SKKN Các biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao

docx 26 trang lop4 20/11/2023 2611
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao

SKKN Các biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. ĐIỀU KIÊN HOÀN CẢNH TAO RA SÁNG KIẾN.
 Tiếng Việt của người Việt là một kho báu.Con người dần tìm hiểu,nghiên cứu 
chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa tuổi.Đối với 
học sinh tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu Tiếng Việt dành cho các em, bước đầu có phần 
nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng điều đơn giản đây không phải là “ bình thường” hay “ 
không quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tản để các em thâm nhập vào toàn bộ 
Tiếng Việt nắm hiểu và sử dụng Tiếng Việt như sử dụng kho báu để đạt hiệu quả 
cao.Dạy Tiếng Việt ở bậc tiếu học nói chung và lớp 4 nói riêng, ta cần phải nắm rõ 
nhiệm vụ của từng phân môn. Trong bộ môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn: Tập 
đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện; Tập làm văn.Trong số các phân môn đó thì tập làm 
văn có vị trí rất lớn trong chương trình Tiếng Viêt, góp phần hệ thống lại kiến thức 
tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em, góp phần tích lũy được vốn 
sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động quan sát 
hằng ngày trong cuộc sống.Cần quan sát thường xuyên và quan sát bằng nhiều giác 
quan, đó là yêu cầu quan trọng để có vốn sống phong phú, có cái nhìn về thế giới xung 
quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi ngây thơ,hồn nhiên giàu 
cảm xúc.Ở lớp 4 chương trình Tập làm văn có rất nhiều thể loại. Đối với thể loại văn 
miêu tả là một thể loại gắn liền nhiều nhất với hoạt động quan sát, qua miêu tả về vật, 
về phong cảnh và nhất là tả người, sẽ thể hiện tình cảm chân thật, bộc lộ cá tính năng 
lực, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo cho mỗi học sinh.Để giúp các em đạt 
được điều này, tôi xin giới thiệu đề tài : “CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 
4 VIẾT VĂN MIÊU TẢ ĐẠT KẾT QUẢ CAO.”
 - Thế giới phong phú không chỉ bởi tự bản thân nó, mà còn bởi những cách 
nhìn nhận và tái hiện của mỗi con người...Hiểu biết, nhận xét và cảm thụ sâu sắc về 
thực tế cuộc sống.Đây chính là điều kiện quan trọng để học tập làm văn.
 - Các em khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt bỡ ngỡ kì thú, trong 
sáng,trìu mến và đầy cảm xúc. Những bức tranh miêu tả thiên nhiên và con người của Óc khái quát chưa cao, thường chú trọng đi sâu vào những chi tiết cụ thể, các 
em thiếu khả năng tổng hợp vấn đề.
 Sự nhận biết các biện pháp tu từ trong các bài thơ, đoạn văn còn mơ hồ chưa 
chính xác,việc sử dụng các biện pháp tu từ vào làm văn rất ít, bài văn viết ý còn khô 
khan, nghèo nàn,...
 Trẻ rất giàu khả năng sáng tạo, trong tư duy của mỗi em đều có những sở trường 
riêng. Ở độ tuổi học lớp 4, trẻ em thích tỏ ra mình là người lớn và say mê nghệ thuật, 
ham học hỏi,ham hiểu biết. Luôn hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.Trẻ em thường thể 
hiện nét ngộ nghĩnh và cảm nhận thế giới xung quanh theo cách riêng với trí tưởng 
tượng phong phú.
 Trẻ được sự chăm sóc tốt của gia đình, được giáo dục trong môi trường lành 
mạnh, trong xã hội phát triển, tiến bộ.Học sinh có động cơ học tập đúng đắn và muốn 
tìm tòi thế giới muôn màu , muôn vẻ xung quanh ta.
