Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
ĐỀ TÀI: Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1 Mục lục 1 2 A. Phần mở đầu 2 3 I. Lý do chọn đề tài 2 4 II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2 5 III. Đối tượng nghiên cứu 2 6 IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 7 V. Phương pháp nghiên cứu 3 8 B.Phần nội dung 3 9 I. Cơ sở lý luận 3 10 II. Thực trạng 4 11 III. Nội dung và hình thức của giải pháp 5 12 1. Mục tiêu giải pháp 5 13 2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 5 14 3. Phạm vi và kết quả của sáng kiến 17 15 C. Phần kết luận và kiến nghị 18 16 I. Kết luận 18 17 II. Kiến nghị 18 18 D . Tài liệu tham khảo 20 Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 1 ĐỀ TÀI: Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Trong điều kiện và năng lực có hạn, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng học tập ở các môn học. Tôi bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm học 2016 – 2017 đến nay. V. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp điều tra khảo sát - Phương pháp đàm thoại, vấn đáp - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thống kê - Phương pháp tuyên dương, khen thưởng - Phương pháp đối chiếu và so sánh kết quả sau khi vận dụng các biện pháp trên. B. PHẦN NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết, cấp Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức kỹ năng đầu tiên về hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt của con người. Trong các môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì tiết Tập làm văn lại chiếm một vị trí khá quan trọng vì nó là sự tích hợp 4 kỹ năng của học sinh. Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả để giử gắm những suy nghĩ, cảm xúc, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích. Vì vậy qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm được tình thương yêu của mình với những gì mà mình miêu tả. Trong đời sống, các em gặp nhiều người, nhiều cảnh vật, con vật khác nhau, chúng đều có thể trở thành đối tượng miêu tả. Mỗi đối tượng này đều có những nét khác nhau. Vì vậy, khi miêu tả, các em phải nắm những nét riêng khác biệt này để viết được những bài văn vừa mang đặc điểm chung của thể loại văn miêu tả, vừa có được cái riêng của đối tượng được miêu tả. Đối tượng của văn miêu tả lớp là những cây xanh, đồ vật, con vật rất gần gũi và có ở xung quanh các em.,Chúng đều là những sự vật rất có ích và gần gũi thân thiết với con người. Mỗi sự vật có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì thế khi Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 3 ĐỀ TÀI: Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 điểm tâm lí này thuận lợi để khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị 2. Khó khăn: Như chúng ta đã biết, sản phẩm của Tập làm văn là cả ngôn bản ở dạng nói, dạng viết theo các dạng lời nói kiểu bài văn do chương trình quy định. Sản phẩm của học văn miêu tả thường ở dạng viết. Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hóa, văn minh của một người. Nhưng ở lớp 4 các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế nhất là các em học sinh ở vùng nông thôn trong địa bàn chúng tôi. Mỗi bài văn miêu tả hay đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách máy móc các bài văn mẫu. III. Nội dung và hình thức của giải pháp: 1.Mục tiêu của giải pháp - Nhằm giúp học sinh lớp 4A viết được một bài văn miêu tả đúng với yêu cầu của đề bài, đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), câu văn rõ ràng, chân thật, giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp, thể hiện được tình cảm của người viết. 2.Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp Để khắc phục thực trạng trên và tổ chức tiết dạy học Tập làm văn miêu tả có hiệu quả hơn và phù hợp với đối tượng học sinh đang dạy. Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: 2.1.Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài. Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi nó giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì? Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại. Ví dụ 1: Đề bài “Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em” - Giáo viên cần giúp học sinh xác định đúng thể loại văn bằng cách đưa ra các gợi ý để học sinh lựa chọn ...). - Sau khi học sinh xác định được thể loại văn (tả đồ vật), giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu của đề bài: Tả cái gì ? (Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em). Việc làm này giúp học sinh nhận ra rằng: đồ vật các em cần tả là một cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em chứ không phải là tả những cái bàn học khác. Đây là bước rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề bài. Ví dụ 2: Em hãy tả một cây cho bóng mát ở sân trường