Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Tập làm văn Lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới

docx 38 trang lop4 22/01/2024 1370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Tập làm văn Lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Tập làm văn Lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Tập làm văn Lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
 Một số phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong các môn học của chương trình lớp 4 thay sách, Tập làm văn là phân 
môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn 
Tiếng Việt. Đồng thời, nó cũng gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong 
chương trình lớp 4 cũng như cả bậc học và thể hiện được đậm nét dấu ấn năng lực 
cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ 
năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết. Điều này đòi hỏi giáo viên 
giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như 
thế nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây 
chính là động lực để tôi nghiên cứu vấn đề “Một số phương pháp dạy Tập làm 
văn lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới” 
I. Cơ sở lý luận:
 Đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới cách tiến hành các phương pháp, 
đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai 
thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số 
phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của 
người học. Chính vì vậy mà giáo viên khi dạy phân môn Tập làm văn, phải coi 
trọng yếu tố thực hành nói và viết trong suốt quá trình dạy (chú trọng luyện nói). 
Nghĩa là, dạy cho học sinh kĩ năng trình bày văn bản. Mỗi tiết dạy phải giảm sự 
giảng giải của giáo viên, tăng thời gian hoạt động cho học sinh (đặc biệt là hoạt 
động giao tiếp). Dạy Tập làm văn phải giúp cho học sinh sản sinh văn bản có cảm 
xúc chân thực thì khi nói và viết mới thuyết phục được người nghe, người đọc. Cụ 
thể là:
 + Ở Tiểu học, các em học chủ yếu các kiểu bài tập làm văn thuộc thể loại: kể 
chuyện, miêu tả, viết thư. Đây là thể loại văn thuộc phong cách nghệ thuật nên đòi 
hỏi bài nói, bài viết phải giàu cảm xúc, phải có “hồn”. Do vậy, giáo viên phải luôn 
luôn tạo cho các em có tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu 
qua việc chiếm lĩnh kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự nhiên và xã hội ở 
cả 9 môn học. 
 + Mặt khác, mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi phải có tính chân thực: Chân thực khi 
kể chuyện, khi viết, khi miêu tả... Muốn vậy, giáo viên phải uốn nắn học sinh tránh 
lối nói và viết, giả tạo, già trước tuổi...(biểu hiện cụ thể là sao chép văn mẫu) mà 
cần nhẹ nhàng chỉ cho học sin h những thiếu sót và hướng cho các em cách sửa, 
cách làm bài phù hợp với tâm lý lứa tuổi. 
 1/38 Một số phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
 B. PHẦN NỘI DUNG 
 I. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng củaphân môn Tập 
làm văn lớp 4:
 1. Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4.
Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết / năm. Cụ thể như sau:
* Kể chuyện gồm có 19 tiết được dạy trong học kỳ I.
* Văn miêu tả gồm có 30 tiết được phân bố như sau:
 - Khái niệm văn miêu tả: 1 tiết.
 + Miêu tả đồ vật: 10 tiết.
 + Miêu tả cây cối: 11 tiết.
 + Miêu tả con vật: 8 tiết.
* Các loại văn bản khác :
 + Viết thư: 3 tiết.
 + Trao đổi ý kiến: 2 tiết.
 + Giới thiệu hoạt động: 2 tiết.
 + Tóm tắt tin tức: 3 tiết.
 + Điền vào giấy tờ in sẵn: 3 tiết.
 Như vậy chuơng trình Tập làm văn lớp 4 được chú trọng vào hai thể loại chính đó 
là: kể chuyện (19 tiết) và miêu tả (30 tiết). Điều này khẳng định lượng kiến thức 
trọng tâm của Tập làm văn lớp 4 là văn kể chuyện và văn miêu tả. 
2. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4.
2.1 Yêu cầu kiến thức:
 + Thể loại văn kể chuyện.
 - Học sinh phải hiểu như thế nào là kể chuyện? 
 - Hiểu được nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại 
hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
 - Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt truyện .
 - Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể 
chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.
+ Thể loại văn miêu tả.
 - Học sinh phải hiểu như thế nào là miêu tả?
 - Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
 - Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây 
cối.
 3/38 Một số phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
 - Xác định được các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học 
sinh trong dạy Tập làm văn..