 *Nguyên nhân:
 Đối với trường tiểu học , đặc biệt là các trường vùng nông thôn, đa số các em 
gặp nhiều khó khăn trong việc học tập.Nhất là bộ môn tập làm văn, luyện từ và câu.Ở 
trình độ các em thì khi nói, viết câu còn cứng nhắc, cấu trúc câu còn rập khuôn,chưa 
thể hiện sự sáng tạo, chưa nắm bắt và sử dụng các biện pháp tu từ khi viết văn nên 
dẫn đến câu văn còn khô khan, ý còn nghèo, bài văn diễn đạt chưa sinh động. Một 
phần do tài liệu sách báo tham khảo dành cho các em còn hạn chế, môi trường học 
hỏi còn đóng khung.
 Trong chương trình tập làm văn lớp 4, văn miêu tả chiếm gần 50% thời lượng 
của cả chương trình,. Điều này cho thấy văn miêu tả chiếm vị trí rất quan trọng trong 
phân môn tập làm văn.Xuất phát từ những thực trạng và lí do như đã nêu, nên tôi chọn 
và nghiên cứu đề tài này.
 *. Giới hạn nghiên cứu đề tài:
 -Học sinh lớp 4D, trường tiểu học Giao Châu.
 -Bộ môn Tiếng Việt cùng một số môn học khác trong chương trình lớp 4. 1
 2. Thân bài: Hình dáng bên ngoài:Gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng 
tròn.
 -Bộ lông màu trắng mịn như bông.
 -Hai mắt: đen láy
 -Trên cổ thắt một cái nơ màu đỏ chói.
 -Tay chân đang đưa về phía trước như đang tập thể dục
 3. Kết luận :Em yêu gấu bông, ôm gấu bông em rất thích.
 Từ dàn bài này, HS tham khảo và sẽ viết được bài văn tả chú gấu bông.
 * Hay đối tượng miêu tả là một cây có bóng mát.
 Giáo viên dặn học sinh về nhà quan sát cây có bóng mát. Đến lớp ,GV tổ chức 
cho các nhóm học tập học ngoài trời-Các em tùy chon một cây có bóng mát và quan 
sát ( nhóm trưởng hướng dẫn các bạn quan sát ). Các em vừa quan sát, thảo luận, đưa 
ra ý kiến, đúc kết những ý kiến hay (mỗi em có ghi chép đầy đủ các chi tiết quan 
sát).Kiểm tra xem :-Trình tự quan sát của em có hợp lí không?
 -Em đã quan sát bằng những giác quan nào? * Trong những trường hợp, giáo viên không thể tổ chức học sinh quan sát trực 
tiếp bằng vật thật, bằng sự tham quan trực tiêp, thì ngoài việc dặn học sinh về nhà 
quan sát, giáo viên và học sinh phải sưu tầm tranh ảnh để lên lớp dựa vào tranh quan 
sát, tìm ý, lập dàn bài.
 Ví dụ: Tranh tả chú gà trống, con đường làng, chú trâu đang gặm cỏ...
 * Từ những dàn ý các em lập được, các em dễ dàng phát triển ý thành đoạn 
văn, bài văn ,.Đối với đối tượng học sinh khá giỏi,khi viết văn phải có lồng cảm xúc 
và các từ ngữ gợi hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ đã học, để bài văn sinh động 
và hay hơn.
 * Như vậy việc quan sát tìm ý, xây dựng đoạn văn là việc làm hết sức cần thiết 
cho việc dạy thể loại vă miêu tả.
 2* Chọn lọc từ ngữ ,sử dụng đa dạng các loại từ ngữ gợi tả như: từ láy, từ 
gợi tả hình ảnh, từ gợi tả âm thanh, gợi tả mức độ...
 GV cho học sinh phân tích đoạn văn mẫu, tìm những từ ngữ gợi tả trong đoạn 
văn đó, để từ đấy điền vào phiếu học tập sau:( mỗi học sinh đều có một bảng, sử 
dụng cho cả phần học văn miêu tả), từ đó, các em vận dụng vào viết văn cho mình. Trườn lên mấy rách;
 Lạch tảng đá trắng, 
3
 nước luồn dưới mấy 
 gốc cây ẩm mục
 - Giáo viên cần khuyến khích học sinh đặt câu văn, viết đoạn văn có nhiều từ 
ngữ gợi tả.Em Na, em Vy, Em Huyền lớp tôi đặt câu như sau:
 Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây. Xe cộ chạy nhanh vun vút 
trên con đường nhựa.
