Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 4
Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài . Dạy học tiếng Việt trong trường Tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi Tập làm văn là phân môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn trong môn Tiếng Việt khác ở bậc Tiểu học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Mục tiêu của cả người dạy và người học là “ có cảm xúc” trong mỗi tiết học văn. Người giáo viên giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh. Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay, trong các cấp học mà đặc biệt là bậc Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan. Qua thực tế dạy môn Tập làm văn nhiều năm ở lớp 4 tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp. Làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn, giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước, giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách cho các em là điều toi luôn băn khoăn và trăn trở. Ngay từ đầu năm học nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4A. Tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học sinh. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4” nhằm giúp các em học tốt phân môn tập làm văn 1.1 Cơ sở lý luận . - Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học. - Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn Tập làm văn. 1.2 Cơ sở thực tiễn - Xuất phát từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá trình dạy Tập làm văn của cả giáo viên và học sinh. - Xuất phát từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp. - Xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. 1 Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 PHẦN THỨ HAI :NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý luận 1.1: Một số căn cứ khoa học * Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học: Giáo dục tiểu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản Hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán) của học sinh được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Học sinh tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo. Như vậy có thể nói giáo dục tiểu học hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện con người. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với mỗi con người. Vì thế, làm tốt giáo dục tiểu học là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Bất kì ai cũng phải sử dụng kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và tính toán được học để sống và làm việc. Trường tiểu học là nôi đầu tiên dạy trẻ các kỹ năng đó để biết yêu gia đình, quê hương đất nước và con người. * Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Trường tiểu học Căn cứ quyết định số 2797/QĐ-BGDĐTngày 03/8/ 2015 của bộ trưởng giáo dục và đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2016- 2017 . Thực hiện chỉ số 03-CT/ TW bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học tự sáng tạo ” củng cố cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động: Giáo dục đạo đức kỹ năng sống cho HS thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và qui tắc ứng xử văn hóa, đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp . 3 Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 giáo viên phải có cách nhìn tổng thể, tích hợp các nội dung giáo dục của các môn học, giải quyết hài hòa các nhiệm vụ học tập. Đó cũng chính là giải pháp tối ưu để đạt chất lượng , hiệu quả giáo dục ở tiểu học. Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Để đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Người giáo viên phải làm quen với công nghệ thông tin và những phương tiện dạy học học hiện đại, sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá tiếp cận với những đòi hỏi mới về yêu cầu kiến thức kỹ năng cũng như tâm lý của học trò. Đổi mới phương pháp dạy học là phải đổi mới cách dạy, cách truyền đạt hệ thống kiến thức cho học sinh, biết cách ứng dụng các phương tiện và thiết bị hiện đại sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học. * Ý nghĩa vai trò: Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phương pháp giảng dạy này học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập. Theo quan điểm giáo dục hiện đại dạy học là một quá trình tương tác giữa GV-HS, HS-HS, HS-GV, trong đó “học” là một hoạt động trung tâm. Và người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “ học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Để đạt được điều đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên phải thức tỉnh tâm hồn học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em suy nghĩ và hành động tích cực. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc đổi mới phương pháp hiện nay không chỉ là phong trào mà là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên. CHƯƠNG 2. Thực trạng làm văn của học sinh lớp 4 hiện nay 1. Một vài nét về đặc điểm và thực trạng. Trường tiểu học nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội. Sau khi thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính năm 2008 xã được chuyển từ huyện Ba Vì- Hà Tây về huyện Ba Vì - Hà Nội. 5 Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 2. Kết quả khảo sát đầu năm học 2016- 2017 Khảo Bài làm Bài làm Bài đạt yêu Bài chưa đạt Sĩ số h/s sát tốt khá cầu yêu cầu Đầu 27 2 5 9 11 năm Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về việc làm văn của học sinh lớp 4 và của cả những năm học trước. Trước thực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi và tham khảo đồng nghiệp cùng trường, đồng nghiệp ở các trường bạn để tìm ra giải pháp làm thế nào để nâng cao được chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4. Thật đáng mừng qua một năm áp dụng những kinh nghiệm học hỏi được từ đồng nghiệp chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi đã được nâng cao một cách rõ rệt. CHƯƠNG 3 .Các biện pháp năng cao hiệu quả dạy tập làm văn cho HS Để nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4 đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là một công việc rất khó khăn. Tôi đã tiến hành những biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng làm văn . 1. Cung cấp các kiến thức văn học. Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em rất ít. Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được. Bằng mọi cách phải bổ sung vào vốn từ ít ỏi của các em bằng sự phong phú của tiếng Việt. Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc. Tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa tất cả những từ ngữ mà các em chưa hiểu, sau đó tôi chốt lại một từ yêu cầu các em ghi vào “sổ từ”, tập đặt câu để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là vốn từ của mình. Ví dụ: Ở bài Đường đi Sa Pa. ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 102), tôi yêu cầu các em sau giờ học phải bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ và hình ảnh. - Trắng xóa tựa mây trời, - Lướt thướt liễu rủ. 7 Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 - Những quả cam (vàng óng), da(căng mọng) như mời gọi người đến thưởng thức. - Đôi mắt (long lanh như thuỷ tinh), lúc nào cũng (liến láu) nhìn quanh. Việc chọn từ điền vào câu văn, giáo viên nên để học sinh thoải mái, không ép hay áp đặt. Sau mỗi lần để học sinh chọn điền tôi cũng để học sinh khác bình luận, nhận xét xem câu nào hay hơn. Các em học chưa tốt môn văn có thể học hỏi được nhiều từ, câu của các bạn giỏi. Bài tập này đa dạng, dễ cho ví dụ. Giáo viên nên khuyến khích và động viên làm tốt. Nếu với những câu quá khó giáo viên có thể gợi ý. Với dạng bài này tôi cho các em luyện tập ở các tiết “Luyện tập xây dựng đoạn văn”, tiết “Hướng dẫn học” giúp các em lựa chọn các câu văn hay để viết đoạn văn, vừa khiến cho các em thoải mái trong giờ học, vừa nhớ lâu. 3. Dạy viết câu có kết cấu đơn giản. Tháp cao nào cũng phải xây dựng từ dưới mặt đất. Để viết được những câu văn mang tính nghệ thuật trong kết cấu, trước tiên học sinh cần nắm được câu trong dạng đơn giản nhất, đó là những dạng câu học sinh đã được học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?... câu khiến, câu hỏi, câu cảm. Dạy những loại câu này đối với học sinh không khó. Ta chỉ cần hướng dẫn tốt qua tiết Luyện từ và câu. Xác định các yêu cầu cơ bản học sinh cần nắm được, và thường xuyên củng cố thật nhiều. Câu phải có hai bộ phận chính: Chủ ngữ và vị ngữ. - Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì? - Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì? Đi đôi với việc dạy lý thuyết tôi cho học sinh luyện viết câu, phân tích thật nhiều, lấy ngay các từ học sinh tích luỹ được trong tiết Tập đọc để đặt câu: Ví dụ: Sau khi học xong bài Tập đọc “ Sầu riêng” Tiếng việt 4 tập 2: + Học sinh cần tích luỹ từ: ngọt ngào, quyến rũ, quyện. + Đặt câu và phân tích: Dạ hượng / ngọt ngào lan toả khắp khu vườn CN VN 9 Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 b. Câu có nhiều chủ, vị. Tôi hướng dẫn học sinh cách đặt câu. Ví dụ: Cánh hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn như nhung. Bằng cách làm này, bài văn sẽ không bị lặp lại từ và bớt đi sự cứng nhắc khô khan kể lể. Học sinh viết câu văn hấp dẫn hơn. - Hoa lan, hoa cúc, hoa huệ đua nhau khoe sắc. - Đóa hồng hồn nhiên, rực rỡ căng đầy sức sống. - Chú mèo cuộn mình, lăn tròn như quả bóng. - Chiếc cặp tuy giản dị, mộc mạc nhưng rất tiện lợi. Sau khi được tập luyện nhiều, học sinh có thói quen kết hợp ý để diễn đạt. Bài văn không rời rạc, khô khan bởi chỉ được viết từ các câu đơn. 5. Dạy các biện pháp nghệ thuật. Muốn bài văn hay thì trong bài văn không thể thiếu tính nghệ thuật. Học sinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn hiểu lơ mơ, hời hợt. Nếu giáo viên không dạy, học sinh khó mà nắm bắt được. Để đưa nghệ thuật vào trong văn có rất nhiều biện pháp. Nhưng theo tôi, đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biện pháp nghệ thuật phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa. A. Biện pháp so sánh. Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm các câu có các biện pháp so sánh trong các bài Tập đọc đã học. Ví dụ: - Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng vàng rực rỡ. - Hoa cẩm chướng là ngôi sao màu trên vòm trời xanh lục giữa vườn. - Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến trong xanh. - Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn . - Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con. - Những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_tap_lam_van_cho.doc