Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp trau dồi từ vựng trong giảng dạy tiếng Anh Lớp 4

doc 26 trang lop4 04/02/2024 2010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp trau dồi từ vựng trong giảng dạy tiếng Anh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp trau dồi từ vựng trong giảng dạy tiếng Anh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp trau dồi từ vựng trong giảng dạy tiếng Anh Lớp 4
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Chương trình dạy học tiếng Anh trong nhà trườngTiểu học đến nay đã được 
gần 10 năm. Để đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện tại của đất 
nước, ngành giáo dục và đào tạo nước ta phải không ngừng phấn đấu thực hiện 
nghị quyết của đảng đề ra, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo con người mới có đủ tài 
đức xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh. 
 Bản thân tôi đã nhận thức thấy rõ, muốn thực hiện được mục tiêu trên, đòi 
hỏi người thầy phải thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học. Phương pháp 
dạy học tiếng Anh trong trường tiểu học phải dược sáng tạo, phương pháp giáo 
dục phải hướng vào việc khơi dạy, rèn luyện và phát triển khả năng học tập một 
cách chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh làm trung tâm giữ vai trò chủ 
động, tích cực. Người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở, dẫn dắt để học 
sinh khám phá, tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, có như vậy giờ dạy mới đạt hiệu quả 
cao.
 Môn tiếng Anh góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo con người ở 
Tiểu học theo đặc trưng của bộ mô hình. Việc dạy tiếng Anh trong nhà trường 
tiểu học đào tạo cho học simh năng lực sử dụng tiếng Anh văn hoá hiện đại để 
khám phá, để giao tiếp, để suy nghĩ về sự bí ẩn của thế giới, để tiếp cận được với 
nguồn thông tin đại chúng thông qua các hệ thống máy móc hiên đại sử dụng 
tiếng Anh. Thông qua việc học tiếng Anh, nhà trường rèn cho các em tính tích 
cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Yêu cầu của dạy tiếng Anh ở trường tiểu học là phần chú trọng xây dựng các 
thói quen sử dụng tiếng Anh của học sinh trong những tình huống đơn giản. 
Đồng thời tác động tới cảm xúc và tình cảm của các em, để phát triển dần ý thức 
học bộ môn của các em.
 Cuối bậc Tiểu học yêu cầu tối thiểu của các em phải đạt được là đọc thông 
viết thạo tiếng Anh về những chủ điểm đơn giản đã học trong giao tiếp, yêu thích 
bộ môn, biết được tầm quan trọng của bộ môn đối với những cấp học kế tiếp. Để 
làm được điều đó đối với học sinh Tiểu học không phải là dễ, đòi hỏi người thầy 
dậy tiếng Anh phải đánh giá được kết quả học tập của học sinh thông qua cả bộ 
môn tiếng Việt. Tìm hiểu năng lực nói, viết Tiếng Việt của học sinh. Việc sử 
 1 Hiện nay trên thế giới đang trên đà phát triển về khoa học kỹ thuật, công 
nghệ hiện đại tiên tiến. Để hoà nhập với các nước trên thế giới thì nhiệp vụ quan 
trọng hàng đầu của nước ta là cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục. Đây 
cũng là nền tảng , là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách 
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Sự trông chờ vào khả năng thế hệ tương lai sẽ là vô ích nếu chúng ta không 
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là “chăm sóc chồi non”. Bồi dưỡng uốn nắn kịp 
thời và chuyển giao cho các em tri thức, đặt nền móng vững chắc, chuẩn bị hành 
trang cơ bản cho các em hướng tới cấp học cao hơn đi vào cuộc sống.
 Bằng những kiến thức hiểu biết đã được trang bị trong quá trình học tập 
cùng với kinh nghiệm giảng dạy qua 8 năm tôi thấy được tầm quan trọng của 
các môn học cấp Tiểu học nói chung và môn Anh ngữ nói riêng ngày càng cụ 
thể.