 - Phải thiết kế được một kế hoạch bài học thể hiện sự đổi mới của phương 
pháp dạy học phân môn Tập làm văn.
 Đó là toàn bộ yêu cầu kiến thức, kỹ năng trọng tâm mà học sinh cần đạt 
được và những yêu cầu đối với giáo viên lớp 4 cần nắm vững để áp dụng khi dạy 
phân môn Tập làm văn.
II. Qui trình dạy tiết Tập làm văn lớp 4 
 Dạy bài lý thuyết
1. Kiểm tra bài cũ: 3-5 phút.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 1- 2 phút.
b) Hình thành khái niệm: 13 – 15 phút
 Phân tích dữ liệu ở phần I , II để hình thành khái niệm cho học sinh.
c) Hướng dẫn luyện tập: 17 –19 phút.
 - Từng bài tập tiến hành 4 bước :
 + Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
 + Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu.
 + Học sinh làm bài tập.
 + Chữa – Chấm – Nhận xét kết quả. 
d) Giáo viên dặn dò: 2-3 phút (cả ghi vở). 
 Dạy bài thực hành
1. Kiểm tra bài cũ: 3 - 5 phút.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 1 - 2 phút.
b) Hướng dẫn thực hành: 28 - 30 phút.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập trong sách giáo khoa theo 
thứ tự chung.
 - Từng bài tập hướng dẫn học sinh theo 4 bước:
 + Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
 + Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu.
 + Học sinh làm bài tập.
 + Chữa – Chấm – Nhận xét kết quả. 
c) Giáo viên dặn dò: 2- 4 phút (cả ghi vở). 
III. Một số phương pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng viết văn.
 5/38 Một số phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
 + Anh chớp nổi giận rạch ngang bầu trời bằng một nhát kiếm chói loà. Rồi 
cả góc trời sáng chói lên làm em giật nảy mình. 
 + Mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi càng mạnh hơn, những hạt mưa đan 
chéo nhau tạo lên những “hàng rào nước” kín cả mặt sân. Mặt sân ngập nước, sủi 
bọt tạo thành muôn vàn cái bong bóng to nhỏ khác nhau. 
 Qua bài làm của học sinh, giáo viên cho các em khác nhận xét, so sánh tìm 
ra cái đúng cái hay, sửa chỗ chưa được đó chính là đó tạo cho các em được giao 
tiếp với nhau . 
 Tóm lại: Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp đặc trưng để 
dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 vì :Phân môn Tập làm văn 4 chỉ có 5 bài 
văn viết hoàn chỉnh còn chủ yếu là văn nói và viết đoạn. Mặt khác, nhiệm vụ 
chủ yếu của phân môn Tập làm văn là rèn kỹ năng tạo lập ngôn bản cho học 
sinh.
2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
2.1.Khái niệm: Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự tổ chức và 
hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và 
phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, trên cơ sở đó rút ra 
những nội dung lý thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. 
2.2. Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, huy động vốn hiểu biết của mình về từ ngữ 
của Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong những hoàn cảnh cụ thể, làm cho 
bài nói, bài viết của các em chân thực, giàu hình ảnh và sinh động hơn. 
2.3. Yêu cầu khi sử dụng: Giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và 
sửa chữa lỗi diễn đạt. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Tiếng Việt khi nói (đúng 
ngữ điệu) và viết (đúng ngữ pháp) cho phù hợp với nội dung từng bài tập. 
2.4.Ví dụ: Học sinh làm bài tập 2 trong tiết tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn 
văn kể chuyện theo tranh. ở bức tranh 5 một học sinh làm như sau:
Lần thứ ba, cụ già vớt lên lưỡi rìu bằng sắt và hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con 
không?” Chàng trai nói: “Đây mới chính là lưỡi rìu của cháu”.
 Học sinh nhận xét như sau: 
 + Bạn dùng cụm từ “chàng trai nói” là chưa hay vì: Khi cụ già tìm được lưỡi 
rìu thì chàng trai phải hết sức mừng rỡ và phải reo lên, Theo em nên thêm, thay từ 
“nói.” bằng cụm từ “mừng rỡ reo lên”.
