Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 4

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG TIỂU HỌC KRÔNG ANA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 4 Họ và tên giáo viên: Hoàng Thanh Nga Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Krông Ana Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm Môn đào tạo: Tiếng Anh 1 Krông Ana, tháng 4 năm 2019 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ phổ biến nhất, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, ... . Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế đã, đang và sẽ được nhiều người theo học do nhu cầu, giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đã và đang được nhà nước quan tâm và phát triển từ các cấp học. Dạy học tiếng Anh tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng ngôn ngữ để tạo tiền đề cho các em tiếp thu và học tập tốt môn tiếng Anh ở các cấp cao hơn. Khi học tiếng Anh, học sinh được rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết xuyên suốt quá trình học. Mục đích cuối cùng là các em có thể sử dụng kiến thức đã học vào giao tiếp một cách thành thạo. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh đã tích cực, chủ động, tự tin thể hiện năng lực của mình. Tuy nhiên một số em có vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp ít, gặp khó khăn trong việc diễn đạt câu. Cũng có những em đã nắm vững từ vựng và cấu trúc ngữ pháp nhưng vẫn lúng túng, rụt rè, chưa mạnh dạn khi nói. Để có kỹ năng nói tốt học sinh cần phải vận dụng kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, kết hợp chặt chẽ với các kỹ năng khác và cần phải rèn luyện thường xuyên, liên tục thì mới có thể vận dụng vào các tình huống thực tế. Qua những năm giảng dạy Tiếng Anh tại trường tiểu học, tôi đã chú ý nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng các biện pháp mới để phát triển kỹ năng nói của học sinh, giúp các em thêm mạnh dạn, tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ. Chính vì vậy, tôi đã áp dụng sáng kiến: “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 4”. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nhằm rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 4. Phạm vi nghiên cứu: Môn Tiếng Anh lớp 4 trường Tiểu học Krông Ana năm học 2018 -2019. II. Mục đích Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 4, từ đó giúp học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội và vận dụng kiến thức ngôn ngữ hiệu quả, mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. 3 - Khó khăn Nhiều học sinh chưa coi trọng bộ môn Tiếng Anh vì nó là môn học tự chọn nên chưa chủ động tích cực trong học tập. Chính vì vậy mà trong giờ Tiếng Anh các em thường lơ là, không tập trung chú ý vào bài học, làm ồn trong lớp khiến giáo viên phải dành thời gian để nhắc nhở và quản lí các em. Số học sinh trong một lớp học đông so với đặc thù môn học, nên trong mỗi tiết học giáo viên không thể hướng dẫn cách phát âm cho từng học sinh. Một số học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động bài học. Nhiều học sinh ngại sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp do tâm lý sợ sai, sợ bạn bè chê cười. Chưa dám mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân. Lượng kiến thức từ vựng, mẫu câu và các chủ điểm ngữ pháp trong một số bài theo chương trình mới của Bộ giáo dục đối với học sinh lớp 4 còn nhiều và tương đối khó nên đôi khi gây cho học sinh tâm lý nản. Muốn việc dạy và học hiệu quả thì giáo viên cần phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học sao cho sinh động và hiệu quả. Tuy nhiên đôi khi giáo viên vẫn chưa linh hoạt trong việc đổi mới và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, sáng tạo nên học sinh