Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở Lớp 4
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, cả thế giới đều hướng tới một chân trời tri thức mới. Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, thông tin bùng nổ từng phút. Do vậy, xã hội ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn cho ngành giáo dục phải đào tạo nên một thế hệ người lao động mới năng động trước những biến đổi của thế giới. Vì vậy muốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội thì việc không ngừng đổi mới các hình thức và phương pháp giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm. Việc đa dạng hoá các biện pháp và phương tiện dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu trong dạy học hiện nay. Trong số các phương tiện dạy học thì máy tính điện tử, máy chiếu cùng nhiều phương tiện dạy học hiện đại khác đã được đặc biệt chú ý, nhất là trong dạy học khoa học. Vì các nội dung dạy học môn Khoa học ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có rât nhiều vấn đề trừu tượng. Ví dụ: các bài về nước, không khí, ánh sáng, âm thanh...Thực tế cho thấy trong khi giảng dạy nếu không có tranh ảnh, các mô hình thí nghiệm, videoclip thì học sinh rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em hạn chế. Nhiều học sinh thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng thì kỹ năng vận dụng thực tế vẫn chưa tốt. Trong SGK ở tiểu học, các hình ảnh như cây cỏ, con vật, các hiện tượng tự nhiên...chỉ là những hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, kém sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projecctor đã tạo ra những hình màu 3D rực rỡ, sinh động, kèm theo âm thanh ngộ nghĩnh, con vật có thể chạy nhảy, cây rung, nước chảy... góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với học sinh tiểu học. Tuy nhiên việc tăng cường và phát triển sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cũng là “con dao hai lưỡi” nếu như người giáo viên không biết vận dụng một cách linh hoạt các phương tiện này sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng chú ý của các em còn kém, nếu giáo viên lạm dụng quá nhiều sẽ làm học sinh mất tập trung vào bài học hoặc nếu giáo viên không biết cách xác định trọng tâm của bài học trong hình ảnh sẽ dẫn đến tình trạng bài giảng lan man, không có trọng tâm, chủ điểm, học sinh không nắm được nội dung chính của bài. Vậy làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong các tiết dạy, đặc biệt là đối với môn Khoa học đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trong bản sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở lớp 4”, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá 1 5. Giả thiết khoa học Nhằm nâng cao vai trò,vị trí và sự cần thiết của công nghệ thông tin trong công tác giáo dục góp phần đổi mới phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng giáo dục. Giúp giáo viên thay đổi nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy và học với nhiều hình thức phong phú. 6.Dự báo những đóng góp mới của đề tài Đề tài xây dựng một số biện pháp và ví dụ cụ thể để giảng dạy môn Khoa học lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn học này, nếu đề tài này được áp dụng rộng rãi vào thực tế sẽ gây hứng thú cho người học, giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của người học, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học. 3 Đối với học sinh lớp 4, từ lớp 3 lên nhiều em vẫn cho rằng đây là môn "phụ" do đó không phải đầu tư nhiều thời gian, các giờ có ứng dụng công nghệ thông tin các em chỉ ngồi xem hình ảnh, xem phim... Từ thực tế như vậy nên tôi đã nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm“Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở lớp 4” với mong muốn tạo được hứng thú học tập đối với học sinh. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Ưu điểm Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn Khoa học nhằm đáp ứng mục đích chương trình học. a. Về phía giáo viên: - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ môn. - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học. - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiêt kế các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy Khoa học trở nên sinh động, có sức lôi cuốn . - Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy... b. Về phía học sinh: - Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng công nghệ thông tin. - Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn Khoa học tích cực thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học. 2. Những tồn tại Như chúng ta đã nói ở trên, Khoa học là một môn học đặc thù. Kiến thức Khoa học ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có rât nhiều vấn đề trừu tượng. Thử lấy ví dụ về hệ thống tranh ảnh, lược đồ chúng ta có thể khẳng định một điều rằng tranh ảnh Khoa học trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những 5 Để xây dựng bài giảng điện tử, trước hết giáo viên phải xác định được công nghệ thông tin chỉ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho dạy học. Giáo viên tránh đưa ra nhiều hình ảnh màu sắc lòe loẹt hoặc những thước phim quá dài khiến học sinh chỉ chú ý đến việc xem mà không phát huy được sự chủ động, tích cực tư duy. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học Khoa học còn làm cho giờ học trở nên sinh động, không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo cho các em động cơ và không khí học tập thoải mái. Đây là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng. Khi sử dụng những bức ảnh của sự vật có kích thước nhỏ, giáo viên phải đi xuống lớp hướng dẫn học sinh quan sát, sử dụng thí nghiệm thật mất khá nhiều thì giờ, trong khi đó độ chuẩn xác và tính thẩm mỹ lại không cao. Ngược lại, nếu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào chuẩn bị bài giảng ở nhà từ trước, những công việc này khi dạy học trên lớp sẽ giúp giáo viên đỡ vất vả và đơn giản hơn rất nhiều, thời gian được tiết kiệm tối đa mà tính trực quan, thẩm mỹ lại cao.Ở đây, giáo viên chỉ cần “nhấn chuột” để trình chiếu và hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi hình ảnh, kênh hình sẽ được phóng to trên màn hình lớn đủ để học sinh cả lớp quan sát kèm theo lời trình bày sinh động của giáo viên sẽ có tác động lớn tới tâm lý học sinh, các em cảm thấy học tập hứng thú hơn, hiệu quả ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Với đặc trưng của bộ môn cũng như những ưu điểm nổi bật của công nghệ thông tin và truyền thông, giáo viên và học sinh có thể ứng dụng công nghệ này vào đổi mới phương pháp dạy – học, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở nhiều hình thức, các khâu khác nhau trong quá trình dạy học. Đối với học sinh: Khi được học những tiết học Khoa học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ góp phần tạo biểu tượng, bồi dưỡng kiến thức và làm phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh về các sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Trong dạy học Khoa học, để học sinh có thể đi từ nhận thức “cảm tính” đến nhận thức “lý tính”, trước hết các em phải có được biểu tượng cụ thể - những hình ảnh về sự vật, hiện tượng được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học thật hiệu quả, kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt công việc này. 7 Ví dụ 2: Bài 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Hoạt động 2: Tác hại của nước bị ô nhiễm . Trước hết giáo viên hỏi học sinh: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại hơn 80% số bệnh liên quan đến nước như: Thương hàn, ỉa chảy, tả, lị, bại liệt, viêm gan, mắt hột, ghẻ lở, hắc lào, ung thư... Sau đó giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh để minh họa thêm về những bệnh liên quan đến nước bị ô nhiễm, từ đó giúp học sinh khắc sâu thêm được kiến thức bài học. 9 thức trọng tâm. Vấn đề này không khó nhưng giáo viên lại không hay chú ý thường bỏ qua hoặc làm thay cho học sinh. * Ví dụ 1: Bài 39: Không khí bị ô nhiễm Hoạt động 1: Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm Giáo viên trình chiếu trên màn hình lớn các hình ảnh về đồng lúa, cảnh biển, làng quê... hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức cơ bản, kèm theo câu hỏi: Em có nhận xét gì về bầu không khí có trong bức tranh? Sau khi Giáo viên trình chiếu trên màn hình lớn các hình ảnh về đồng lúa, cảnh biển, làng quê... học sinh trao đổi trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận về nội dung bức các bức hình: Không khí sạch, bầu trời cao và xanh, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng. Từ những nhận xét đó giáo viên cho học sinh trình bày không khí như thế nào thì được gọi là không khí sạch? Giáo viên chốt ý: Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với tỷ lệ thấp và không làm hại đến sức khỏe con người. Như vậy, việc trình chiếu bức tranh trên màn hình lớn để hướng dẫn học sinh quan sát, miêu tả kết hợp với câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh phát 11 c. Cách chèn các bức ảnh vào bài giảng Để chèn bức ảnh vào bài giảng ta cũng sử dụng một số thao tác trên Powerpoint. Trước hết ta cần có các bức ảnh thật hoặc ảnh trang máy ảnh kỹ thuật số. Nếu là bức ảnh bằng giấy thì ta phải sử dụng máy quét để quét nó vào trong máy vi tính sau đó bắt đầu ta mở một Slide trên Powerpoint rồi chọn vị trí cần chèn rồi chọn Insert trên thanh công cụ. Chọn Picture/ From file/ chỉ ra file chứa ảnh rồi chọn bức ảnh cần chèn và nhấn Insert. 3.2. Sử dụng các đoạn Video clip để minh họa cho nội dung bài học Có thể nói các đoạn Video clip là nguồn cung cấp thông tin sinh động giúp các em tự khám phá kiến thức khoa học. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạn Video clip phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay đổi không khí trong một giờ học khoa học. Có hai hình thức sử dụng Video clip a. Xem Video clip bổ sung kiến thức vừa học. *Ví dụ 1: Bài 17 – Phòng tránh tai nạn đuối nước Sau khi tìm hiểu nội dung Các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước, giáo viên cho học sinh xem đoạn phim về Tai nạn thương tâm của 4 cháu nhỏ chết đuối dưới hố nước ở xã Mê Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, để củng cố các kiến thức các em vừa học, một lần nữa khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh, cho các em thấy được tác hại của việc đi tắm hồ là rất nguy hiểm. * Ví dụ 2: Bài 31: Không khí có những tính chất gì?. Sau khi trình bày cho học sinh các ứng dụng của không khí trong đời sống giáo viên cho học sinh xem đoạn Video clip về ứng dụng vào bơm tiêm, bơm xe đạp, bơm bóng rổ. Sau khi xem xong đoạn video này học sinh sẽ bổ sung và khắc sâu thêm kiến thức về ứng dụng của không khí. b. Xem Video clip rút ra những nội dung cơ bản của bài học. * Ví dụ 1: Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_h.doc