em hoặc nơi em đang ở.Tôi hướng dẫn các em như sau: - Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả) - Kiểu bài nào? (tả cây cối) - Đối tượng miêu tả là gì? (cây cho bóng mát) - Kể tên các loại cây che bóng mát? (bàng, xà cừ, phượng vĩ,) Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 5 ĐỀ TÀI: Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Để giúp người đọc phân biệt được loài cây này với loài cây khác và nhất là với hai cây cùng một loài, tôi đã định hướng cho các em tránh lối liệt kê tất cả các bộ phận như một người thợ lắp ráp một đồ vật nào đó, mà cần phải nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh cây ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng nhất, tập trung miêu tả những nét độc đáo và làm hiện lên những nét riêng của loài cây đó khiến nó không lẫn với các loài cây khác. Giữa các cây cùng một loài nó cũng có dáng vẻ riêng của nó. Ví dụ: Quan sát cây bàng từ xa đến gần; gốc, rễ, thân, tán lá, sự thay đổi màu sắc của lá theo mùa, cảnh vật xung quanh để tìm ra các nét riêng của cây. 2.3.Giải pháp 3: Rèn kỹ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả. Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tôi giúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn bài chi tiết. Để giúp các em thực hiện tốt kỹ năng này, tôi hướng dẫn theo hai bước sau: a. Kỹ năng chọn lọc chi tiết: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 7 ĐỀ TÀI: Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 + Chúng em thường vui đùa dưới gốc cây bàng. * Kết bài: - Bàng che mát cho chúng em vui chơi, - Cây bàng gắn bó với nhiều kỉ niệm tuổi thơ Ví dụ 2: Lập dàn ý tả con vật *Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. - Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì? (Tên con vật, nơi nó ở, lí do em thích nó,) *Thân bài: - Tả hình dáng. +Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? (đầu: Mắt, mũi, miệng (mõm, mỏ), tai, ; mình: thân, lưng, bụng, ngực,; chi: móng vuốt, cựa,; đuôi, cánh, .), ... - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. - Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, đùa giỡn, ) - Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt chuột; con chó: giữ nhà, mừng chủ; ) *Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. - Cảm nghĩ của em đối với con vật có thể là gì? (yêu, thích, thấy thiếu vắng khi đi đâu về mà không trông thấy nó, ); Em làm gì để thể hiện tình cảm của em đối với nó? (chăm sóc, bảo vệ, ) Với cách làm như vậy tôi đã xác định cho các em một thói quen tốt. Các em đã viết được rất nhiều dàn ý hay và tiêu biểu như dàn bài tả con mèo sau đây: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 9 ĐỀ TÀI: Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 2.4. Giải pháp 4: Xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và viết bài văn miêu tả. Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Tôi hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một nét nhất định. Ví dụ: Khi tả cây bàng: Đoạn 1: Giới thiệu cây bàng. Đoạn 2: Tả bao quát cây bàng (nhìn từ xa, khi đến gần) Đoạn 3: Tả từng bộ phận (gốc, rễ, thân, cành, lá, cảnh vật xung quanh) Đoạn 4: Tình cảm của em đối với cây bàng. Ở bước này, tôi lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố cục chặt chẽ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. * Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn: - Đoạn văn mở bài: Học sinh được học hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Giáo viên nên để học sinh lựa chọn cách mở bài mà mình cho là hợp lí nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng một sự kiện, hoàn cảnh xuất hiện vật định miêu tả; hoặc bắt đầu bằng những câu thơ, ca dao.. . có liên quan đến yêu cầu của đề bài. Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 11 ĐỀ TÀI: Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 13 ĐỀ TÀI: Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Đoạn văn kết bài và hoàn thiện bài văn: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong một bài văn nhưng lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết bài khô cứng, gò bó, thiếu chân thực. Các em thường làm kết bài không mở rộng, điều đó khiến bài văn chưa có sự hấp dẫn. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý để học sinh biết cách và viết được phần kết bài mở rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự nhiên. Giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở để khơi gợi cảm xúc của học sinh trong quá khứ, hiện tại, tương laị; hoặc trong hoàn cảnh nào đó đối với đối tượng được tả. Ví dụ: -Tả cây ăn quả: Hình ảnh cây sai trĩu quả gợi cho em cảm nghĩ gì? Mỗi khi ăn quả em nhớ đến điều gì? - Tả con vật nuôi. Và học sinh đã viết được như sau: Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_bai_van_mieu_ta_cho_h.doc