Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 Trường TH Nguyễn Trường Tộ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 Trường TH Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 Trường TH Nguyễn Trường Tộ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG NGUYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRƯỜNG TỘ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh lớp 4.” Người thực hiện: Phan Thị Mai Hoa Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường TH Nguyễn Trường Tộ Biện pháp thuộc môn : Tiếng Việt Hưng Nguyên – Năm 2021 1 pháp dạy học tích cực. 19 Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn của bài 18 văn miêu tả 20 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức văn học 19 qua phân môn Tập đọc và các môn học khác để làm giàu vốn từ văn miêu tả 21 Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh sử dụng một số biện pháp 21 nghệ thuật 22 Biện pháp 6: Bộc lộ cảm xúc trong văn miêu tả 23 23 Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn của bài 24 văn miêu tả 24 Biện pháp 7: Thực hiện nghiêm túc tiết Trả bài Tập làm văn 24 25 Biện pháp 8: Phát động phong trào đọc sách để mở rộng vốn 25 từ 26 2.3.Kết quả đạt được 26 27 2.4 Bài học kinh nghiệm 26 28 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 27 29 1.Kết luận 27 30 2.Kết luận 3 nguyên lý giáo dục, đặc trưng bộ môn, tâm sinh lí học sinh, phát huy năng lực học cho học sinh. Với những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Sáng kiến kinh nghiệm vừa mang tính thực tiễn cao, vừa có tính sáng tạo, tính mới. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn: - Rèn luyện kĩ năng làm các bài văn tả cảnh cho học sinh . - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức, hiểu và khắc sâu, nhớ lâu kiến thức, phát triển hoạt động trí tuệ sáng tạo của học sinh, vận dụng tạo tiền đề sau này học sinh tiếp tục học các thể loại văn khác được tốt hơn. - Góp phần làm rõ phương pháp dạy, nâng cao chất lượng học văn miêu tả cảnh cho giáo viên và học sinh lớp 4. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tập thể học sinh, lớp 4E năm học 2019 - 2020, Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ – Huyện Hưng Nguyên - Tỉnh Nghệ An. - Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về quy mô: Tổng hợp những kiến thức liên quan trực tiếp để dạy HS viết bài văn. Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả viết bài văn ở học sinh lớp 4 không như ý muốn. Tìm ra các giải pháp và xây dựng gắn dạy học minh họa để việc dạy học viết bài văn đạt kết quả tốt hơn. Phạm vi về không gian: Tại lớp 4E - Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ. Phạm vi về thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lí luận. 5 - Văn miêu tả phải là loại văn giàu cảm xúc, những rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sáng tạo nhằm mục đích thông báo thẩm mỹ. Người đọc qua văn miêu tả nhận thức thực tế khách quan bằng con đường lí trí mà chủ yếu bằng cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn. - Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh: ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, đa dạng. Và người viết còn đan xen giai điệu phụ trợ như: tường thuật, kể chuyện ... 1.3 Cấu trúc chương trình, sách giáo khoa phân môn Tập làm văn lớp 4 Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng. Ở lớp 4, văn miêu tả được dạy 30 tiết với ba kiểu bài cụ thể: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Chương trình Tập làm văn lớp 5 tiếp tục dạy về văn miêu tả với hai kiểu bài: Tả cảnh - 14 tiết, tả người - 12 tiết. * Về cấu trúc chương trình - Trong chương trình Tiếng Việt Lớp 4, mỗi tuần có 2 tiết học Tập làm văn. Cả năm học mỗi lớp có tổng số 70 tiết Tập làm văn, trong đó trừ 4 tuần ôn tập GHKI; CHKI, GHKII và CHKII thì văn miêu tả lớp 4 có thời lượng như sau: Học kỳ 1 Học kỳ 2 Cả năm Lớp 4 7 tiết 23 tiết 30 tiết Như vậy, kì 1 số tiết học văn miêu tả ít, còn kì 2 nặng về văn miêu tả hơn. * Về sách giáo khoa - Kiến thức Tập làm văn trong chương trình được sắp xếp học trong tuần sau khi đã được học các phân môn khác . - Thông tin của phân môn Tập làm văn được thể hiện toàn bộ bằng kênh chữ, không có hoặc ít kênh hình minh họa. - Tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức của nhiều phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Nội dung các bài Tập làm văn lớp 4 được gắn với các chủ điểm, có sự tích hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt. Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, nói, viết đoạn hoặc cả bài văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng, tìm lí lẽ, dẫn chứng ,trình bày và tranh luận Góp phần phát triển năng lực phân tích tổng hợp của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả. 7 Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng về làm văn tả đồ vật của học sinh( tại lớp 4E), với đề bài: Em hãy tả lại một đồ dùng học tập mà em thích. Kết quả đạt được như sau: Nội dung cần đạt Thời điểm khảo sát/Số học sinh đạt Đầu Cuối học Cuối năm học kì I học kì II SL TL SL TL - Biết lập dàn bài, viết bài văn đủ 3 phần. 17 53,2% -Viết được bài văn hay, biết bám vào các hình ảnh, kết hợp sự sáng tạo, sử dụng biện pháp 5 15,6% tu từ đơn giản của cá nhân 8 25% Hứng thú học tập Qua bảng tổng kết trên cho thấy chất lượng học văn miêu tả của học sinh còn thấp, nhiều học sinh còn có nhiều hạn chế trong việc viết văn. 3.2 Nguyên nhân hạn chế: - Một số giáo viên cung cấp vốn từ cho học sinh ít, hướng dẫn chưa nhiều cách sử dụng các biện pháp tu từ trong khi viết văn miêu tả. Khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết cho học sinh còn hạn chế, cách dạy còn đơn điệu, ít tìm tòi cái mới nên không gây hứng thú cho học sinh. - Kiến thức môn Tiếng Việt ở Tiểu học mang tính đồng tâm, các em phải kết nối được những kiến thức đã học với kiến thức mới thì mới hoàn thiện được các kĩ năng cần thiết cho môn Tiếng Việt. Chính vì lẽ đó, nhiều học sinh kiến thức các lớp dưới chưa chắc thì càng lên các lớp trên sẽ càng khó khăn khi học Tiếng Việt, dẫn đến các em chán nản, không thích học Tiếng Việt. - Phần lớn học sinh tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế cho nên vốn liếng về cuộc sống, về văn học của các em bị hạn chế. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến việc học văn và Tập làm văn của học sinh. - Ngoài ra sự hấp dẫn của các trò chơi GAMES hoặc các trang WEB hấp dẫn khác trên INTERNET khiến các em quên đi sự đa dạng của thế giới thiên nhiên 9 - Em hãy quan sát và ghi lại những âm thanh những đàn chim đậu trên vòm lá. - Em hãy quan sát và ghi lại những âm thanh khi mở đóng chiếc cặp. Ví dụ: Để tả tốt về chiếc cặp thì ngoài quan sát bằng mắt, tôi yêu cầu các em bằng một âm thanh phát ra từ những chiếc khóa cặp để tìm cụm từ ngữ diễn tả thích hợp. * Quan sát bằng mũi: Quan sát bằng mũi sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đối tượng, từ đó biết chọn ra những nét tinh tế của sự vật, chẳng hạn: - Qua mùi thơm : “phưng phức” ta hiểu ngay từ mùi thơm của da mới (tả cái cặp), mùi giấy mới (tả quyển vở, quyển sách) mùi quả chín (tả cây ăn quả - quả mít) Nếu quan sát bằng mũi một cách tinh tế thì chúng ta sẽ phân biệt được các mức độ khác nhau về mùi thơm đó. Từ đó sẽ lựa chọn từ ngữ diễn tả sự vật một cách chính xác tinh tế như: mùi ở gần thì “nồng nặc, sực nức...”, mùi ở xa thì “phảng phất, thoang thoảng”. Trong viết văn, thì quan sát bằng mũi được các nhà văn sử dụng rất tinh tế và diễn tả thật hấp dẫn như “Hương thảo quả ngọt cũng thơm nồng”, “Hương thơm đậm, ủ trong từng nếp áo, nếp khăn”, “Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kỳ lạ đến thế” trong “Mùa thảo quả” của nhà văn Ma Văn Kháng”. * Quan sát bằng vị giác, xúc giác: Trong miêu tả có những đối tượng ngoài việc miêu tả bằng cách quan sát trên thì cần giúp học sinh quan sát bằng xúc giác, vị giác. Ví dụ: “Hai bàn tay xoa vào má cứ ráp ráp, không hiểu vì sao Bình rất thích.”