Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả bảng tương tác trong dạy học tiếng Anh bậc tiểu học Khối 3, 4, 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả bảng tương tác trong dạy học tiếng Anh bậc tiểu học Khối 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả bảng tương tác trong dạy học tiếng Anh bậc tiểu học Khối 3, 4, 5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH BẬC TIỂU HỌC Môn: Tiếng Anh Cấp: Tiểu học Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Quang B Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2019 – 2020 1/ 19 2. Phương pháp nghiên cứu. - Ðể thực hiện đề tài này, tôi có sử dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Ðọc các tài liệu, báo, tạp chí giáo dụccó liên quan đến nội dung đề tài. - Ðọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo b. Phương pháp nghiên cứu thực tế: - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung , phương pháp dạy học môn Tiếng Anh c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Thiết kế giáo án điện tử thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài). 3. Ðối tương nghiên cứu. - Ðối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 3,4,5 trường Tiểu học Minh Quang B. 4. Thời gian nghiên cứu. - Thời gian: năm học 2019-2020 B: NỘI DUNG CỦA ÐỀ TÀI I. Thực trạng: Năm học 2017- 2018, nhà trường tập huấn cho giáo viên cách thiết kế và sử dụng giáo án điện tử và tổ chức cuộc thi soạn bài giảng điện tử. Mặc dù đây là một loại giáo án mới nhưng các giáo viên đều hào hứng tham gia. Năm học 2019- 2020 nhà trường trang bị 01 bảng tương tác, cài đặt phần mềm ActivInspire cho giáo viên ứng dụng và khai thác, tích cực chuyển sang dạy học với bảng tương tác từ năm học 2019- 2020. Ban giám hiệu luôn khuyến khích tạo mọi điều kiện để giáo viên sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy. Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn về kĩ thuật sử dụng bảng tương tác và phần mềm ActivInspire cho giáo viên tại cơ sở, và cử giáo viên cốt cán tham dự các lớp tập huấn do ngành tổ chức. Do vậy, đến nay 90% giáo viên trong trường đều biết sử dụng bảng tương tác và biết soạn bài giảng bằng phần mềm ActivInspire phục vụ cho giảng dạy. Ngoài ra, giáo viên luôn ý thức tự học, tự tìm hiểu về đặc thù và cách sử dụng phần mềm mới này. Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện ứng dụng bảng tương tác vào trong giảng dạy. Một là, bảng tương tác chưa phát huy hết hiệu quả vì bản thân tôi chưa khai 3/ 19 ngành tổ chức, nhờ giáo viên tin học hỗ trợ, tự tìm tòi đọc sách, tìm tài liệu trên mạng internet về các thao tác, kĩ thuật sử dụng bảng tương tác và phần mềm ActivInspire, tăng cường sử dụng bảng tương tác để dạy học nhằm giúp bản thân cũng như tạo cơ hội cho học sinh thao tác trên bảng nhuần nhuyễn hơn. Ngoài ra, tôi luôn tìm tòi đưa bài giảng bằng phần mềm ActivInspire vào lớp học với nhiều hoạt động, trò chơi đa dạng, phong phú nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, giúp các em dễ hiểu bài hơn. Sau mỗi bài dạy với bảng tương tác, tôi đều rút ra những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục; lắng nghe những góp ý, chia sẻ từ các đồng chí trong ban chuyên môn nhà trường, tổ chuyên môn tiếng Anh, để thực hiện những bài giảng hay, hiệu quả hơn. IV. Phương pháp thực hiện: Để sử dụng bảng tương tác một cách hiệu quả, trước hết giáo viên cần hiểu rõ về bảng tương tác và chức năng của nó. 1. Tìm hiểu về hệ thống bảng tương tác và chức năng của nó: Bảng tương tác (Interactive whiteboard - IWB), là một bảng cảm ứng lớn được kết nối với một máy chiếu kĩ thuật số và một máy tính PC. Máy chiếu hiển thị hình ảnh từ máy tính lên bảng tương tác và chúng ta có thể điều khiển máy tính bằng cách chạm ngón tay trực tiếp lên bảng hoặc với một cây bút đặc biệt. Với các tính