đôi lúc cảm thấy nhàm chán. Nhiều phụ huynh không am hiểu về bộ môn tiếng Anh, nên không thể hướng dẫn, giúp đỡ các em tự học ở nhà. Khảo sát thái độ sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp và chất lượng kỹ năng nói của học sinh lớp 4 trước khi thực hiện đề tài (Đầu năm học 2018-2019): Thái độ giao tiếp Chất lượng kỹ năng nói Tổng Chưa tự Hoàn thành Chưa hoàn Lớp số Tự tin tin tốt Hoàn thành thành SL % SL % SL % SL % SL % 4A 31 7 22.6 24 77.4 7 22.6 14 45.1 10 32.3 4B 33 10 30.3 23 69.7 10 30.3 15 45.5 8 24.2 4C 32 9 28.1 23 71.9 9 28.1 15 46.9 8 25.0 4D 31 9 29 22 71.0 9 29.0 17 54.8 5 16.1 4E 28 6 21.4 22 78.6 6 21.4 15 53.6 7 25.0 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Giải pháp 1: Rèn kỹ năng phát âm chuẩn và nói đúng ngữ điệu 1.1. Rèn kỹ năng phát âm Để nói được tiếng Anh tốt thì việc phát âm tiếng Anh chuẩn là điều cực kì quan trọng. Kỹ năng phát âm tiếng Anh là một trong những kỹ năng tương đối khó đối với người Việt khi học tiếng Anh. Để rèn được kỹ năng phát âm tiếng Anh chuẩn cho học sinh thì người giáo viên phải nắm vững lý thuyết phát âm cũng như thực hành tốt để có thể hướng dẫn chính xác cho học sinh. 5 Trong sách tiếng Anh lớp 4, phần ngữ âm được thiết kế ở Lesson 3, phần 1 - Listen and repeat trong tất cả các bài (Unit). Chính vì vậy khi dạy phần này, giáo viên cần nắm vững nguyên tắc phát âm, bảng phiên âm quốc tế, nghe và thực hành trước các âm để chính xác hơn trong việc hướng dẫn cho học sinh. Bên cạnh đó, để dạy phát âm một cách hiệu quả, giáo viên nên sử dụng những video ngắn về hướng dẫn cách phát âm, để học sinh có thể theo dõi cũng như vị trí đặt lưỡi, răng, môi một cách chính xác nhất. Ví dụ: Khi dạy phần ngữ âm của Unit 1: Nice to see you again – Lesson 3, sách tiếng Anh lớp 4 Đầu tiên tôi sẽ giới thiệu chữ cái “l” và “n”, từ đó mới đưa ra âm của 2 chữ cái đó. Lần lượt hướng dẫn học sinh cách đọc âm của từng chữ cái, rồi đến từ và sau đó là câu. Sau mỗi lần hướng dẫn tôi sẽ cho học sinh luyện tập cá nhân và đồng thanh. Trong phần hướng dẫn phát âm 2 âm trên, tôi sẽ cho học sinh xem video phát âm của người bản xứ, từ đó các em có thể dễ dàng hiểu và làm theo một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, tôi có thể dạy phần ngữ âm cho học sinh dựa vào bài giảng trên trang web: tienganh123.com. Trong các bài dạy này, đội ngũ xây dựng phần mềm cũng đưa ra những hướng dẫn chi tiết cách phát âm cho học sinh qua cách đọc của người bản xứ. Hình 3. Hình ảnh cắt trong video phát âm của người bản xứ với 2 âm /l/ và /n/ 7 Một từ có một trọng âm. Trọng âm của từ luôn rơi vào nguyên âm chứ không phải phụ âm. Một số quy tắc: - Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất + Với hầu hết các danh từ có hai âm tiết. Ví dụ: 'present, 'China, 'table, + Với hầu hết các tính từ có hai âm tiết. Ví dụ: 'clever, 'happy, .. - Trọng âm rơi vào âm cuối: Với hầu hết các động từ có hai âm tiết. Ví dụ: re'peat, in'vite, en'joy, - Trọng âm rơi vào âm áp chót (Là âm thứ hai trở đi) + Với các từ kết thúc là -ic. Ví dụ: scien'tific + Với các từ kết thúc là -sion và -tion. Ví dụ: tele'vision - Trọng âm rơi vào âm tiền giáp cuối (Là âm thứ ba từ cuối lên) + Với các từ kết thúc là -cy, -ty, -phy and –gy. Ví dụ: pho'tography, ge'ography, + Với các từ kết thúc là - al. Ví dụ: geo'logical, - Với các từ ghép + Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên của từ. Ví dụ: 'bookshop, + Với các tính từ ghép, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai của từ. Ví dụ: old - 'fashioned, + Với các động từ ghép, trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba của từ. Ví dụ: under'stand, Trọng âm câu: Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại trong câu. