Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng trong việc dạy - Học văn tả cây cối ở Lớp 4

doc 30 trang lop4 01/02/2024 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng trong việc dạy - Học văn tả cây cối ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng trong việc dạy - Học văn tả cây cối ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng trong việc dạy - Học văn tả cây cối ở Lớp 4
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÊ LINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG VIỆC DẠY - HỌC 
 VĂN TẢ CÂY CỐI Ở LỚP 4
 Lĩnh vực/môn : Tiếng Việt
 Tác giả: Lê Viết Thành
 NĂM HỌC 2017 – 2018
 MỤC LỤC
 1/30 PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
 Giáo dục nước ta ngày càng thay đổi và ngày càng hoàn thiện, nhằm đào 
tạo thế hệ trẻ sau này lớn lên sẽ trở thành những con người lao động tự chủ, 
năng động và sáng tạo. Trong các cấp học thì bậc Tiểu học là bậc học quan trọng 
nhất cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Song hành cùng nhiều bộ môn 
khác, Tiếng Việt là môn học cơ bản có tầm quan trọng quyết định đến chất 
lượng học tập của học sinh. Theo K.A. Usinxki “Trẻ em đi vào trong đời sống 
tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện 
tiếng mẹ đẻ và ngược lại” 
 Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng 
trong việc giúp học sinh tự tổ chức hoạt động độc lập; lĩnh hội, sản sinh ngôn 
bản nói và viết phù hợp với mục đích giao tiếp nhằm từng bước giúp các em làm 
chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập, giao tiếp một cách đúng đắn, tự tinTrẻ 
em học văn từ khi nào? Trước khi vào lớp 1, các em đã tiếp xúc với văn học qua 
những lời ru, những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ. Mang 
theo hành trang ấy vào lớp 1, sau giai đoạn học chữ để biết đọc, biết viết, các em 
được học nhiều phân môn. Trong đó Tập đọc và Kể chuyện sẽ phát triển cái vốn 
các em đã có. Song việc học văn ở mức “ cơ sở ban đầu” cũng chỉ thực sự bắt 
đầu từ lớp 4, khi các em đã có vốn kinh nghiệm sống nhất định. Thông qua các 
tiết học Tập làm văn, học sinh được bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, mở rộng vốn 
sống, rèn luyện tư duy lôgic, tư duy hình tượng, góp phần hình thành nhân cách 
con người Việt Nam hiện đại.
 Ở Tiểu học, bài Tập làm văn nói chung và bài Tập làm văn miêu tả nói 
riêng là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng tiếp nhận 
trong quá trình học tập. Từ đó nâng cao năng lực tư duy, giáo dục tình cảm, mỹ 
cảm cho học sinh. Kết quả cuối cùng của dạy Tập làm văn là hiệu quả của 
những bài văn. Do nhận thức nổi bật của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể, khả 
năng diễn đạt của các em còn hạn chế, vì vậy, Tập làm văn là môn học khó học 
đối với học sinh, khó dạy đối với giáo viên. đặc biệt với học sinh lớp 4. Các em 
phải làm quen với nhiều thể loại văn mà mỗi thể loại đòi hỏi các em có kĩ năng 
và phương pháp làm bài khác nhau chính vì vậy học sinh thường gặp khó khăn 
khi học tập phân môn này. 
 3/30 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến kiểu bài miêu tả cây 
cối.
 - Tìm hiểu thực trạng dạy học văn miêu tả cây cối.
 - Đề xuất các biện pháp dạy học kiểu bài miêu tả cây cối.
 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 - Đối tượng : Một số biện pháp dạy học văn miêu tả cây cối.
 - Khách thể : Nội dung dạy học văn miêu tả cây cối lớp 4.
 5. Phạm vi nghiên cứu
 - Hệ thống các bài tập thuộc kiểu bài văn miêu tả cây cối.
 - Việc dạy học văn miêu tả cây cối cho học sinh ở một số trường Tiểu 
học.
 6. Giả thuyết khoa học
 Nếu áp dụng các biện pháp đề xuất vào dạy học kiểu bài miêu tả cây cối 
thì chất lượng bài làm của học sinh sẽ được nâng cao.
 7. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp đàm thoại.
 5/30 Nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo 
lập ngôn bản ở học sinh. Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các kĩ 
năng bộ phận như : xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới 
dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài. Vì vậy, phân môn Tập làm văn phải cung 
cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành, phát triển ở các em những kĩ 
năng này.
 Ngoài nhiệm vụ cơ bản trên, phân môn Tập làm văn đồng thời góp phần 
rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.
 Phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan 
sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được đến 
khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực để xây dựng nhân vật, cốt 
truyện. Khả năng tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình 
phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn...
