp trên. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Từ những kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng dạy và học, tìm hiểu được những khó khăn, xác định nguyên nhân chính dẫn đến khả năng viết mở bài gián tiếp của HS còn hạn chế, tôi đã đưa ra một số giải pháp giúp giáo viên và học sinh tháo gỡ khó khăn khi dạy và học cách viết mở bài gián tiếp như sau: 2.1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của giáo viên Chúng ta đã nói rất nhiều về vấn đề thay đổi nhận thức trước khi muốn đạt tới mục tiêu. Thay đổi hay không thay đổi luôn là một cuộc đấu tranh trong chính mỗi con người. Con người có tính thích nghi cao nên hay tạo ra nền nếp, thói quen sinh hoạt và làm việc. Khi đã trở thành thói quen thì rất khó có thể thay đổi và luôn có thái độ hoài nghi, bất hợp tác thậm chí là kháng cự khi được yêu cầu hay bắt buộc phải thay đổi. Đối với việc giảng dạy của giáo viên cũng vậy, với cách tư duy, phương pháp và thói quen dạy học cũ trong việc dạy một kiến thức khó như mở bài gián tiếp thì việc thay đổi đối với giáo viên càng khó. Vậy thay đổi nhận thức của giáo viên bằng cách nào để đạt được mục tiêu: học sinh phải có kỹ năng viết được mở bài gián tiếp, có những mở bài ấn tượng, kích thích khả năng sáng tạo của các em. Tôi tiến hành tổ chức trao đổi chuyên môn về chuyên đề “Dạy mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả lớp 4”. Các nội dung trao đổi trong cuộc buổi sinh hoạt: Ta có thể cụ thể cho học sinh một số cách bắt đầu như sau: - Cách 1: Bắt đầu bằng việc kể về hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của sự vật . VD1: Ngày mới vào lớp 1, em háo hức cùng mẹ đi chợ sắm sửa bao nhiêu là thứ: nào sách vở, bút mực, áo quần nhưng có một thứ mà em đặc biệt yêu thích đó chính là chiếc cặp sách có hình Doremon. (Đề văn tả một đồ vật mà em yêu thích - thể loại tả đồ vật) VD2: Không bao giờ em quên kỷ niệm được cùng ông đi hội chợ xuân năm đó. Sau khi thỏa sức với các trò chơi, ông bảo: “Bây giờ, ông cháu mình đi tìm mua một cây mang về trồng để rước lộc xuân vào nhà nhé!”. Ông đã chọn cây hồng xiêm mang về trồng ở góc vườn. Mới đó mà cây đã được ba năm rồi. (Đề văn tả về một cây trong vườn nhà em - thể loại tả cây cối) VD3: Chủ nhật tuần trước, gia đình em về quê ăn giỗ. Vừa bước vào sân, em đã nghe tiếng chào khách vô cùng dễ thương: “Chào khách! Chào khách!”. Thì ra là tiếng chào của chú vẹt có bộ lông màu xanh vô cùng xinh xắn. (Đề văn tả con vật mà em yêu thích – thể loại tả con vật) - Cách 2: Bắt đầu bằng một âm thanh/ một câu nói/ một tiếng gọi. VD1: “Chích chích chích”. Các bạn có đoán được đó là tiếng gì không? Đó chính là tiếng kêu của con chim chích chòe ngày nào cũng đến tìm quả chín trên cây hồng xiêm sau nhà mình đấy. VD2: “Minh ơi, ra đây xem bố có gì nào!”. Nghe giọng bố gọi ngoài sân, tôi đoán chắc có gì hay lắm. Tôi vội vã chạy xuống nhà, lòng đầy háo hức. Ôi, một chú vẹt vô cùng dễ thương, con vật mà tôi ao ước có được bấy lâu nay. (Đề văn tả con vật em yêu thích- Thể loại Tả con vật.) - Cách 3: Bắt đầu bằng một câu thơ/ câu hát/ câu đố. VD1: “Ai trồng cây, người đó có tiếng hátAi trồng cây, người đó có hạnh phúc” Mỗi khi ra vườn chăm cây, em lại nghêu ngao bài bài này và cảm thấy thật hạnh phúc khi thấy cây lớn lên từng ngày. Xem kìa. cây hoa hồng nhung mới trồng mấy tháng mà đã trổ hoa rực rỡ cả một góc vườn. - Cách 4: Bắt đầu nói về những sự vật gần gũi có liên quan đến đối tượng định tả. - Với cách tổ chức dạy - học theo mô hình Vnen, giáo viên vẫn tôn trọng thiết kế các hoạt động với trình tự như sách hướng dẫn, chỉ bổ sung phiếu điều chỉnh cho bài tập 2 của hoạt động thực hành: - Cụ thể: B. Hoạt động thực hành. 1. Viết mở bài theo kiểu trực tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. VD: Vào ngày khai trường, bố mua cho em một chiếc bàn học rất đẹp. 2. Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. (Lúc này giáo viên yêu cầu học sinh dùng phiếu điều chỉnh) PHIẾU HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG HỌC Bài 2 – Hoạt động thực hành – Bài 19B – HDH TV4 tập 2 2. Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. a. Em tham khảo một số cách mở bài gián tiếp sau: + Cách 1: Bắt đầu bằng việc kể về sự xuất hiện của đồ vật. VD: Ngày mới vào lớp 1, em háo hức cùng mẹ đi chợ sắm sửa bao nhiêu là thứ: nào sách vở, bút mực, áo quần nhưng có một thứ mà em đặc biệt yêu thích đó chính là chiếc cặp sách có hình Doremon. + Cách 2: Bắt đầu bằng một âm thanh hoặc tiếng gọi. VD: “Minh ơi, ra đây xem bố có gì nào!”. Nghe giọng bố gọi ngoài sân, tôi đoán chắc có gì hay lắm. Tôi vội vã chạy xuống nhà, lòng đầy háo hức. Ôi, thì ra là một chiếc cặp sách mới tinh mà em đã ao ước bấy lâu nay. + Cách 3: Bắt đầu bằng việc nói về những sự vật gần gũi có liên quan. VD: Hành trang cùng em đến trường là sách vở, bút mực, là phấn trắng, bảng đenNhưng người bạn mà em yêu quý nhất vẫn là chiếc cặp sách mẹ mới mua cho em khi bước vào năm học. - Em thích cách dẫn nào trong các mở bài trên? - Em có thể sáng tạo thêm cách bắt đầu khác không? hướng dẫn nhiều. Giáo viên chỉ khuyến khích, gợi mở thêm để học sinh sáng tạo cách viết mang dấu ấn riêng và quan tâm, giúp đỡ học sinh khỏi lúng túng. 2.3.3. Thể loại tả con vật Đến tuần 32, học sinh đã nắm được nhiều cách dẫn cho phần mở bài gián tiếp qua các bài học về thể loại tả đồ vật và tả cây cối. Về chủ quan, giáo viên có thể không cần thiết phải đưa phiếu điều chỉnh hướng dẫn học. Tuy vậy, tùy thuộc vào tình hình cụ thể, đối tượng học sinh trong lớp mà giáo viên có sử dụng phiếu điều chỉnh hướng dẫn học hay không. PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC Mục 4 - Hoạt động cơ bản – Bài 32C – HDH TV4 tập 2 4.Viết mở bài cho bài văn tả con vật em đã chọn ở bài 32B a. Em có thể tham khảo một số cách mở bài sau: + Cách 1: Bắt đầu bằng việc kể về sự xuất hiện của con vật. VD: Chủ nhật tuần trước, gia đình em về quê ăn giỗ. Vừa bước vào sân em đã nghe tiếng chào khách vô cùng dễ thương: “Chào khách! Chào khách!”. Thì ra là tiếng chào của chú vẹt có bộ lông màu xanh vô cùng xinh xắn. + Cách 2: Bắt đầu bằng một âm thanh/ tiếng kêu/ tiếng gọi. VD: “Minh ơi, ra đây xem bố có gì nào!”. Nghe giọng bố gọi ngoài sân, tôi đoán chắc có gì hay lắm. Tôi vội vã chạy xuống nhà, lòng đầy háo hức. Ôi, một chú vẹt vô cùng dễ thương, con vật mà tôi ao ước có được bấy lâu nay. + Cách 3: Bắt đầu bằng một câu đố/ câu thơ/câu hát. VD: “Con gì ăn no, bụng to mắt híp, mồm kêu ụt ịt, nằm thở phì phò?” Chắc các bạn cũng đoán được đó là con gì rồi phải không? Nhà mình cũng nuôi một chú lợn con rất đáng yêu. Chú mới được 2 tháng tuổi. - Em thích cách bắt đầu nào trong các mở bài gián tiếp trên? - Em có cách khác cho phần mở bài gián tiếp của mình không? 2. Hãy viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả con vật em yêu thích.
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_thao_go_kho_khan_khi_day_va_hoc_cach_mo_bai_g.docx