( Nguyễn Thị Xuyên). “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ” (Mai Văn Tạo). Đối với học sinh lớp 4 miêu tả có hiệu quả cao thì trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tổ chức cho các em quan sát bằng các câu hỏi gợi ý, như: Khi nắm lấy quai xách em cảm thấy như thế nào? Khi sờ thân cây bàng em có cảm giác như thế nào? Tóm lại muốn tái hiện các sự vật, hiện tượng, cách quan sát tốt nhất là phải dùng nhiều giác quan thì tài năng văn mới phong phú, muôn hình muôn vẻ. 1.2 Lựa chọn trình tự quan sát : Tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp, cụ thể: *Trình tự không gian : Thường quan sát bao quát đến quan sát chi tiết từng bộ phận, quan sát từ trái sang phải hay từ trên xuống dưới, hay từ ngoài vào trong, nhìn từ xa lại gần....và ngược lại,... 11 Cho nên, tôi luôn xác định, chỉ rõ cho học sinh quan sát đối tượng miêu chỉ tập trung vào việc lựa chọn những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng. Có thể những đặc điểm riêng đó đối với người khác là bình thường nhưng đối với riêng em là đặc biệt vì nó gắn bó với em bằng một kỷ niệm, một sự kiện nào đó. 1.4 Sử dụng tranh ảnh để quan sát Đối với văn miêu tả đồ dùng chủ yếu sử dụng là tranh ảnh, mẫu vật thật cho học sinh quan sát như cái cặp, quyển sách,...Tuy nhiên, nhiều đối tượng miêu tả không thể cho học sinh quan sát trực tiếp tại lớp, mà phải tự quan sát tại gia đình, ngoài xã hội (con lợn, cây chuối đang có buồng, con đường làng, vườn rau). Vì vậy, khi hướng dẫn tại lớp, muốn gợi mở dẫn dắt có hiệu quả thì phải sử dụng tranh, ảnh giúp học sinh nhớ lại những điều đã quan sát từ trước. Đó chính là cơ sở để cho các em suy nghĩ, phân tích, tổng hợp lại các đặc điểm của sự vật và rèn luyện làm Tập làm văn. Có như vậy, việc sử dụng tranh, ảnh mới đem lại hiệu quả. Ví dụ: Khi yêu cầu học sinh tả con trâu thì tôi sưu tầm hình ảnh con trâu lúc gặm cỏ, đang tắm dưới sông .để học sinh có thể tả một cách sinh động hơn. 13 - Dựa vào bài văn Hoa học trò của nhà văn Xuân Diệu, cho học sinh thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu bài tập: + Xác định nội dung từng phần bài văn. + Nêu các ý chính của từng phần bài văn. Sau khi các em thảo luận, trình bày trước lớp, giáo viên bổ cứu, đã hoàn chỉnh dàn ý của bài văn như sau: - Mở bài: Giới thiệu màu đỏ nổi bật của hoa phượng, những tán hoa như muôn ngàn con bướm thắm. - Thân bài: + Hoa phượng gắn bó với tuổi học trò, hoa phượng là hoa học trò. + Mùa xuân cây phượng xanh um, mát rượi. + Mùa hè đến hoa phượng bắt đầu nở. + Hoa phượng nở bất ngờ. - Kết bài: Hoa phượng nở chói lọi dưới mặt trời, kêu vang: hè đến rồi. Sau khi các em hình thành dàn ý trên bài văn hoàn chỉnh, tôi giúp học sinh hoàn thiện một số đề bài cụ thể. Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn của bài văn miêu tả Sau khi đã lập dàn ý, thì bước tiếp theo là tổ chức hướng dẫn học sinh hoàn thiện bài văn, phát triển các ý của bài văn thành đoạn văn, bài văn. 3.1 Hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài : Mở bài của bài văn là một phần quan trọng trong cấu trúc bài văn miêu tả. Mở bài hay hay dở sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự biểu đạt của chủ đề, sự thành bại của bài viết và cả quá trình trình bày, khiến người đọc sẽ có được cảm hứng. Mở bài cần đạt các yêu cầu: tiếp xúc chủ đề và gây ấn tượng đẹp cho người đọc. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã hướng dẫn các em viết mở bài bằng nhiều cách không rập khuôn máy móc, tùy theo từng đối tượng học sinh để hướng dẫn viết mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp. Mở bài trực tiếp là cách mở bài mà học sinh hay dùng, đặc biệt là đối tượng học sinh học lực loại đạt. Ví dụ : Khu vườn nhà em có nhiều cây ăn quả, trong đó em thích nhất là cây cam ông em trồng. Bên cạnh đó, tôi khuyến khích học sinh có năng khiếu trong học tập viết mở bài theo kiểu gián tiếp, bằng cách thông qua các sự vật, sự việc có liên quan. Tức là hình thức mở bài bắc cầu. 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_nang_cao_chat_luong.docx