 Để viết văn, học sinh phải có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được 
viết, vì vậy, phân môn Tập làm văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình 
cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh... Từ 
đó, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển.
 3. Đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học 
 - Trẻ em rất giàu khả năng sáng tạo, trong tư duy của mỗi em đều có 
những sở trường riêng. Ở độ tuổi lớp 4 và lớp 5, trẻ em thích tỏ ra mình là người 
lớn và say mê nghệ thuật, ham học hỏi, ham hiểu biết; luôn hồn nhiên, ngây thơ, 
trong sáng. Trẻ em thường thể hiện nét ngộ nghĩnh và cảm nhận thế giới xung 
quanh theo cách riêng với trí tưởng tượng phong phú.
 - Các em khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt bỡ ngỡ kì thú, 
trong sáng, trìu mến và đầy cảm xúc. Những bức tranh miêu tả thiên nhiên và 
con người của các em thường êm dịu hài hòa, sâu lắng và thơ mộng. Các em hết 
sức mẫn cảm với cái đẹp tinh tế và tâm hồn luôn luôn rộng mở.
 - Thể hiện qua văn miêu tả của trẻ em là những góc nhìn và cảm nhận 
lung linh biến hoá không dứt. Đọc văn miêu tả của các em ta sẽ có cảm giác rất 
thú vị. Ở đó, ta sẽ gặp những bất ngờ ngay trong những gì ta tưởng như đã quá 
quen thuộc.
 - Quan sát cảm nhận thế giới xung quanh rồi dùng phương tiện ngôn ngữ 
nói, viết để tái hiện lại là cả một quá trình tư duy. Với cách nhìn riêng, sự lựa 
chọn riêng và một bản sắc cảm xúc riêng. Mỗi bài văn miêu tả phần nào có thể 
xem đó là sáng tác thể hiện trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu 
tạo ra cái đẹp trong bản thân mỗi học sinh.
 4. Thế nào là văn miêu tả ?
 7/30 1 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
 23
 2 Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
 24 1 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
 25 2 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
 1 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
 26
 2 Luyện tập miêu tả cây cối
 1 Miêu tả cây cối (kiểm tra viết)
 27
 2 Trả bài văn miêu tả cây cối
 5.2 Các kiểu dạng bài tập miêu tả
 Kiểu bài văn miêu tả thuộc dạng bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật. 
Những bài tập này được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản và 
chứa đựng trong nó nhiều bài tập hình thành những kĩ năng bộ phận. Hệ thống 
kĩ năng viết văn miêu tả có 4 nhóm kĩ năng cơ bản: 
 - Kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả.
 - Kĩ năng quan sát, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
 - Kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả.
 - Kĩ năng phát hiện và sửa lỗi trong bài văn miêu tả.
 Kĩ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết 
đoạn văn trước khi viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Do đó, trong quá trình thực 
hiện các bài tập rèn luyện kĩ năng viết, học sinh cần thực hiện tốt những nhóm 
bài tập sau:
 - Nhóm bài tập tiền sản sinh ngôn bản:
 + Bài tập phân tích đề bài.
 + Bài tập quan sát, tìm ý và lập dàn ý.
 - Nhóm bài tập sản sinh ngôn bản: 
 + Bài tập viết đoạn : Đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài.
 + Bài tập viết bài văn.
 - Nhóm bài tập kiểm tra điều chỉnh (thường được thực hiện trong giờ trả bài).
 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 I. Đánh giá việc dạy và học kiểu bài văn miêu tả cây cối ở trường Tiểu 
học hiện nay
 1. Những thuận lợi, ưu điểm
 9/30 Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo “ chất lượng” khi 
kiểm tra thi cử, nhiều học sinh học thuộc một số bài văn mẫu để khi các em gặp 
một đề bài tương tự cứ thế mà chép ra. Vì vậy, dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi 
bị lệ thuộc quá vào “ văn mẫu” không thoát khỏi “mẫu”. Một giáo viên đã từng 
tâm sự : “Đến đợt kiểm tra định kì, các giáo viên cho học sinh viết đi, sửa lại 
một số bài văn đã hướng dẫn rồi sau đó cho các con về nhà học thuộc, vào đề 
nào thì học sinh cũng có thể viết như “cháo chảy”. Và điều đó dẫn đến một hệ 
quả là cả lớp có một bài văn gần như giống nhau. Chỉ chấm một vài bài đầu là 
biết các bài văn sau sẽ như thế nào.” 
