Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học Lớp 4

docx 30 trang lop4 01/02/2024 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học Lớp 4
 Ngụy Thị Hường THTT Tân An
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn sáng kiến.
 Với chủ đề năm học 2020-2021:“Giữ vững Kỷ cương - Nền nếp; Chủ động - Sáng 
tạo; Chất lượng - Hiệu quả”. Đồng thời tiếp tục đoi mới phương pháp dạy học, sử dụng 
các kỹ thuật dạy học theo hướng dẫn chuyên môn của các cấp để phát triển năng lực và 
phẩm chất của học sinh.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó, các thầy cô ngành giáo dục nói chung và bản 
thân tôi nói riêng đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi vận dụng các phương pháp giáo 
dục mới, hiệu quả để đổi mới. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay 
đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”, 
với các kĩ thuật dạy- học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, 
chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng 
vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm 
tin, niềm vui, hứng thú học tập. Làm cho học là quá trình kiến tạo, học sinh tự tìm tòi, 
khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và sử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có 
năng lực và phẩm chất của con người mới: tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. 
Hơn nữa trên thực tế, trong nhiều năm qua từ một số cuộc thi “quốc tế” cho thấy học 
sinh của chúng ta luôn xuất sắc trong kiến thức về lý thuyết nhưng lại kém hơn trong 
thực hành. Trong xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế ngày càng phát triển sẽ đòi hỏi 
con người ngày càng toàn diện hơn. Không chỉ xuất sắc về Kiến thức mà còn phải giỏi 
về Năng lực.
 Để đáp ứng được những yêu cầu trên thì không thể không kể đến phương pháp 
“Bàn tay nặn bột”. Đây không phải là phương pháp mới được vận dụng vào năm học 
2020-2021, mà là một phương pháp đã được vận dụng vào dạy học trong những năm 
học gần đây. Nhưng đây luôn là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc 
giảng dạy kiến thức khoa học, tự nhiên và xã hội. Thật vậy phương pháp “Bàn tay nặn 
bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, hiểu 
biết, tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề đặt ra trong 
cuộc sống thông qua các tiết học, qua quá trình làm thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài 
liệu. Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết 
từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa 
ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. 
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác phương pháp “Bàn tay nặn bột” luôn 
coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả 
lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Mục tiêu của phương pháp “Bàn 
tay nặn bột” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của 
học sinh. tự nhiên, giúp các em tiếp cận với thế giới xung quanh một cách tự nhiên, gần 
gũi thông qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìm tòi.
Các em tự rút ra kiến thức cho riêng mình mình. Qua sự tương tác với các học sinh khác 
cùng lớp để tìm phương án giải thích hiện tượng.
 Để đạt được những mục đích đó bên cạnh việc dạy tốt môn Khoa học, tôi đã đặt 
ra cho mình mục tiêu giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học theo phương pháp 
mới, cũng như tạo cơ hội để cho học sinh được rèn luyện Năng lực, Phẩm chất của người 
học, được thể hiện mình, được giao tiếp, cộng tác và thấy được niềm vui trong học tập 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
 a. Đối với giáo viên.
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học mỗi cán bộ giáo viên đã nhận thức 
sâu sắc về các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua của ngành như phong trào thi 
đua “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, phong tào thi đua “ Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...và đã nhiệt tình, hết lòng cùng học sinh 
thực hiện.
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, mỗi cán bộ giáo viên chủ động xây dựng kế 
hoạch, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với lớp mình phụ trách. Tuy nhiên tôi 
nhận thấy đội ngũ giáo viên đã được tập huấn về phương pháp “Bàn tay nặn bột” và có 
nhiều cố gắng trong việc trao đổi, học hỏi, tự bồi dưỡng cũng như trong việc đổi mới 
các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 Bên cạnh những ưu điểm trên, việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào 
dạy môn Khoa học lớp 4 còn có những hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng không nhỏ tới 
chất lượng dạy và học môn này.
 + Phương pháp Bàn tay nặn bột đòi hỏi phải có nhiều thời gian đối với mỗi tiết 
học chứ không chỉ với thời gian hạn chế 35 - 40 phút/tiết học như quy định hiện nay.
 + Để thực hiện phương pháp này, người giáo viên phải có kiến thức khoa học tự 
nhiên vững vàng và khả năng linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra 
trong tiết học. Hai điều này không phải giáo viên tiểu học nào cũng có được.
 +Việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp này còn tốn nhiều thời gian: nghiên 
cứu, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ dùng cho học sinh. Trang thiết bị chưa đáp 
ứng được cho việc dạy học theo phương pháp này, chưa có phòng thí nghiệm.
 b. Đối với học sinh.
 + về phía HS, các em phải có vốn kiến thức thực tế phong phú, phải chủ động 
học tập, phải năng động, sáng tạo.
 Qua thực tế giảng dạy, quan sát, dự giờ tôi thấy các em đều biết làm việc tập thể, 
hợp tác, trao đổi, chia sẻ ý kiến cá nhân, chia sẻ đa chiều, biết làm một số thí nghiệm 
đơn giản. Tuy nhiên các em còn lúng túng, rụt rè, nhút nhát trong bước bộc lộ quan điểm 
ban đầu, khó khăn trong việc đề xuất câu hỏi. Nhiều học sinh đặt câu hỏi nêu vấn đề còn 
chung chung, chưa bám vào nội dung bài học. Trong việc thu thập kết quả và ghi chép 
lại cũng gặp không ít khó khăn. Các em không tự chủ trong việc tìm kiếm tri thức nên 
không gây được hứng thú trong học tập. Các em ít tò mò, ít đặt câu hỏi thắc mắc và hầu 
như mơ hồ về biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu. Sự lập 
luận còn kém, các kĩ năng kĩ xảo còn vụng về, lúng túng. Việc vận dụng các kiến thức 
mà các em thu thâp được vào thực tiễn còn quá xa, bởi vì các em thiếu kĩ năng thực 
hành. Các em chưa có thói quen ghi chép lại những gì mà các em quan sát được. Việc 
xác lập mục đích quan sát và mục đích của thí nghiệm còn kém.
 Để xác lập cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát thực 
trạng việc học môn Khoa hoch của học sinh lớp 4B trường Tiểu học thị trấn Tân An để 
đánh giá chất lượng ban đầu của lớp làm cơ sở để khảo sát thực nghiệm của Sáng kiến.
 Nội dung khảo sát nhằm đánh giá khả năng nắm kiến thức của các em, kĩ năng - Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn.
 - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức tự vận dụng những kiến thức đã học vào 
cuộc sống.
 - Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo 
vệ môi trường xung quanh.
 b. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4.
 * Chương trình môn Khoa học lớp 4 gồm 3 chủ đề
 - Chủ đề: Con người và sức khoẻ (Trao đoi chất ở người, Dinh dưỡng, Phòng 
bệnh, An toàn trong cuộc sống)
 - Chủ đề: Vật chất và năng lượng (Nước, Không khí, Âm thanh, Ánh sáng, 
Nhiệt)
 - Chủ đề: Thực vật và động vật (Trao đổi chất ở thực vật, Trao đổi chất ở động 
vật, Chuỗi thức ăn trong tự nhiên)
 c. Các bài Khoa học lớp 4 có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
 Tiết 
 Tên bài học Mức độ sử Đồ dùng dạy học tối thiểu cần có
 theo dụng PPBTNB
 PPCT
 Trao đổi chất Những thứ con 
 ở người (t1) người nhận và Sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người 
 Tiết 2
 thải ra môi với môi trường.
 trường
 Những thứ con Tranh về các cơ quan tham gia quá trình 
 Trao đổi chất người nhận và trao đổi chất (trang 8- sgk). Sơ đồ mối liên 
 Tiết 3
 ở người (t2) thải ra môi hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao 
 trường đổi chất
 Nước có tính Cốc, thìa, một số dụng cụ đựng nước có 
 Tiết 20 Cả bài
 chất gì? hình dạng khác nhau, tấm kính, khăn bông, 
 khay đựng nước, muối, đường, cát.
 Tiết 21 Ba thể của Cả bài Đá lạnh, muối, nước lọc, nước sôi, ống 
 nước nghiệm, cốc, đĩa, nhiệt kế
 Mây được 
 hình thành Tranh SGK (Không có phần ghi chú dưới 
 Tiết 22 như thế nào? Cả bài tranh), tranh bầu trời có mây đen và mưa, 
 tài liệu nói về sự hình thành mây, mưa.
 Mưa từ đâu 
 ra?
 Sơ đồ vòng 
 Tranh phóng to trang 48, sơ đồ vòng tuần 
 Tiết 23 tuần hoàn của HĐ1và HĐ3
 nước trong hoàn của nước (không có phần chú thích)
 TN
 Tiết 25 Nước bị ô Thế nào là nước Kính hiển vi, chai đựng nước, bông, phễu
 nhiễm bị ô nhiễm Trao đổi chất Các chất thực Tranh vẽ trang 122 (sgk), sơ đồ về sự trao 
 Tiết 61
 ở thực vật vật lấy và thải ra đổi khí, trao đổi thức ăn ở thực vật
 môi trường
 Động vật cần Những yếu tố Một số hộp bằng nhựa hay bằng kính, một 
 Tiết 62
 gì để sống? cần cho sự sống số con chuột còn sống, nước, thức ăn của 
 của động vật chuột, đĩa, bìa, đắp đậy hộp.
 Trao đổi chất Các chất động Tranh trang 128 (sgk), Sơ đồ trao đổi chất ở 
 Tiết 64
 ở động vật vật lấy và thải ra động vật.
 môi trường
 2.2.2. Giáo viên cần phải hiểu sâu khái niệm về phương pháp “Bàn tay nặn 
bột”
 a. Giải thích về thuật ngữ “Bàn tay nặn bột”
 “Bàn tay nặn bột” nói vậy để cho ngắn gọn nhưng thực ra, nó huy động cả năm 
giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác và có cả khứu giác, vị giác. Để phát triển trong 
các em sự tiếp xúc diệu kì với thế giới xung quanh, để các em học cách khám phá và 
tìm hiểu nó.
 b. Ý nghĩa của thuật ngữ “Bàn tay nặn bột”
 - Bàn tay: tượng trưng cho việc học sinh tự hành động, trực tiếp hành động.
 - Nặn bột: tượng trưng cho sản phẩm của chính các em trong hoạt động tự tìm 
tòi, sáng tạo.
 - Lòng bàn tay tượng trưng cho trái đất tròn. Năm ngón tay tượng trưng cho trẻ 
em ở năm châu lục khác nhau.
 Ý nói: Toàn trẻ em trên trái đất đều cùng nhau tham gia vào chương trình học 
tiên tiến, thú vị này để xây dựng một trái đất đẹp trong tương lai.
 * Theo nhóm nghiên cứu: Khái niệm “Bàn tay nặn bột”:
 “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học mà trong đó, học sinh tiến hành 
các thao tác trí tuệ có sự hỗ trợ của một số dụng cụ và những giác quan để nghiên cứu, 
tìm tòi, khám phá ra tri thức mới. Tất cả những suy nghĩ và kết quả được học sinh mô 
tả lại bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ.
 Hay nói cách khác: “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học được to chức 
nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra tri thức khoa học. Trên cơ sở vận dụng tất cả các giác 
quan của mình, kinh nghiệm, tri thức cũ và tham gia làm thực nghiệm khoa học.
 Như vậy phương pháp “Bàn tay nặn bột” đề cao vai trò chủ thể tích cực, độc lập, 
sáng tạo của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học tập đúng đắn. Các em 
học tập nhờ hành động cuốn hút mình trong hoạt động. Các em sẽ tiến bộ dần bằng cách 
tự nêu những thắc mắc, nghi vấn, hỏi đáp với bạn, trình bày quan điểm của mình, đối 
lập với các quan điểm của người khác, tranh luận, tạo ra môi trường học tập tích cực.
 2.2.3. Giáo viên cần hiểu đúng bản chất của việc dạy- học theo phương pháp 
“Bàn tay nặn bột”.
 Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” giúp các em có thể tiến hành những 
nghiên cứu dẫn đến sự hiểu biết. Nhưng các em cần được hướng dẫn và giúp đỡ bởi các 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_phuong_pha.docx