Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe tiếng Anh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe tiếng Anh
Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, tiếng Anh là được công nhận là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng chung và phổ biến trên toàn thế giới. Kể từ khi Việt nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày càng nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng thị trường và hợp tác kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực bắt buộc ngoài điều kiện có trình độ chuyên môn cao thì khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp phải chuyên nghiệp, đây chính là vần đề nghiêm trọng của người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy việc giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp cho mọi người có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài với mức lương cao và có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Vì vậy, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Một thực tế đáng lo ngại là hiện nay việc áp dụng các phương pháp dạy tiếng Anh theo hướng tích cực tại các trường trung học phổ thông mang lại hiệu quả không cao, khiến cho các bậc phụ huynh và học sinh không hài lòng. Đa số học sinh sau 7 năm học tiếng Anh ở bậc phổ thông, các em không thể nghe, nói, đọc, viết. Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy kết quả rất bi quan: sau khi học hết trung học cơ sở (lớp 9), học sinh chỉ có thể nghe nói được những thông tin cơ bản như chào hỏi, tên tuổi, chứ không thể kể lại được một câu chuyện khoảng 100 từ. Nhận biết về điều này, nhiều phụ huynh đã chủ động đưa con em mình đến các trung tâm, trường ngoại ngữ để trẻ có thể tiếp xúc với các chương trình học thực tế để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Điều này càng tăng thêm mối lo ngại rằng trong thực tế, các trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập tiếng Anh một cách chuyên nghiệp và điều này càng chứng minh rằng việc đầu tư về cơ sở vật chất còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu của người học như ở các trung tâm Tiếng anh. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 Về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020". Nhiệm vụ đặt ra là xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 1 Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh cho học sinh tập trung vào bài học nghe. Chính vì vậy giáo viên dạy tiếng Anh cần trau dồi về kiến thức, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chủ động. Lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động học nhằm giúp các em phát huy tính tư duy, độc lập, phát triển khả năng học tập, tạo niềm say mê và hứng thú đối với thầy và trò trong từng giờ học. Tạo cho các em niềm đam mê với môn học tiếng Anh nhằm giúp các em đủ khả năng và đạt được trình độ sau khi hoàn thành chương trình tiểu học. Xuất phát từ quá trình dạy học và kinh nghiệm áp dụng tôi đã chọn đề tài “Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe tiếng Anh” để khắc phục những khó khăn trên và để việc dạy nghe trong nhà trường đạt chất lượng tốt hơn, đây cũng là cơ hội cho tôi và các đồng nghiệp tại huyện Krông Ana học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như hoàn thiện tốt hơn những kinh nghiệm mà tôi đưa ra dưới đây. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Nêu ra một số biện pháp tạo hứng thú, thúc đẩy động lực học, tạo môi trường học tập vui vẻ và thân thiện cho học sinh khi học kỹ năng nghe tiếng Anh. Giúp học sinh có thái độ tích cực trong học tập, bên cạnh học tốt kỹ năng nghe đề tài này còn giúp học sinh phát triển đồng đều các kỹ năng: nói, đọc, viết. - Khuyến khích học sinh tự học nghe ở nhà qua các kênh học online, youtube, nghe các bài hát tiếng anh và xem phim hoạt hình bằng tiếng anh 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu về một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe tiếng Anh. 4. Giới hạn của đề tài - Thời gian thực hiện đề tài từ năm học 2016-2017; 2017-2018. - Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động phần pre-listening activities (hoạt động trước khi nghe) học sinh khối 4 trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đaklak. 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu: nghiên cứu các khái niệm công cụ, tình hình dạy học ngoại ngữ, các văn bản, tài liệu, sách, báo. - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: tìm hiểu thực trạng học ngoại ngữ của huyện và trường TH Nguyễn Thị Minh Khai huyện Krông Ana. GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 3 Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh khoa, học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh, sinh viên; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; rà soát, thống nhất chương trình, tài liệu, học liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng, cấp học; chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng. Như vậy, tiếng Anh ngày nay trong các trường phổ thông được quan tâm hơn bao giờ hết. Điều quan trọng nhất hiện nay là môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường nên hướng tới việc khuyến khích các em thực hành nhiều hơn và quan tâm hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất. Học sinh phải được luyện tập nghe - nói trong những phòng riêng biệt, đầy đủ máy móc. Chỉ khi cơ sở vật chất đồng bộ, thầy cô mới có điều kiện đánh giá toàn diện trình độ của các em. Chính những người đang giảng dạy bộ môn tiếng Anh khẳng định rằng nhà trường chỉ có thể tạo ra môi trường dạy và học tiếng Anh năng động khi kết hợp được các yếu tố: Giáo viên giỏi, chương trình - sách giáo khoa tiên tiến, ưu tiên thực hành và cơ sở vật chất đảm bảo. Trong việc học