 Nhìn chung, học sinh còn mơ hồ các kỹ năng làm bài: kĩ năng quan sát, 
tưởng tượng, kĩ năng viết câu văn sinh động, gợi cảm, kỹ năng viết đoạn văn 
đảm bảo tính liên kết chặt chẽ về ý. Giữa các câu văn có sự liền mạch, có quan 
hệ về ý với nhau.
 Chương trình và sách giáo khoa hiện tại, các đề Tập làm văn miêu tả rất sát 
thực, phù hợp với học sinh các vùng miền (đề ra thuộc dạng mở) nhưng một số 
giáo viên chưa hướng được học sinh làm đề bài sát thực với vùng miền. Ví dụ:
 Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu 
thích. (Tiết Luyện tập miêu tả cây cối - tuần 27)
 Với đề bài trên, học sinh có thể tùy chọn một cây mà mình yêu thích hoặc 
có ấn tượng để tả, tuy nhiên, có giáo viên lại yêu cầu cả lớp viết một bài tả về 
cây bàng.
 2.2. Về phía học sinh
 2.2.1. Thiếu kiến thức thực tế
 Để làm tốt một bài văn miêu tả, học sinh phải vận dụng kiến thức tổng 
hợp của các môn học cộng với vốn sống thực tế. Tuy nhiên, nhiều em không 
nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả, dẫn đến tả không chân thực, hoặc 
chung chung, hay vay mượn của người khác (bài mẫu).
 Kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế của học sinh Tiểu học hiện 
còn nhiều lỗ hổng. Nhiều học sinh ở nông thôn chưa hề được ra thành phố, chưa 
từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác, 
 Nhiều học sinh ở thành phố chưa hề được nhìn thấy bụi chuối mọc san sát 
nhau, nghe con gà đang gáy,con trâu đang cày ruộng, được quan sát cánh đồng 
lúa lúc xanh mướt đương thì con gái, lúc vàng óng, trĩu bông hay sông Hồng chở 
nặng phù sa, hồng nhạt khi mùa xuân đến, đỏ chói như son khi mùa lũ về Vì 
thế, khi làm bài nhiều học sinh không nắm được đặc điểm đối tượng mình đang 
tả, dẫn đến tả không chân thực. Ví dụ: Khi giáo viên ra đề Tả một cây ăn quả 
mà em biết, có học sinh đã tả như sau:
 11/30 Sự hạn chế trong việc đọc sách không những làm cho kiến thức thực tế 
của các em bị thiếu hụt mà còn làm cho cách dùng từ, đặt câu hay sử dụng các 
biện pháp tu từ mang tính ngô nghê, thiếu tính nghệ thuật. Khi viết bài, giáo 
viên thường khuyến khích các em nên sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa 
cho bài văn thêm sinh động. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách, đúng lúc 
của các em đã gây ra những tình huống “dở khóc, dở cười”. Tôi xin đưa ra một 
số ví dụ như sau:
 + Nổi bật nhất là những bông hoa chuối màu tím thẫm như những 
chiếc đèn lồng ngày Tết. (tả hoa chuối)
 + Mỗi lần về thăm ông bà, em đều ra vườn chơi, ở ngoài có bao nhiêu 
là cây như : cô nhãn, anh mít, chị vải... nhưng em thích nhất là bác chuối tiêu. 
Em thích bác chuối vì mỗi lần em ra vườn chơi vào những ngày nắng thì bác 
chuối đã che nắng cho em. 2.2.4. Sự giao tiếp bị hạn chế
 Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, người thân trong gia đình và cộng 
đồng cũng rất hạn chế, bởi người lớn thì bận công việc, còn các em thì ở trường 
cả ngày, về nhà lại phải ôn bài. Vốn liếng về cuộc sống, về văn học của học sinh 
Tiểu học rất mỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học văn và Tập làm văn. 
Không ít những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng lớn lên và thành công trong sự nghiệp 
văn chương của mình nhờ những câu hát ru, những bài ca dao và cả những câu 
chuyện cổ của bà, của mẹ. Những hình ảnh, biểu tượng trong thơ ca xưa luôn là 
nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ sáng tác. Vậy mà trẻ em ngày nay vốn 
đã ít hiểu biết về thế giới xung quanh lại nghèo nàn trong cảm xúc văn chương 
thì thật khó để trẻ có thể có những bài làm văn hay được.
 3.Khảo sát thực tế : 
 Qua khảo sát 84 em học sinh của 3 lớp tại trường, tôi thu được kết quả 
như sau :
 Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 4 - 5 Điểm 1-2 Điểm 5-10
 SL % SL % SL % SL % SL % SL %
 3 3.6 16 19.0 49 58.3 11 13.1 5 6.0 68 80.9
 13/30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_va_mot_so_giai_phap_chu_yeu.doc