 + Cách xưng hô của chàng trai là “cháu” mà bạn sử dụng là chưa hợp lý, vì cụ 
già gọi chàng trai là “con”. Đoạn văn nên sửa như sau:
 7/38 Một số phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
 + Nêu những nhân vật là vật (Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện, Giao Long).
 + Để những con vật trở thành nhân vật trong truyện, ta phải dựng biện pháp 
nghệ thuật gì? (nhân hoá)
 + Nhân vật trong truyện có thể là ai ? (nhân vật trong truyện có thể là người, 
là con vật, đồ vật, cây cối, ... được nhân hoá).
 Như vậy, chỉ qua 5 câu hỏi gợi mở, giáo viên vừa giúp học sinh hình thành 
được kiến thức mới vừa kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh.
 *Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả các tiết 
học và nó phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. 
4. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
 4.1.Khái niệm: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra tình 
huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực 
chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn 
luyện kỹ năng để đạt được mục đích học tập. 
4.2. Mục đích: Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải 
quyết vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống 
cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong giải quyết vấn đề. 
4.4.Ví dụ: Tiết Tập làm văn "Nhân vật trong truyện” 
Bài tập:2 (Phần luyện tập) như sau:
 Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em 
bé. Em bé khóc.
 Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau 
đây:
 a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.
 b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.
Học sinh làm bài như sau: 
 + Giờ ra chơi, Giang rủ các bạn ra sân nhảy dây, các em học lớp một quay 
quanh xem rất đông. Đang chơi vui vẻ thì tôi nghe thấy tiếng khóc của một bạn 
gái. Thì ra không may Giang nó quật dây vào làm em ngã. Giang vội chạy tới xin 
lỗi em và dìu em ngồi lên ghế đá, dỗ em bé nín.
 + Giờ ra chơi, Tài và Đức cùng chơi trò đuổi bắt. Mải chơi nên khi chạy Tài 
đó va phải một em bé, làm em ngã. Tài không đỡ em dậy mà nói:“Tại em va phải 
anh chứ” nói rồi Tài chạy tiếp.
 9/38 Một số phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
bài tốt hơn, mỗi giáo viêngiảng dạy ngoài việc phải biết cách sử dụng đồ dựng 
hợp lý trong từng tiết dạy, cần phải nâng cao kỹ năng sử dụng vi tính để sử 
dụng tốt đồ dựng dạy học động, nhằm tiết kiệm thời gian ghi bảng, tạo điều kiện 
cho học sinh thực hành và gây hứng thú học tập cho các em
6. Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
 6.1.Khái niệm: Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học mà 
giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng 
mẫu lời nói) để thông qua đó hướng dẫn học sinh tạm hiểu các đặc điểm của mẫu, 
cơ chế tạo mẫu. Từ mẫu đó, học sinh biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định 
hướng của mẫu. 
 6.2.Mục đích: Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là học sinh trung 
bình và học sinh yếu 
 6.3.Yêu cầu sử dụng: Để giúp học sinh làm những bài tập, dưới sự hướng dẫn 
của giáo viên, học sinh phân tích các vật liệu mẫu để hình thành kiến thức(giáo 
viên có thể làm mẫu một phần). Sau khi làm mẫu, giáo viên tổ chức cho học sinh 
quan sát mẫu và suy ra cách làm các phần tương tự còn lại. 
 6.4.Ví dụ: (Tuần 14) Tập làm văn “Thế nào là miêu tả” 
 Nhận xét 2: Viết vào vở những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời 
miêu tả. 
 Thứ Tên sự vật Hành Màu sắc Chuyển động Âm 
 tự động thanh
 M1 Cây sồi Cao lớn Lá đỏ chói lọi Lá rập rinh lay động 
 như những đốm lửa
 2
Giáo viên hướng dẫn như sau:
Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu:
 + Đọc thầm mẫu.
Bước 2: Phân tích mẫu. Em hãy quan sát mẫu và cho biết: 
 + Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì? (cây sồi)
 + Cây sồi có đặc điểm gì nổi bật ? (cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay 
động như những đốm lửa đỏ)
 + “cao lớn ”tả về đặc điểm gì của cây sồi? (hành động)
 + “lá đỏ chói lọi”miêu tả đặc điểm gì? (màu sắc)
 11/38

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_tap_lam_van_lop.docx