ngoại ngữ, kỹ năng nghe là một kỹ năng quan trọng, đòi hỏi người học phải giỏi các kỹ năng nói, đọc, viết, có vốn từ vựng tốt... thì nghe mới tốt và ngược lại. Không có lý do gì khi xếp các kỹ năng với nhau: nghe, nói, đọc, viết thì kỹ năng nghe được xếp lên vị trí đầu tiên. Do đó, để học tốt kỹ năng này nhà trường cần trang bị đầy đủ các thiết bị như: máy tính kết nối mạng, CD player, loa, đài (cassatte), bảng tương tác, máy chiếu (projector) Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh, nhu cầu của người dạy đòi hỏi đổi mới không những về cơ sở vật chất mà còn về phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Do đó các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất; ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến nhu cầu của học sinh và giáo viên, tu sửa kịp thời trang thiết bị hư hỏng; giáo viên đứng lớp giảng dạy phải tự trau dồi về kiến thức qua các kênh thông tin, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng năm học, bài trừ những phương pháp không còn phù hợp, nghiên cứu đầu tư cho phương pháp mới, phát huy những phương pháp có hiệu quả đã sử dụng. Có như vậy mới thúc đẩy được sự hứng thú trong học sinh và nâng cao chất lượng của môn tiếng Anh. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu - Thuận lợi: GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 5 Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình. Đa số cha mẹ học sinh không biết và hiểu nhiều về tiếng Anh. Vì vậy, họ không thể chủ động trong việc hướng dẫn con học tiếng Anh và hướng dẫn con em mình sử dụng một số phần mềm tiện ích trong việc học nghe tiếng Anh ở nhà. Đa số phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên chưa đủ điều kiện trang bị máy tính, loa cho các em. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Thông qua các biện pháp mà tôi đưa ra nhằm mục đích tạo hứng thú trong học tập đối với học sinh, không gây sự nhàm chán và mất tập trung trong khi học. Giúp các em phát triển kỹ năng nghe tốt hơn và tạo môi trường học tập thân thiện, vui tươi, từ đó các em học sinh yêu thích môn tiếng Anh hơn. - Giúp giáo viên nhận thức được rằng cần thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng kỹ năng và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giúp giáo viên dễ dàng bao quát và kiểm soát lớp học, quân tâm hơn đối với mỗi cá nhân học sinh. - Tích hợp dạy và học với nhiều nguồn tư liệu giúp học sinh mở rộng kiến thức và sự hiểu biết, động viên, khuyến khích học sinh học tiếng Anh qua mạng (IOE); học qua các kênh như mạng internet, nghe nhạc tiếng Anh rèn kỹ năng, các bài tập nghe trong sách tham khảo - Kết hợp các giải pháp, biện pháp trong quá trình học tập nhằm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ đối với từng đối tượng học sinh, từ đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng các em học sinh khá, giỏi và phụ đạo các em học sinh yêu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên có cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Nghe (Listening) là một trong kỹ năng quan trọng trong môn tiếng Anh, kỹ năng này bổ trợ cho người học học tốt các kỹ năng khác như kỹ năng nói (speaking), đọc (reading) và viết (writing). Mỗi kỹ năng đều có tiến trình dạy và học riêng, kỹ năng nghe cũng chia làm 3 bước chính: trước, trong khi và sau khi nghe, sau đây là các bước dạy cơ bản của kỹ năng nghe: Trước khi nghe (Pre-listening): - Giới thiệu nội dung chủ điểm/tình huống; - Các câu hỏi đoán về nội dung sắp nghe; - Các bài tập bổ trợ, các hoạt động gây hứng thú cho học sinh trước khi nghe. GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 7 Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi nghe bằng các trò chơi (cho phần Pre-listening activities). + Mục đích: Sử dụng các trò chơi trước khi nghe nhằm các mục đích: một là tạo môi trường học tập vui vẻ, thư giãn; hai là tạo hứng thú và tăng động cơ học tập; ba là ôn lại kiến thức liên quan đến bài nghe giúp học sinh nghe chính xác thông tin trong bài. Như vậy, sử dụng trò chơi (games) trong khi dạy nghe mang lại lợi ích khá lớn đối với giáo viên và học sinh. Đây được coi như là một phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm mà tôi thường xuyên sử dụng. Games cũng là một trong các kỹ thuật đánh giá thường xuyên trên lớp đối với học sinh, vì vậy giáo viên nên thường xuyên sử dụng trò chơi khi dạy học. Có rất nhiều trò chơi trong quá trình dạy học vì vậy giáo viên cần chắt lọc một số trò chơi phù hợp với từng bài nghe trong sách giáo khoa. Sau đây là một số trò chơi tôi thường áp dụng: 1. Trò chơi: Challenging (thách đấu). + Mục đích: ôn lại từ theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nghe, nói. + Chuẩn bị: không cần chuẩn bị đồ dùng. + Cách chơi: • Giáo viên sẽ chia lớp thành 2 đội (hoặc hai học sinh) rồi đưa ra nội dung kiến thức bài học. Hai đội hội ý trong vòng 30 giây và lần lượt thách đấu với đội bạn. • Đội nào thách đấu được nhiều số từ hơn thì được quyền nói trước. Nếu nói đủ và đúng số lượng từ đã thách đấu thì ghi sẽ được 1 điểm. • Nếu nói sai 1 từ hay nói ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số lần thách đấu thì sẽ chịu thua cuộc và điểm sẽ thuộc về đội kia. • Cuộc chơi tiếp tục với những chủ đề khác nhau. Cuộc chơi sẽ dừng lại cho đến khi thời gian ấn định đã hết hay giáo viên đã kiểm tra xong chủ điểm các từ cần kiểm tra. + Kết thúc trò chơi: Tuyên dương đội nào ghi được nhiều điểm nhất. • Chú ý: Có thể áp dụng trò chơi này với từng cá nhân học sinh. Sau đây là một giờ học nghe tôi áp dụng trò chơi “Challenging: thách đấu” Ví dụ: Unit 13: Would you like some milk? – Lesson 1 part 3: listen and tick Chủ điểm: Food and Drink Cách chơi: như nêu trên. GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc