Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả Lớp 4 phần miêu tả con vật
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả Lớp 4 phần miêu tả con vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả Lớp 4 phần miêu tả con vật

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2017 - 2018 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học mới nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết) để học tập, giao tiếp và giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học và thể hiện được đậm nét cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức linh hoạt để mỗi tiết dạy tập làm văn đều đạt được hiệu quả mong muốn. Văn miêu tả là kim chỉ nam xuyên suốt phân môn Tập làm văn ở bậc Tiểu học nói chung và Tập làm văn lớp 4 nói riêng. Văn miêu tả là loại văn căn cứ vào những điều quan sát, cảm nhận được về đối tượng (cây cối, đồ vật, loài vật, con người) xung quanh ta sinh động, tươi đẹp đã để lại cho chúng ta ấn tượng. Những ấn tượng đó được chuyển từ trực quan sinh động - hình ảnh hội họa sang tư duy trừu tượng - ngôn ngữ văn chương. Muốn vẽ ra những hình ảnh chân thật của đối tượng đó, trình bày theo bố cục hợp lí và diễn đạt bằng ngôn ngữ lời văn sinh động giàu hình ảnh, khiến cho người đọc, người nghe cùng cảm thấy, cùng nhận thấy chúng ta phải dùng văn miêu tảû. Học sinh Tiểu học rất thích vẽ nhưng vấn đề chuyển từ hình vẽ sang ngôn ngữ miêu tả đối với các em là điều không thể dễ dàng. Vì thế các em rất ngại khi làm văn miêu tả và thường mắc phải khuyết điểm: “Công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu chân thực” bài văn của các em có những biểu hiện vai mượn ý của người khác, học thuộc văn mẫu khi làm bài sao chép ra. Bài văn hời hợt không có sắc thái riêng nào của đối tượng miêu tả, thiếu sự cảm nhận, sáng tạo của học sinh do không quan sát cụ thể đối tượng miêu tả, không biết cách hồi tưởng nhớ lại kinh nghiệm sống của Trần Thị Lệ Quyên Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2017 - 2018 (phần miêu tả con vật). Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học để tiết học diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao. II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: - Giúp học sinh lớp 4 có kỹ năng làm bài văn miêu tả con vật hay, sinh động và sáng tạo. - Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. III. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: Đề tài nghiên cứu dựa vào vốn hiểu biết của mình qua nhiều năm giảng dạy. Bên cạnh đó còn học hỏi thêm những kinh nghiệm, đọc thêm sách báo, chọn lọc những giải pháp thực thi hơn để khớp với xu hướng giáo dục hiện nay nhằm truyền thụ đến các em bằng con đường hiệu quả nhất, giúp các em khắc phục dần những khó khăn trong môn học, đem lại kết quả cao hơn. IV. PHẠM VI ĐỀ TÀI: Việc nâng cao chất lượng dạy và học Tập làm văn miêu tả lớp 4 có nhiều vấn đề liên quan như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, năng khiếu làm văn của học sinh,...Riêng trong phần giảng dạy của giáo viên cũng có nhiều điều: dạy lập dàn ý, dạy làm văn nói, trả bài viết,...Đề tài này chủ yếu đi sâu vào những giải pháp giúp học sinh lớp 4 nắm vững và thực hiện tốt về quan sát, về chọn lọc ý, về lập dàn ý, về viết bài văn miêu tả con vật gần gũi với các em mà thôi. Trần Thị Lệ Quyên Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2017 - 2018 câu. Còn học sinh chưa hoàn thành thì bài văn của các em ít ý, khô khan, tả theo kiểu liệt kê, còn mắc nhiều lỗi chính tả, chấm, phẩy tùy tiện nên nghĩa của câu văn không rõ. Có em làm lạc đề bài. Qua kết quả trên, tôi nhận thấy là do những nguyên nhân: - Học sinh chưa biết xác định kĩ đề bài. - Khả năng quan sát của các em chưa thấu đáo, còn hời hợt. - Các em không có kỹ năng lập dàn ý bài trước khi viết bài văn. - Vốn từ miêu tả của các em còn ít. II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT: Từ thực trạng học sinh ở lớp và tìm ra được nguyên nhân, tôi cần giải quyết những vấn đề sau: a/ Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài. b/ Rèn kĩ năng quan sát. c/ Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. d/ Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả con vật. e/ Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ thông qua các môn học khác. f/ Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của bạn. g/ Sử dụng các hình thức hoạt động của học sinh trong giờ học. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả con vật hay, có tính sáng tạo, giàu hình ảnh thì trước hết giáo viên cần giúp các em hiểu rằng: tả con vật là dùng lời văn của mình giúp người đọc như thấy cụ thể trước mắt con vật đó hình dáng như thế nào? Đầu, mình, chân, đuôi ra sao? Có những hoạt động gì đặc biệt? Vì vậy ngay sau khi học xong bài: “Thế nào là văn miêu tả?” tôi đã khắc sâu cho học sinh hiểu: Khi miêu tả các em không được đưa ra lời nhận xét chung chung như con này rất to, đầu của nó nhỏ, thân của nó dài mà phải làm cho người đọc thấy được con vật em tả có đặc điểm gì riêng biệt giúp người đọc phân biệt con đó với các con khác cùng loài. Để giúp học sinh làm được việc này tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp như sau: Trần Thị Lệ Quyên Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2017 - 2018 Để giúp các em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từng con vật tôi sử dụng các thao tác rèn kỹ năng như sau: a. Quan sát con vật theo 1 trình tự hợp lý: Các em có thể quan sát theo các trình tự sau: - Quan sát hình dáng: tả bao quát trước rồi mới tả từng bộ phận. - Quan sát hoạt động và thói quen sinh hoạt của con vật (Có thể tả kết hợp với việc tả hình dáng cũng như môi trường mà con vật đang sống). - Quan sát tính nết. - Tình cảm giữa con vật và con người. - Các mặt lợi hại của con vật. Ví dụ: Quan sát con gà trống. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự: + Quan sát bao quát: hình dáng, kích thước, màu sắc + Quan sát từng bộ phận: đầu, mình, chân, đuôi + Quan sát hoạt động và thói quen: gáy, ăn, tìm mồi b. Quan sát con vật bằng nhiều giác quan: Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Xong tôi đã hướng dẫn các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát. Ví dụ: Quan sát con mèo: Tôi hướng dẫn như sau: - Các em dùng mắt để quan sát xem hình dáng của nó như thế nào? Trông nó giống cái gì? - Em hãy dùng tay để sờ xem bộ lông của mèo như thế nào? - Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem hoạt động đặc biệt của mèo. Với mỗi bộ phận của con vật tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát con vật cho học sinh. c. Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của con vật: Trần Thị Lệ Quyên Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2017 - 2018 - Tả chi tiết: (từng bộ phận của con vật) - Tả hoạt động và thói quen. - Ích lợi của con vật. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về con vật đó (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.) Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập nhanh một dàn bài. Ví dụ: Lập dàn ý tả con mèo: Tôi tổ chức cho các em quan sát con mèo trước ở nhà, trên lớp tôi treo một số tranh ảnh con mèo khác nhau để các em tiện nhớ lại. Sau đó tổ chức cho các em trình bày dàn ý theo phương pháp toa xe lửa. Mở Thân Thân Thân Thân Thân Kết bài bài bài bài bài bài bài Con Hình Bộ Đầu, tai, Chân, Hoạt động, Cảm nghĩ mèo dáng lông mắt, ria đuôi thói quen của em Sau khi học sinh trình bày xong, tôi đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời từng nội dung. Từ cơ sở đó các em sẽ dễ dàng viết thành một bài văn tả con mèo có nội dung. * Hoặc các em có thể lập dàn ý theo cách sau: + Mở bài: Giới thiệu con mèo: - Nhà em có nuôi một chú mèo đã được năm tháng tuổi. + Thân bài: - Tả ngoại hình: + Bộ lông màu xám có sắc