Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
0 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 1.Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 1 3 2. Mục đích nghiên cứu. 1 4 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 5 4. Phạm vi nghiên cứu. 2 6 5.Phương pháp nghiên cứu. 2 7 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 8 1. Cơ sở lí luận. 2 9 1.1 Các khái niệm về văn miêu tả 3 10 1.2 Đặc điểm văn miêu tả 3 12 2.Thực trạng dạy học văn miêu tả hiện nay 3 13 2.1 Giới thiệu vài nét về trường 3 14 2.2 Thực trạng dạy học văn miêu tả lớp 4 4 15 2.3. Nguyên nhân 5 16 3. Một số biện pháp đã thực hiện. 5 18 Biện pháp 1: Tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng 5 miêu tả Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả bằng cách sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực. 19 Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn của bài 9 văn miêu tả 20 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức văn học 11 qua phân môn Tập đọc và các môn học khác để làm giàu vốn từ văn miêu tả 21 Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh sử dụng một số biện pháp 12 nghệ thuật 22 Biện pháp 6: Bộc lộ cảm xúc trong văn miêu tả 15 23 Biện pháp 7: Thực hiện nghiêm túc tiết Trả bài Tập làm văn 15 24 3. Kết quả đạt được 16 26 4. Bài học kinh nghiệm 16 27 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18 28 1.Kết luận 18 29 2. Khuyến nghị 18 2 tượng của các em trong làm văn miêu tả. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong khi tả. - Góp phần làm rõ phương pháp dạy, nâng cao chất lượng học văn miêu tả cảnh cho giáo viên và học sinh lớp 4. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là tập thể học sinh, lớp 4G năm học 2021 - 2022, Trường Tiểu học Vật Lại – Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội - Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về quy mô: Tổng hợp những kiến thức liên quan trực tiếp để dạy HS viết bài văn. Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả viết bài văn ở học sinh lớp 4 không như ý muốn. Tìm ra các giải pháp và xây dựng gắn dạy học minh họa để việc dạy học viết bài văn đạt kết quả tốt hơn. - Phạm vi về không gian: Tại lớp 4G - Trường Tiểu học Vật Lại . - Phạm vi về thời gian: Năm học 2021 – 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp quan sát sư phạm. Ứng dụng sơ đồ tư duy Phương pháp điều tra. Phương pháp thực hành. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:, 4 nghĩa văn miêu tả cho phép người viết bịa một cách tùy tiện, muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết. Khi miêu tả cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thực. Thấy đúng như thế nào thì tả như thế ấy. - Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh: ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, đa dạng. Và người viết còn đan xen giai điệu phụ trợ như: tường thuật, kể chuyện ... 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 4 HIỆN NAY: 2.1. Giới thiệu vài nét về trường tôi đang công tác 2.1.1 Thuận lợi - Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ngay từ đầu năm học, BGH cùng với PGD đã tổ chức nhiều chuyên đề nâng cao chất lượng giảng dạy trong phân môn Tập làm văn. - Học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời, có ý thức tìm tòi. - Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Bản thân là giáo viên dạy lớp 4, yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với nghề mà mình đã chọn. 2.1.2. Khó khăn - Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác. - Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. - Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích lũy các từ ngữ gợi tả. - Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,... còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học. - Các em chưa thực sự cảm thấy yêu thích môn học. 2. 