 ở Tiểu học các em học nhiều phân môn khác nhau, trong đó môn học tiếng 
Anh đóng một vai trò rất quan trọng. Theo quyết định số 2957/DG - ĐT về mục 
tiêu kinh tế và kế hoạch giáo dục tiểu học trong đó quy định tiếng Anh là một 
trong những môn học tự chọn ở các trường tiểu học - Nó cùng các môn văn hoá 
khoa học khác cung cấp cho các em tri thức tiến bộ của loài người và có thêm sự 
hiểu biết về phong tục tập quán, về đất nước và về con người của nhiều dân tộc 
trên thế giới, bồi dưỡng cho các em thế giới quan và nhân sinh quan đúng dắn. 
Nếu các môn học khác bồi dưỡng và rèn luyện cho các em kỹ năng tính toán tư 
duy, sáng tạothì môn tiếng Anh hình thành cho học sinh tính tự giác, cần cù, 
ham học hỏi, ngoài ra còn giúp học sinh cảm nhận được sự bí ẩn, và phong phú 
của thế giới xung quanh. Học sinh hiểu sâu, biết rộng nắm bắt quy tắc nghe, nói, 
đọc, viết ngôn ngữ mới Phát huy trí thông minh, tư duy sáng tạo, chủ động 
chiếm lĩnh tri thức trong từng giờ học, biết cách khai thác vận dụng vào cuộc 
sống, có kỹ năng tốt về học tập bộ môn. 
 Môn tiếng Anh là một bộ môn văn hoá có tính đặc trưng rất khác so với các 
môn văn hoá khoa học khác. Đồng thời đối tượng học tập bộ môn lại là học sinh 
Tiểu học, việc tiếp thu kiến thức của các em con máy móc hay quên. Mỗi bài 
học là mỗi chủ điểm phong phú và quen thuộc như bản thân, bạn bè, gia đình và 
 3 giới. Nhờ có Tiếng Anh mà các nước trên thế giới có điều kiện giao lưu, học hỏi, 
tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước bạn bè. Dạy Tiếng Anh ở tiểu học tạo 
cho trẻ em có năng lực sử dụng từ ngữ Tiếng Anh, hình thành ở trẻ những hiểu 
biết cơ bản về Tiếng Anh và kỹ năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo.Qua giờ dạy 
Tiếng Anh tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy, hình thành cho học sinh 
những tư tưởng tình cảm lành mạnh, trong sáng, hình thành cho trẻ những phẩm 
chất tốt đẹp: Đó là lòng nhân ái, lòng hiếu thảo, yêu quý kính trọng... lòng yêu 
nhân loại.
 Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện 
nghiên cứu đề tài “Phương pháp trau dồi từ vựng trong chương trình Tiếng Anh 
lớp 4” với mong muốn thực hiện nhiệm vụ dạy học tiếng Anh tiểu học ( lớp 4 
)có hiệu quả tốt cùng các môn văn hoá khoa học khác hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ năm học của nhà trường, năm học 2013 – 2014. 
 I.2. Cơ sở Thực tiễn
 Vấn đề dặt ra cho chúng ta ở đây là làm thế nào để dạy học bộ môn tiếng 
Anh có hiệu quả cao, đặc biệt là trong tiết học giới thiệu về từ mới giúp người 
học nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... Nhưng lại có hứng thú học tập.
 Thực tế hiện nay có lẽ việc dạy môn tiếng Anh ở nhà trường nói chung và 
nhất là trường Tiểu học nói riêng chưa thực sự đạt kết quả cao. Vấn đề này có 
nhiều nguyên nhân sâu xa và cơ bản có lẽ là do cách thức tổ chức, phối hợp các 
phương pháp dạy học của người giáo viên còn lúng túng. Là môn học tự chọn 
mới được đưa vào chương trình học của một số trường Tiểu học ( lớp 3, 4, 5 ) 
cho nên về đồ dùng cũng như sách tham khảo về cách thức giảng dạy bộ môn 
còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối tượng học sinh vẫn còn đang củng cố và nâng 
cao vốn hiểu biết của mình về ngôn ngữ mẹ đẻ. Đó là khó khăn thực sự của đội 
ngũ giáo viên dạy tiếng Anh Tiểu học, đặc biệt là những giáo viên trẻ mới vào 
nghề như chúng tôi.