vằn vàng. + Cái đầu tròn tròn. + Hai tai như hình tam giác, dựng đứng, rất thính nhạy. + Đôi mắt sáng long lanh, ban đêm có màu xanh. Trần Thị Lệ Quyên Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2017 - 2018 Ví dụ: Đoạn tả ngoại hình con mèo. Chà, chú có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông xam xám có sắc vằn vàng xen lẫn. Chú có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng, dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt mèo hiền lành, ban đêm đôi mắt ấy sáng lên có màu xanh long lanh giúp mèo có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai vệ lắm. Bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha và duyên dáng. Chú mèo trông thật đáng yêu! Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố cục chặt chẽ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Lưu ý: + Không cần thiết phải tả đủ các bộ phận mà chỉ cần tả những bộ phận toát lên dáng vẻ riêng biệt của con vật cần tả. + Khi tả các bộ phận, học sinh có thể xen tả tính nết và thói quen sinh hoạt. + Không cần theo trình tự một cách máy móc (Đầu – mình - chân). Học sinh có thể tả trước và tả kĩ bộ phận nổi bật nhất của con vật (dành cho học sinh năng khiếu). Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ thông qua các môn học khác. Như chúng ta đã biết, thường xuất hiện nhiều trong văn bản miêu tả loài vật là hai biện pháp tu từ “ nhân hóa và so sánh”. Nhờ những biện pháp tu từ này mà các con vật được tả trở nên có tình cảm hơn, cụ thể hơn và cũng vì thế mà chúng cũng trở nên riêng biệt hơn. Để đạt được điều đó thì buộc người viết phải sử dụng biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy,Khi tả con vật người giáo viên cần hướng cho các em những hình ảnh so sánh, nhân hóa. Ví dụ: Tả con gà. - Bộ lông: Màu vàng sậm xen lẫn xanh đen óng ánh như pha kim tuyến. Trần Thị Lệ Quyên Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2017 - 2018 văn miêu tả, cách quan sát sự vật, cách dùng từ ngữ, câu và cách sử dụng nghệ thuật trong khi viết văn miêu tả. Ví dụ: Bài tập đọc: “Con chuồn chuồn nước” Tiếng Việt 4 – tập 2/127 Khi dạy bài này giáo viên cần giúp học sinh nhận thấy: Qua cách tả từ bao quát (Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!) đến chi tiết (Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cách mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu). Cách sử dụng từ láy, từ ngữ giàu hình ảnh (phân vân, màu vàng của nắng mùa thu). Tôi giúp các em hiểu rằng để tả màu sắc đặc biệt của Chú chuồn chuồn nước tác giả đã sử dụng các từ: “vàng lấp lánh”, “màu vàng của nắng mùa thu”. Tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt các từ ngữ đã được chọn lọc, nghệ thuật: so sánh. “Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.” Tôi giúp học sinh hiểu rằng tác giả ca ngợi được vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước theo cách bay của chú chuồn chuồn, qua đó bộc lộ tình cảm của tác giả đối với đất nước, quê hương. Mặt khác, cũng qua bài dạy giáo viên cho học sinh thấy được khi miêu tả con vật các em cần tả xen kẽ cả tả cảnh và bộc lộ cảm xúc của mình đối với con vật mà mình tả thì bài văn mới sinh động, hấp dẫn. Tóm lại: Ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và phong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng. Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các bài tập đọc cũng rất là sáng tạo. Bằng cách này tôi đã giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ và học cách sử dụng chúng, đồng thời thông qua các bài tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng để một bài băn miêu tả hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý. b/ Dạy Tập làm văn thông qua phân môn Luyện từ và câu: - Mục tiêu chính của phân môn Luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý. Trần Thị Lệ Quyên Trang 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_to.doc