2 Thực trạng dạy học văn miêu tả lớp 4: - Các em phân định các phần trong mỗi bài viết chưa rõ ràng, nhiều em còn chưa phân biệt được đâu là mở bài, thân bài, kết luận. Các em chưa biết cách trình bày một cách mạch lạc, gãy gọn thành các đoạn nên bài viết các em diễn đạt lộn xộn, thiếu logic, sáng tạo. - Nhiều em chưa có kĩ năng quan sát, chủ yếu quan sát bằng mắt, từ đó chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc độc đáo của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Khi đứng trước một cây bàng cành lá sum suê có nhận xét về cây bàng đó thì các em trả lời. Cây bàng to ạ! Cây bàng cao ạ! Cây bàng tốt ạ! Cây bàng nhiều cành ạ! 6 - Ngoài ra sự hấp dẫn của các trò chơi GAMES hoặc các trang WEB hấp dẫn khác trên INTERNET khiến các em quên đi sự đa dạng của thế giới thiên nhiên xung quanh : ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa, ... Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét,.... 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: Biện pháp 1: Tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả: Dạy cho học sinh kĩ năng quan sát là yêu cầu quan trọng khi viết văn miêu tả. Muốn quan sát tốt học sinh phải nắm được phương pháp quan sát. Quan sát để làm Tập làm văn và quan sát để hiểu về khoa học có hai mục đích khác nhau. Mục đích quan sát khoa học là để tìm ra công dụng, cấu tạo, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng. Mục đích quan sát văn học là để tìm được hình dạng, màu sắc, âm thanh tiêu biểu từ cảm xúc của người đối với sự vật. Vì vậy để học sinh biết cách quan sát tốt, cần chú ý những vấn đề cơ bản sau: 1.1: Hướng dẫn học sinh quan sát bằng nhiều giác quan: * Dùng mắt để quan sát Dùng mắt quan sát thường tả màu sắc, hình thức sự vật, có thể phát hiện ra nhiều nét độc đáo tinh tế của sự vật. Trong quá trình hướng dẫn học sinh, tôi yêu cầu các em quan sát các sự vật bằng mắt để nhận thấy những màu sắc, hình khối, nét đặc sắc của đối tượng. Với đề bài: Tả một cây ăn quả mà em yêu thích. Quan sát bằng mắt, các em thấy được tầm thước của cây cao như thế nào, tán lá, lá ra sao? Màu sắc, hình dáng của hoa, quả( khi còn nhỏ, đến khi chín) ... * Quan sát bằng tai Dùng tai nghe được âm thanh nhịp điệu và gợi cảm xúc. Dùng tai khi quan sát để bổ trợ cho việc miêu tả đối tượng một cách cụ thể hơn, sinh động hơn. Để học sinh lớp 4 có khả năng quan sát bằng tai, giáo viên thực hiện ra các bài tập, như: - Em hãy quan sát và ghi lại những âm thanh những đàn chim đậu trên vòm lá. - Em hãy quan sát và ghi lại những âm thanh khi mở đóng chiếc cặp. * Quan sát bằng mũi: Quan sát bằng mũi sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đối tượng, từ đó biết chọn ra những nét tinh tế của sự vật, chẳng hạn: - Qua mùi thơm : “phưng phức” ta hiểu ngay từ mùi thơm của da mới (tả cái cặp), mùi giấy mới (tả quyển vở, quyển sách) mùi quả chín (tả cây ăn quả - quả mít) Nếu quan sát bằng mũi một cách tinh tế thì chúng ta sẽ phân biệt được các mức độ khác nhau về mùi thơm đó. Từ đó sẽ lựa chọn từ ngữ diễn tả sự vật một 8 sân trường theo trình tự không gian và kết quả các em đã hình thành dàn ý như sau: ( Minh chứng đính kèm phần Phụ lục: MC1) 1.3 Tìm ra được nét riêng biệt, nét tiêu biểu, nét độc đáo của sự vật Đúng như nhà văn Tô Hoài đã nói: “Quan sát giỏi phải thấy ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi chẳng cần đầy đủ sự việc, chỉ chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận như Một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ, mới bật lên và khi bật lên thì thấy thích thú hào hứng không ghi không chịu được.” (Trích “sổ tay viết văn” – NXB tác phẩm mới 1977). Khi quan sát phải có trọng tâm, không phải kiểu quan sát nhặt nhạnh, liệt kê, kể lể một cách khô khan dẫn đến miêu tả rườm rà, sẽ không thể làm nổi bật được đối tượng cần miêu tả. Ví dụ: Tả cây ăn quả: chú trọng quan sát quả, quá trình phát triển của quả, hương vị, hình dáng, màu sắc của quả. Tả cây hoa: tập trung vào tả vẻ đẹp của hoa, màu sắc, hương vị của hoa ... Tả cây bóng mát: tập trung tả lá, tán lá, cảm giác mát mẻ dưới vòm lá, sự phát triển qua bốn mùa nhưng chủ yếu mùa lá tốt tươi cho bóng mát. Tả con vật: quan sát những nét tiêu biểu của hình dáng, hoạt động của nó. Cho nên, tôi luôn xác định, chỉ rõ cho học sinh quan sát đối tượng miêu chỉ tập trung vào việc lựa chọn những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng. Có thể những đặc điểm riêng đó đối với người khác là bình thường nhưng đối với riêng em là đặc biệt vì nó gắn bó với em bằng một kỷ niệm, một sự kiện nào đó. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả bằng cách sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực. Lập dàn ý là một việc làm không thể thiếu của một bài văn miêu tả nói riêng và các thể loại văn khác nói chung. Nó giống như một cái sườn của bài văn để các em dựa vào đó viết văn đủ ý, bài văn mạch lạc và theo một trình tự nhất định.. Nếu như học sinh lập được dàn ý đúng, đầy đủ thì coi như bài viết đã thành công một nửa. Đầu tiên, cho học sinh nắm chắc bố cục bài văn miêu tả trong chương trình tiểu học gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. Riêng phần mở bài học sinh có thể lựa chọn gián tiếp hay trực tiếp; kết bài mở rộng hay không mở rộng. Để học sinh có kĩ năng cách lập dàn ý của một bài văn miêu tả, tôi cho học sinh làm quen rút dàn ý từ những bài văn hoàn chỉnh cho trước. Ví dụ : Bài Hoa học trò ( Tiếng Việt 4 ) 10 3.2 Hướng dẫn học sinh viết đoạn thân bài. Đây là phần quan trọng nhất của bài làm. Đối tượng (đồ vật, con vật, cây cối) được miêu tả một cách chi tiết theo một trình tự nhất định. Phần này có thể là một đoạn hoặc nhiều đoạn. Mỗi đoạn miêu tả một bộ phận của đồ vật, con vật hay một thời kì phát triển của một loài cây. Trong thân bài được chia ra nhiều ý, mỗi ý miêu tả một chi tiết của sự vật. Để tổ chức cho học sinh viết đoạn thân bài hiệu quả, tôi hướng dẫn các em phát triển các ý trên dàn bài đã làm thành từng đoạn văn hoàn chỉnh. Việc làm này song hành với việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh sinh động gợi cảm, những từ đắt để lột tả đặc điểm của sự vật, hay sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp từ điệp ngữ ... cùng với việc sử dụng phép liên kết câu. Ví dụ : Với đề bài Tả cây bàng sân trường. Trên cơ sở các ý của dàn ý phần tả cây bàng qua bốn mùa, yêu cầu học sinh phát triển thành đoạn văn : -Mùa thu những chiếc lá vàng đỏ ối. - Đông sang, lá cây rụng hết. - Xuân về chồi non mới nhú. - Hè về tán lá xanh um. Để các em phát triển các ý hoàn chỉnh, tôi gợi ý các em bằng các câu hỏi : + Mùa thu, những chiếc lá chuyển màu gì ? Được so sánh với cái gì ? + Màu sắc có gì đẹp, hấp dẫn ? học sinh thường có trò chơi gì ? + Đông sang, lá cây thay đổi ra sao ? Nhìn vào cây bàng ta cảm giác thế nào ? cây trơ trọi lá so sánh được so sánh với các gì ? + Xuân về cây hồi sinh ra sao ? các búp nhú ra giống như cái gì ? màu lá non ra sao ? + Hè về, tán lá xanh um như thế nào? Được so sánh với cái gì ? Cảm giác ngồi dưới tán lá như thế nào ? Những kỉ niệm dưới vòm lá ra sao? Cảnh vật xung quanh cây bàng (nắng, gió, chim chóc) ra sao ? 3.3 Hướng dẫn học sinh viết đoạn kết bài. Kết bài là phần hoàn thiện cuối cùng của bài văn miêu tả. Nếu mở bài là lời chào ngọt ngào đằm thắm, đầy quyến rũ mời bạn đến thăm khu vườn văn thì kết bài là lời nhắn gửi, lưu lại ý tưởng của bài văn, mang theo cảm xúc sâu sắc, trong lòng còn lưu lại những kí ức đẹp đẽ khi du ngoạn những cánh đồng đầy ân tình. Trong quá trình dạy học, tùy theo đối tượng học sinh tôi hướng dẫn các em vận dụng linh hoạt các kiểu kết bài. Đối với học sinh có năng khiếu tôi thường định hướng viết kết bài mở rộng. Thường các em kết bài theo kiểu bày tỏ cảm xúc với đối tượng miêu tả, hay có ý thức chăm sóc, giữ gìn, biết ơn
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_nang_cao_chat_luong.docx