 Vấn đề chủ yếu là làm sao cho học sinh Tiểu học không những củng cố 
được vốn ngôn ngữ mẹ đẻ mà còn có thể phát triển khả năng giao tiếp qua nghe, 
nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Cả dân tộc đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập 
với nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại của thế giới cho nên ngoài việc 
 5 II. Phần nỘi dung
 II .1 .Cải tiến phương pháp trau dồi từ vựng cho học sinh lớp 4
 Xung quanh vấn đề day từ vựng nói riêng và dạy ngoại ngữ nói chung mục 
đích chính là cung cấp vốn từ nhất định cho học sinh có thể giao tiếp những câu 
đơn giản là không thể thiếu được. Vì vậy sau mỗi phần dạy từ và cấu trúc câu 
giáo viên phải truyền đạt như thế nào để học sinh có thể nhớ nhiều nhớ lâu. Có 
thể dùng từ vừa học và cấu trúc vừa học để tập đặt câu.
 Do vậy người giáo viên muốn đạt kết quả cao sau mỗi tiết dạy từ vựng, phải 
biết lựa chon cách thức , phương pháp với từng thể loại bài.vận dụng triệt để cả 
khối lượng kiến thức học sinh đẫ học ở lớp dưới. Riêng môn tiếng anh nếu người 
học, học qua rồi mà không thực hành sẽ quên ngay. Vì thế chúng ta phaỉ thường 
xuyên ôn luyện
 II. 2. 2. Biện pháp thực hiện cụ thể
 Để hoàn thành bài tập nghiên cứu này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng 
đầu năm của bộ môn:
 Subjects (cỏcmụn) Like (thớch) Don/t like (khụng thớch)
 Vietnamese (Tiếng Việt) 98 pupils 58 pupils
 Maths (Toỏn) 95 pupils 61 pupils
 English (Tiếng Anh) 66 pupils 90 pupils
 Music (Hỏt nhạc) 120 pupils 36 pupils
 Science (TNXH) 92 pupils 64 pupils
 Arts (Mĩ thuật) 100 pupils 56 pupils
 Với kết quả trên tôi không khỏi băn khoăn, bởi kỹ năng học bộ môn của các 
em còn rất hạn chế. Cái tồn tại và phải chú ý nhất là kỹ năng nắm bắt yếu, không 
linh động, học còn mang tính chất chống đối vì bộ môn là môn học tự chọn. 
 Đồng thời kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh còn nhiều hạn chế, điều 
này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tiếng Anh, đặc biệt kỹ năng phát âm không 
chuẩn của học sinh, gây khó khăn rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng đọc 
trong tiếng Anh.
 7 Ta có thể nói rằng sử dụng trò chơi trong việc trau dồi từ vựng là một sợi chỉ 
đỏ xuyên xuốt trong quá trình dạy và học càng tô thêm niềm vui, sự phấn khởi 
cho con người, hướng cho học sinh có trí tưởng tượng phong phú, có lòng say 
mê, suy nghĩ một cách logic, hệ thống. 
 Xét trên quan điểm phương pháp dạy học mới thì tôi nhận thấy tổ chức trò 
chơi trong dạy học tiếng Anh nói chung, và trong một giờ dạy từ vựng của phân 
môn tiếng Anh nói riêng là một hình thức tổ chức dạy Học - Chơi là một biện 
pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua các trò chơi, học sinh được 
làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công với 
tinh thần hợp tác, đó là những cách làm việc thuộc phương pháp học tập mới mà 
nhà trường Tiểu học cần hình thành ở người học.