 Từ xa vọng lại tiếng lách cách gõ thuyền của những người đánh cá đêm.
 Từ việc đặt câu,học sinh viết thành những đoạn văn, bài văn hay, có hình ảnh 
sinh động.
 3* Tích hợp các môn học để nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn:
 Sự tích hợp các môn học vào dạy phân môn tập làm văn là rất phù hợp với 
phương pháp dạy học đổi mới hiện nay.
 Từ các môn học trong chương trình như: khoa học, địa lí; lịch sử, đạo đức, mĩ 
thuật...đã hổ trợ đắc lực cho phân môn tập làm văn. Qua môn học, học sinh được khám 
phá thế giới xung quanh về động, thực vật.Các em thực hành chăm sóc động thực vật 
và quan sát sự phát triển của chúng.Kiến thức thu được qua lí thuyết và thực hành làm 
giàu vốn sống, vốn hiểu biết cho các em.Chính vì vậy khi làm bài văn thuộc thể loại 
văn miêu tả ( cây cối, con vật), các em sẽ tả cặn kẽ, sinh động và thể hiện được tình 
cảm một cách chân thực hơn.
 Trong môn khoa học: Thông qua các bài học trong chương Động vật - thực vật, 
học sinh nắm được đặc điểm, ích lợi, cũng như cách chăm sóc con vật, cây cối, từ đó 
học sinh vận dụng vào làm văn miêu tả.
 Em Huyền lớp tôi đã viết đoạn văn tả ích lợi của cây chuối như sau:
 ...Chuối xanh để nấu bún ốc, Chuối tiêu chín ngọt lừ, thơm lựng, ăn vào vừa 4*Thông qua tiết trả bài, chú ý sửa lỗi cho học sinh và dạy các em nắm rõ 
các biện pháp tu từ trong một số đoạn văn bài thơ mẫu:
 Với biện pháp này, tôi tổ chức cho lớp: Mỗi em làm một quyển sổ tay, gọi là “ 
sổ tay văn học” để học sinh ghi lại những khái niệm của mỗi biện pháp tu từ cần sư 
dụng ở lớp 4. Ngoài ra các em còn ghi những ý, từ, câu văn có hình ảnh gợi tả, có sử 
dụng các biện pháp tu từ...mà các em tìm được ở mọi lúc, mọi nơi. Khi nào các em 
quan sát, nhìn thấy, phát hiện, nghĩ ra là các em ghi vào sổ tay ngay.
 Đến giờ trả bài, học sinh sử dụng những câu, từ ghi được ở sổ tay của mình để 
thi, trình bày trong nhóm, trong lớp. Thông qua thảo luận, sửa bài của cô, của bạn...các 
em học tập những câu văn hay và ghi vào sổ tay của mình. Cứ như thế, tích lũy dần 
dần, vốn từ các em sẽ khá lên và từ đó các em sẽ viết văn đạt kết quả cao.
 * Nói về các biện pháp tu từ thì có rất nhiều nhưng ở lớp 4 các em chỉ cần nắm 
và vận dụng được các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, điệp từ ngữ, đảo ngữ.
 l. Đối với biện pháp tu từ so sánh:
 Thực chất của so sánh tu từ là việc làm trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có 
thuộc tính chung nào đó (thuộc tính giống nhau) nhằm biểu hiện một cách hình tượng, 
phẩm chất bên trong của đối tượng.Quy tắc so sánh thiên về chức năng nhận thức hơn 
là biểu cảm.Nó được vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ.
 Về cấu tạo hình thức , quy tắc so sánh luôn luôn tồn tại hai vế (vế so sánh và 
vế được so sánh) trên lời nói. Trên thực tế có một số hình thức so sánh.
 - A: Vế được so sánh, B là vế so sánh
 A ( như, tựa như, dường như, giống, giống như, như là...) B
Ví dụ: Trong bài : TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN? Có viết:
 Trăng hồng như quả chín
 Lững lơ lên trước nhà
 ( A như B)
 Hoặc có những trường hợp không có từ so sánh nhưng là so sánh ngầm (ẩn dụ) 3/Đối với biện pháp nhân hóa :
 Hình ảnh nhân hóa này các em đã được làm quen từ hồi học lớp ba, sang lớp 
bốn,giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu biện pháp tu từ nhân hóa là dùng 
những từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của người để biểu thị những tính chất hoạt 
động không phải con người.Hoặc coi các đối tượng không phải người như con người 
và tâm tình trò chuyện với chúng.
 Ví dụ : Bài thơ : « CHỢ TẾT » của Đoàn Văn Cừ (Tiếng Việt 4 tập 2), có những 
câu dùng biện pháp nhân hóa như sau :
 «... Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
 ... Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
 Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”
 Gíup học sinh hiểu những trạng thái, cử chỉ: ôm ấp, uốn mình, thoa son là của 
con người, nhưng tác giả dùng cho núi, đồi, sương. Đây là biện pháp nhân hóa mà 
Đoàn Văn Cừ đã dùng để nói lên vẻ đẹp sinh động của thiên nhiên trên đường đi chợ 
Tết.
 Ngoài ra hình ảnh nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong các bài văn, thơ, đoạn 
văn mẫu trong môn tập đọc cũng như môn tập làm văn, luyện từ và câu...
 Một đoạn văn trong bài tập làm văn có viết: Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà 
chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm 
nõn chung màu với lá.
 4. Đối với biện pháp tu từ đảo ngữ:
 Học sinh cần nắm biện pháp tu từ đảo ngữ là nhằm nhấn mạnh về một vấn đề 
nào đó, một đặc điểm nào đó của đối tượng cần nói đến. Có nghĩa là thay đổi cấu trúc 
ngữ pháp của câu để biểu thị những sắc thái, ý nghĩa cảm xúc đặc biệt.Điều này được 
thể hiện qua bài tập đọc: “ BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT” ( Định Hải)
 “Vàng, trắng, đen...dù da khác màu ” 
 Tác giả đã đảo ngữ “da khác màu”ra sau để nhấn mạnh trẻ em trên thế giới dù tính hoạt động của con người.
 Nhóm 1: tìm được:
 + Gió khóc, gió rền rĩ, trăng chiếu mơ màng, trăng vui cười với sao,sóng thì 
thào cùng sông, vầng trăng hiền hòa, mặt trời chạy trốn,sân trường khoác chiếc áo 
màu xanh.
 Nhóm 2: Sông thì thầm , mưa rầu rĩ, rừng cau mày, bông hoa tươi cười.
 Nhóm 3: Mẹ con chị vàng ăn riêng một chỗ, chị gió nhón chân đi nhè nhẹ, mặt 
trời thức dậy.
 * Kết quả: nhóm 1 thắng.
 Ví dụ3: GV cho những câu :
 - Một thế giới ban trắng trời trắng núi.
 - Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.
 - Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.
 - Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
 HS đảo lại:
 - Trắng trời, trắng núi, một thế giới ban.
 - Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi.
 - Tung tăng trên đồng lúa chín, những cánh cò trắng muốt.
 - Tấp nập trên đường những chuyến xe qua.
 Khi đảo ngữ như vậy nhằm nhấn mạnh ý miêu tả của từng câu văn.
 *Từ việc học sinh tìm từ đặt câu có sử dụng các hình ảnh nhân hóa, so 
sánh, điệp từ ngữ, đảo ngữ như trên, giáo viên cho học sinh luyện viết đọan văn, 
bài văn( theo thể loại đang học) có sử dụng các câu văn tìm được như trên( có 
thể học sinh làm tại lớp hoặc giao bài về nhà), sau đó giáo viên chấm và sửa lỗi.
 Ví dụ:

File đính kèm:

  • docxskkn_cac_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_viet_van_mieu_ta_dat.docx