năng tương tác cao, IWB được ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Hệ thống dạy học tương tác Activboard gồm các thành phần cơ bản sau: - Bảng tương tác (Activboard) - Bút tương tác (Activpen) - Máy chiếu, máy tính - Phần mềm công cụ Activeinspire, và một số công cụ, tài nguyên khác. - Một số thiết bị khác đi kèm với bảng giúp tăng cường tính tương tác trong dạy học: - ActivView: để kiểm tra bài làm của học sinh ngay tại lớp. - ActivVote: giúp giáo viên kiểm tra đánh giá toàn lớp, học sinh tham gia phản hồi bằng cách nhấp vào một trong sáu nút trên thiết bị, thường được sử dụng khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Phần mềm ActivInspire: - ActivInspire là phần mềm công cụ được phát triển để sử dụng với IWB. ActivInspire cung cấp các chức năng và kĩ thuật để tạo ra các flipchart (còn gọi là bảng lật - như một bài trình chiếu của Powerpoint), đồng thời có thể tương tác với các tài nguyên kĩ thuật số khác. 5/ 19 - Đưa nội dung bài dạy vào flipchart. - Trên các trang có hoạt động tương tác, hãy khóa các đối tượng không cần di chuyển. - Đánh giá bài dạy và thực hiện hiệu chỉnh lần cuối nếu cần thiết. c. Chia sẻ bài dạy * Lưu ý: - Có hai dạng tài nguyên chính hỗ trợ chúng ta trong việc xây dựng các bài tương tác. Dạng thứ nhất là các trang web cho phép giáo viên chia sẻ các tài nguyên giảng dạy như bài giảng, kế hoạch giảng dạy (ví dụ, Promethean Planet). Dạng thứ hai là những trang web giúp giáo viên xây dựng các hoạt động cộng tác và tương tác trong giờ học (ví dụ Google Earth). - Các trang web, tài nguyên dạng flash sẽ mang lại hiệu ứng tương tác tốt hơn cho bài dạy. 3. Một số kinh nghiệm thiết kế bài dạy trên bảng tương tác: a. Thiết kế hoạt động trong phần kiểm tra bài cũ: Để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới, tôi thường lôi cuốn sự chú ý của các em bằng một số trò chơi sau: - Shark attack (cá mập tấn công) Học sinh dựa vào gợi ý, giải ô chữ để tìm từ khóa. - Bingo (để kiểm tra từ vựng) 7/ 19 thấy được hình ảnh ẩn phía dưới của đối tượng (có thể dùng cho việc soi đáp án). Học sinh có thể làm bài trực tiếp lên bảng, viết, vẽ với các hình dạng, màu sắc khác nhau; kéo thả chữ vào từng đối tượng, nếu đúng thì giữ nguyên vị trí, nếu không đúng thì trả về vị trí cũ. Giáo viên cũng có thể dùng bút dạ quang để nhấn mạnh sự chú ý vào điểm nào đó hay dùng chức năng phóng to một đối tượng để nhìn rõ hơn. Trong phần thiết kế nội dung bài dạy, tôi thường xuyên sử dụng chức năng ẩn hiện văn bản khi dạy từ vựng, mẫu câu, bài đối thoại để học sinh đoán tình huống hay ôn lại kiến thức các em đã học. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận về bất kì nội dung nào đó trên bảng, chẳng hạn thao tác thêm ý kiến, đặt câu hỏi, nhóm học sinh cùng thao tác với văn bản và hình ảnh để trả lời câu hỏi, hiện và ẩn văn bản, hình ảnh được gợi ý hoặc đáp án khi tham gia thảo luận c. Thiết kế hoạt động củng cố kiến thức Thay cho các hoạt động củng cố kiến thức theo kiểu truyền thống trước đây, tôi thiết kế một số trò chơi vừa kiểm tra học sinh vừa tạo cơ hội cho các em vui học. Trò chơi Lucky numbers Trò chơi The Magic Wheel 4. Cách thực hiện một số trò chơi trên bảng tương tác * Trò chơi Lucky numbers: 9/ 19 biểu tượng để chỉ đường dẫn tới text muốn liên kết là số 1, nhấn OK, Apply change. + Lập lại các thao tác trên với các bông hồng còn lại. Khi nhấn vào bất kì bông hồng nào thì con số sẽ mất đi và nhấn lại thì sẽ hiển thị ra trên trang. * Trò chơi The Magic Wheel Ý tưởng sư phạm: Giáo viên tạo một trò chơi để kiểm tra cấu trúc câu của học sinh. Có 8 loại thức ăn trên trang nền, mỗi loại liên kết với 1 câu hỏi/tranh. Học sinh sẽ chọn một loại thức ăn bất kì, hỏi và trả lời theo tranh. Nếu trả lời đúng, học sinh được quay bánh xe để ghi điểm cho đội mình. Cách thực hiện: - Tạo