Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 Tin học Lớp 4, 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 Tin học Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 Tin học Lớp 4, 5
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập MỤC LỤC STT Nội dung Trang Phần thứ nhất: Mở đầu 1 Đặt vấn đề 2 Mục tiêu 3 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề Cơ sở lí luận 3 Thực trạng vấn đề 4 2 Các giải pháp để giải quyết vấn đề 6 Tính mới của giải pháp 20 Hiệu quả của sáng kiến 21 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 3 Kết luận 22 Kiến nghị 22 Tài liệu tham khảo 25 1 Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu: Tìm hiểu yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng về sử dụng phần mềm Encore 5 được đưa vào chương trình Tin học Tiểu học khối 4, 5. Đưa ra các thực trạng về cơ sở vật chất, giáo viên, về việc học và thực hành ứng dụng trên phần mềm Encore 5 của học sinh tại trường Tiểu học Hà Huy Tập trước khi áp dụng các giải pháp. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng của học sinh khi học nhạc trên phần mềm Encore 5 từ đó thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Giúp học sinh nắm vững lý thuyết của bài học và thực hành tốt trên phần mềm Encore 5 để hoàn thành các yêu cầu bài tập của sách giáo khoa. Đưa ra các biện pháp để hướng dẫn học sinh học và thực hành tốt trên phần mềm Encore 5, đồng thời kết hợp với năng khiếu âm nhạc để hoàn thành những bài nhạc lí theo yêu cầu và tự do thể hiện những ý tưởng sáng tạo. Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề CNTT luôn được đề cao trong công cuộc đổi mới giáo dục. Môn Tin học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào chương trình phân ban cho khối THPT, bắt đầu từ năm học 2006 - 2007. Việc triển khai môn học này sẽ trở thành bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Trong Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 do Quốc hội ban hành ngày 09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Quốc hội đã xây dựng đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học ở nhà trường phổ thông. Chỉ thị 14/2001/CT-TTg thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 11/6/2011 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Quốc hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng một đề án tổng thể đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 7 năm 2001; trong đó bao gồm cả vấn đề cải tiến tổ chức giảng dạy và học tập ngoại ngữ, tin học trong nhà trường phổ thông; những định hướng về việc thiết kế mục tiêu, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức và kế hoạch dạy học cho trường trung học phổ thông kỹ thuật. Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông. Theo Chương trình này, môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công 3 Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập Phòng Giáo dục huyện Krông Ana đã thành lập Tổ Chuyên môn chuyên biệt tin học cấp tiểu học từ năm 2010. Hàng năm tổ Chuyên môn chuyên biệt thường xuyên tổ chức các buổi Chuyên đề, Tập huấn, đặc biệt là tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ nhằm trao đổi học hỏi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên tin học trong toàn huyện để nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. Trường Tiểu học Hà Huy Tập đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh thực hành, nhưng số lượng học sinh nhiều. Vì vậy cũng gây một số khó khăn cho việc thực hành trên máy của học sinh. Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học, nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Đồng thời Tin học là một môn học mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong khi giảng dạy giáo viên chủ yếu dùng phương pháp đọc hiểu, dành thời gian giảng dạy lý thuyết quá nhiều vì vậy giờ thực hành ít, do đó học sinh thao tác trên máy còn chậm, học sinh nhàm chán, không gây được hứng thú cho học sinh, ở lứa tuổi này học sinh thích sáng tạo vào khám phá thế giới xung quanh bằng máy tính, ở phần mềm này nên cho học sinh thực hành nhiều để tăng cường kỹ năng thao tác và sáng tạo trong các bài tập mà giáo viên giao, cũng như sự tìm tòi, khám phá để có sự sáng tạo linh hoạt trong bài học. Phần mềm Encore 5 có giao diện bằng tiếng anh với những thuật ngữ âm nhạc mà học sinh chưa được làm quen nên phần lớn các em học sinh đề gặp khó khăn khi thao tác với phần mềm, đặc biệt là những em tiếp thu kiến thức còn chậm. Phần mềm Encore 5 là phần mềm chưa có bản quyền chính thức, giáo viên gặp khó khăn trong quá trình cài đặt, cũng như khai thác các chức năng của phần mềm, mặt khác phần mềm hay xảy ra lỗi trong đó có lỗi không lưu được bài làm của học sinh được dẫn đến học sinh dễ thất vọng và chán nản. Kiến thức về môn âm nhạc của giáo viên và học sinh còn hạn chế nên việc giảng dạy và tiếp thu bài hiệu quả chưa cao. Phòng máy chưa có loa nên việc giáo viên làm mẫu bài để cho học sinh nghe thử chưa thực hiện được, đồng thời một số tai nghe ở máy của học sinh bị hỏng nên học sinh không nghe được sản phẩm của mình do đó chưa gây được hứng thú cho học sinh khi thực hành. 5 Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập vào cuộc sống, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm Encore 5, linh hoạt trong khi sử dụng các thanh công cụ và nốt nhạc để giải quyết các bài tập một cách chính xác và khoa học. Từ đó học tốt phần mềm Erncore 5 nói riêng và môn tin học tiểu học nói chung. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Giải pháp 1: Lựa chọn phần mềm phù hợp và biết cách cài đặt phần mềm Encore 5. Giáo viên cần phải biết lựa chọn và cài đặt được phần mềm vì trong quá trình sử dụng, phần mềm có thể bị lỗi và yêu cầu phải cài lại hoặc máy tính đang dùng gặp trục trặc, khi cài lại hệ điều hành sẽ mất hết các phần mềm đã cài đặt trước đó. Dưới đây, tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt Encore 5.0.3. Phần mềm tải về từ trang + Bước 1 : Cài đặt phần mềm : - Nhấn chọn file Setup để cài đặt. - Xuât hiện hộp thoại Setup, bấm chọn next - Xuất hiện hộp thoại, bấm chọn I accept the agreemant, rồi chọn next - Xuất hiện hộp thoại, bấm chọn next 7 Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập - Khởi động Encore 5.0.3. - Chọn Help About Encore - Dán key bản quyền và nhấn submit Sau khi nhập phần mềm báo thành công, nhấn ok. Việc cài đặt và bẻ khóa phần mềm thành công sẽ khắc phục lỗi không lưu được bản nhạc cho học sinh từ đó giúp học sinh hoàn thiện những bản nhạc đang làm dở ở những tiết học trước. - Nếu cài đặt phần mềm chưa thành công, muốn cài lại thì phải gỡ bỏ hoàn toàn phần mềm. Có 2 cách gỡ phần mềm như sau: + Cách 1: Dùng một phần mềm hỗ trợ để gỡ bỏ (Một vài phần mềm miễn phí như : Your Uninstaller, Revo Uninstaller, IObit Uninstaller, ) + Cách 2: Nếu không dùng phần mềm hỗ trợ thì khi gỡ cần phải chọn Remove encore, sau đó nhấn Unistall. 9 Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập mềm Encore đã thuận tiện hơn rất nhiều, tôi đã tự tin truyền tải kiến thức âm nhạc trong phần mềm đến học sinh giúp việc tiếp thu bài của các em trở nên dàng hơn. Phần mềm Encore 5 có một số thuật ngữ âm nhạc mà học sinh đã học hoặc chưa được học, nên tôi đã tổng hợp một số kiến thức âm nhạc trong phần mềm để phối hợp giáo viên âm nhạc cùng giảng giải, củng cố cho học sinh trong các tiết học nhạc khi có thời gian. Đồng thời tôi đã tư vấn và khuyến khích giáo viên âm nhạc sử dụng phần mềm encore 5 vào việc giảng dạy của mình khi có điều kiện.Vì vậy tôi đã hạn chế được thời gian dạy lí thuyết và học sinh được thực hành nhiều hơn. Một số thuật ngữ âm nhạc mà tôi đã tổng hợp và giới thiệu cho học sinh: Cao độ: Là độ cao, thấp khác nhau của âm thanh, được biểu diễn bằng vị trí của nốt nhạc trên khuông nhạc. Trường độ: Là độ ngân dài, ngắn khác nhau của âm thanh, được biểu diễn bằng các dạng hình nốt. 11 Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập - Cường độ: Độ mạnh – yếu hay độ vang của âm thanh Thể hiện trên bài nhạc bằng các dấu biến cường Còn được thể hiện bằng chữ: - Piano (p): nhỏ - Forte (f): mạnh - Crescendo (cresc): to lên Dấu nối: dùng để nối 2 nốt nhạc có cùng cao độ. Mục đích: làm tăng thêm giá trị trường độ Dấu luyến: dùng để nối 2 nốt nhạc khác cao độ. Tạo nên sự uyển chuyển trong giai điệu. Dấu quay lại: yêu cầu lặp lại một đoạn nhạc. 13 Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập ] – dồn ô nhịp lên 1 – nốt tròn 2 – nốt trắng 3 – nốt đen 4 – nốt móc đơn 5 – nốt móc đôi 6 – nốt móc ba 7 – nốt móc tư [Ctrl]+[U] - Đặt đuôi nốt nhạc quay lên [Ctrl]+[D] - Đặt đuôi nốt nhạc quay xuống [Ctrl]+[T] - Nối trường độ nốt nhạc [Ctrl]+[Shift]+[T] - Nối trường độ các nốt nhạc cách nhau [Ctrl]+[L] - Luyến nốt nhạc (trên) [Ctrl]+[Shift]+[L] - Luyến nốt nhạc (dưới) [Ctrl]+[M] - Nhóm/ tách nhóm các nốt cùng trường độ * Giải pháp 4: Giáo viên phải linh hoạt khi sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đối với từng dạng bài. Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định kết quả học tập của học sinh. Trong thực tế đã có không ít thầy cô giáo có kiến thức chuyên môn vững vàng song lại rất lúng túng trong việc truyền thụ những kiến thức đó cho học sinh. Tin học là một môn học mang tính khoa học và ứng dụng điển hình. Việc giảng dạy lý thuyết môn Tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên. Không thể áp đặt kiến thức của giáo viên hay sách giáo khoa làm chuẩn. Với Tin học một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu khác nhau. Giáo viên cần chú ý đến cái lõi của kiến thức, đến kỹ năng sử dụng phần mềm và kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được. Bản thân tôi khi mới dạy môn Tin học nhất là những phần mềm mới như Encore, tôi cũng chưa định hình được cách dạy như thế nào cho hợp lý, tôi đã sử dụng một vài phương pháp dạy học nhưng khi áp dụng vào môn việc dạy phần mềm này thì kết quả chưa cao. Từ khó khăn đó, tôi đã học hỏi từ các đồng nghiệp trong trường, giáo viên Tin học trong tổ chuyên biệt Tin học Tiểu học, các giáo viên Tin học khác về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tôi đã áp dụng vào các tiết dạy học có hiệu quả và rút ra được một số kinh nghiệm khi giảng dạy phần mềm Encore như sau: a. Đối với dạng bài lý thuyết 15 Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trường Tiểu học Hà Huy Tập
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_day_pha.doc