 Cùng với phương pháp học tập khác, phương pháp sử dụng trò chơi tạo cho 
học sinh cơ hội để học bằng tự hoạt động, tự rèn luyện, củng cố kiến thức, tự 
hoàn thiện kỹ năng. Hình thức trò chơi phải đa dạng, giúp học sinh luôn được 
thay thế cách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được thay đổi cách thức vận 
động nhiều cơ quan và các giác quan tham gia hoạt động cùng một lúc để học 
sinh có thể ngồi tại chỗ hoặc ra khỏi chỗ để chơi, có thể vừa nghe, vừa nói, vừa 
viết, vừa đọc, ...
 Hiện nay cách thức tổ chức trò chơi trong dạy tiếng Anh nói chung và trong 
giờ dạy từ vựng của môn tiếng Anh nói riêng đã và đang được chú trọng hơn, trò 
chơi hình thành thói quen học tập và các kỹ năng cũng được rèn luyện qua các 
trò chơi. Nghĩa là cách thức trò chơi phải được mở đầu bằng nội dung và phân 
tích tổng hợp bằng kiến thức đã được hình thành. Đó là hai mặt tồn tại song song 
có mối quan hệ mật thiết với nhau để hướng cho học sinh hoàn thiện các kỹ năng 
và nắm chắc kiến thức.
 Quá trình tổ chức trò chơi yêu cầu phải hiểu và nắm rõ trò chơi gồm:
 - Hiểu được nội dung trò chơi.
 - Hiểu được cách thức và ý nghĩa của trò chơi.
 - Hiểu được sự giáo giục kiến thức trò chơi qua bài học mang lại kết 
quả gì? Không phải bất cứ học sinh nào cũng dễ dàng hiểu và tiếp thu kiến thức 
 9 Yêu cầu học sinh chọn 3 từ trong 5 từ đó viết ra giấy nháp, sau đó giáo viên 
đọc 3 từ trong 5 từ không theo thứ tự , học sinh chú ý nghe. Nếu học sinh nào có 
đáp án giống của giáo viên thì đứng dậy hô Bingo. Giáo viên yêu cầu học sinh 
đọc lại kết quả của mình, nếu đúng học sinh đó thắng cuộc. 
 ở trò chơi này tôi đã dạt được kết quả rất tốt, đã củng cố được bài cho học 
sinh, rèn được kỹ năng nghe, đọc , viết đồng thời dẫn dắt các em sang phần bài 
mới một cách rất hiệu quả. Các em có thể sử dụng những từ vựng vừa được củng 
cố vào phần mẫu câu của bài mới.
 3. Trò chơi slap the board
 Mục đích rèn luyện khả năng nhận biết, rèn kỹ năng nghe đúng, nhanh. Giáo 
viên ghi từ mới hoặc dán tranh lên bảng, gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm 5 học 
sinh. Yêu cầu các nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau. Giáo viên hô to 
từ tiếng Việt nếu từ trên bảng bằng tiếng Anh và ngược lại ( nếu dùng tranh vẽ 
thì hô to từ tiếng Anh). Lần lượt từng học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào 
từ được gọi. Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi 
điểm. Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng.
 4. Trò chơi Hangman
 Mục đích củng cố và khắc sâu hơn những kiến thức đã được học
Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số ngạch ngắn trên bảng,
 yêu cầu học sinh đoán các chữ cái có trong từ. Nếu học sinh đoán sai, 
giáo viên gạch một gạch, học sinh đoán sai tám lần thì thua cuộc , giáo 
viên giải đáp từ. Với trò chơi này, tôi đã lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh, 
các em rất hăng say và sôi nổi 
 5. Buzz
 Học sinh nồi theo nhóm và đếm theo vòng tròn từ 1 đến 30. Khi đếm đến số 
chia hết cho 3, thay vì đếm số đó học sinh nói Buzz 
 5 Ví dụ: HS 1: one
 HS 2: two 
 HS 3: Buzz
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_trau_doi_tu_vung_trong_gia.doc