trang nền. Tải hình từ web, tạo hình bánh xe và cột ghi điểm cho các đội, thêm chữ. - Tạo 8 trang tiếp theo, mỗi trang là 1 câu hỏi/ tranh. - Tạo liên kết trang: mỗi loại thức ăn liên kết với 1 trang câu hỏi. Cách thực hiện giống trò chơi Lucky numbers. - Cách làm bánh xe quay: nhấn chuột phải vào bánh xe, chọn Property Browsers. Thiết lập thuộc tính trong bảng Rotate theo hình dưới đây. * Trò chơi Wheel of Fortune Ý tưởng sư phạm: Giáo viên tạo một trò chơi để giới thiệu bài mới. Học sinh nghe chủ đề, đoán chữ cái để giải ô chữ. Mỗi chữ cái đoán đúng, học sinh được quay bánh xe để ghi điểm cho đội mình. Cách thực hiện: - Tạo trang nền. Tải hình từ web, tải hình bánh xe và tạo cột ghi điểm cho các đội, thêm chữ. Ở trò chơi này ta tạo hai bánh xe. Thiết lập chức năng ẩn hiện 11/ 19 - Thực hiện tương tự với các chữ T, O, R, M, Y - Cách làm bánh xe quay: thao tác giống trò chơi The Magic Wheel * Trò chơi Matching game Ý tưởng sư phạm: Giáo viên cần tạo một trò chơi để kiểm tra từ vựng của học sinh. Học sinh chọn 2 số bất kì để hình phù hợp với từ. Cách thực hiện: - Tạo trang nền gồm 16 ô vuông. Thêm số từ 1 - 16. - Từ ô số 1- 8: tô màu vàng (các ô chứa hình). Từ ô số 9-16: tô màu tím (các ô chứa chữ) - Chèn hình vào các ô màu vàng và chèn chữ vào các ô màu tím. - Thực hiện chức năng ẩn hiện cho từng ô. Khi nhấn vào ô màu vàng hay tím, hình hay chữ sẽ xuất hiện. 13/ 19 - Đối tượng được chứa: nhấp chuột vào từng đối tượng được chứa trong thùng chứa thứ nhất, chọn Property Browsers, Identification, đánh key words tương ứng với số đã chọn ở thùng chứa trên. Ví dụ, key words của thùng chứa thứ nhất là số 1, thì đánh key words cho các đối tượng được chứa là số 1. Thiết lập thuộc tính trong bảng theo hình dưới đây. - Thực hiện tương tự với thùng chứa thứ hai. V. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm: Việc ứng dụng bảng tương tác vào trong dạy học tiếng Anh thực sự làm tăng hiệu quả giảng dạy. Trải nghiệm thực tế cho thấy bảng tương tác thông minh có rất nhiều tiện ích: tạo môi trường tương tác cao; thu hút sự tập trung chú ý, tham gia vào bài học của tất cả học sinh. Giáo viên có thể tạo bài giảng vui nhộn, phù hợp với trình độ của học sinh với các hình ảnh nhiều màu sắc, âm thanh phong phú từ nguồn tài nguyên Promethean Planet, kích thích khả năng tư duy của học sinh, nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên. Học sinh của tôi rất hứng thú với các tiết học với bảng tương tác. Các em hăng hái tham gia vào bài học, mạnh dạn tương tác với bảng. Những hình ảnh, đoạn phim trực quan, các trò chơi, các hoạt động được thiết kế trên phần mềm ActivInspire thực sự cuốn hút các em. Nhìn các em say sưa với các tiết học trên 15/ 19 chức năng, các công cụ mở rộng như magic ink (mực thần kỳ), spotlights (đèn chiếu). Ngoài ra, bài học có thể được lưu và chia sẻ giữa các đồng nghiệp. Khi thiết kế bài dạy, trên bảng lật nên chứa đựng hình ảnh, nhưng hình ảnh đó phải tập trung rõ ràng vào thông tin quan trọng vì nó giúp học sinh dễ dàng nhận thức được các khái niệm và sự vật. Cũng không chứa quá nhiều hình ảnh hay thông tin trên một bảng lật vì điều này sẽ làm học sinh bối rối, khó tập trung. Thuận lợi sau cùng của phần mềm này là đơn giản hóa việc chuẩn bị và chuyển tải bài học, cho phép giáo viên dễ dàng tạo ra những bài học, làm tăng sự công tác và khuyến khích học sinh tham gia vào lớp học qua các công cụ tương tác, nâng cao hiệu quả lớp học. Từ đó giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về ActivInspire, giúp các em tiếp cận với công nghệ hiện đại, trở nên năng động hơn trong thời kỳ CNH-HĐH, góp phần hiện đại hóa giáo dục và đào tạo, có ý nghĩa trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập. 17/ 19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hieu_qua_bang_tuong_tac_trong.doc