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói, từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói. Trong một câu, hầu hết các từ được chia làm hai loại, đó là từ thuộc về mặt nội dung (content words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words). Chúng ta thường nhấn trọng âm vào các từ thuộc về mặt nội dung, bởi vì đây là những từ quan trọng và mang nghĩa của câu. - Từ thuộc về mặt nội dung: được nhấn trọng âm Những từ mang nghĩa Ví dụ Động từ chính go, talk, swim, talking, Danh từ car, music, desk, 9 - Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp cuối câu ở trong các trường hợp sau: Dùng trong câu trần thuật, câu bình thường. Ví dụ: I’m a student.➘ Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh, đề nghị. Ví dụ: Close the door!➘ Dùng trong câu chào. Ví dụ: Hello!➘ Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whom, what, which, when, where, why, whose, và how).Ví dụ: What is your name?➘ Bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh phát âm chuẩn và nói đúng ngữ điệu, giáo viên cần tập cho học sinh có thói quen đọc nối. Việc đọc nối giúp cho câu nói trở nên trôi chảy, lưu loát hơn, nghe tự nhiên hơn. Ví dụ: get‿up, look‿at; This‿is‿a pen, 2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng nói qua các hoạt động bài học 2.1. Rèn kỹ năng nói qua phần giới thiệu ngữ cảnh Trước khi bước vào bất kỳ hoạt động nào giáo viên cũng nên đưa ra ngữ cảnh dẫn dắt vào bài để học sinh có thể ghi nhớ sâu hơn nội dung bài học. Giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh trả lời, sau đó giới thiệu bài. Việc này giúp học sinh quen với các câu hỏi và trả lời một cách tự nhiên, dần dần sẽ phát triển kĩ năng nói cho các em. Giới thiệu ngữ cảnh bài thường được thực hiện trước khi bắt đầu các hoạt động như “Look, listen and repeat”, “Point and say”, “Listen and tick”, “Read and complete”, ... được thiết kế trong tất cả các bài ở sách tiếng Anh. Ví dụ: Khi dạy Unit 9: What are they doing? Part 1. Look, listen and repeat ở Lesson 1- Tiếng Anh 4. Tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi để khai thác các bức tranh như: Who are they?/ Where are they? What are they doing?... Từ đó học sinh luyện được cách trả lời câu hỏi. Hình 4. Unit 9: What are they doing? Lesson 1 - Part 1- Tiếng Anh 4 11 Hình 6: Học sinh lớp 4C thực hành phần 3. Let’s talk 2.4. Rèn kỹ năng nói qua hoạt động đóng vai Để rèn nói tiếng Anh tốt thì hoạt động đóng vai là hoạt động không thể thiếu, bởi vì học sinh sẽ được tập kỹ năng giao tiếp theo đoạn hội thoại hoặc một câu chuyện, từ đó giúp các em hình thành thói quen nói theo đúng ngữ điệu. Hoạt động đóng vai thường được thực hiện trong phần 1. Look, listen and repeat ở Lesson 1 và Lesson 2 trong tất cả các bài học và Short story: Cat and Mouse sau mỗi 5 bài học. Học sinh sẽ được hóa thân vào nhân vật và thực hành đoạn hội thoại hoặc câu chuyện. Để hoạt động đóng vai có hiệu quả, giáo viên cần dạy từ mới, cho học sinh lắng nghe và lặp lại bài hội thoại cũng như câu chuyện trước khi các em thực hành đóng vai. Đây là hoạt động thú vị, lôi cuốn và tạo hứng thú học tập rất lớn cho học sinh. Các em được hòa mình vào đoạn hội thoại hoặc câu chuyện, được đóng vai với những nhân vật khác nhau. Giáo viên có thể tạo cho câu chuyện, đoạn hội thoại thêm sinh động như yêu cầu học sinh thể hiện giọng nói và điệu bộ của từng nhân vật. Ví dụ, đóng vai mẹ thì giọng điệu trầm ấm, nhẹ nhàng, đóng vai con thì giọng điệu trong trẻo, bay bổng, Hay giọng điệu thay đổi theo ngữ cảnh của câu chuyện, như lúc buồn, vui, tức giận, Bên cạnh đó, giáo viên có thể cuốn hút học sinh vào hoạt động đóng vai bằng cách chuẩn bị những đạo cụ, đồ dùng hỗ trợ cho câu chuyện, đoạn hội thoại. Như mũ đội đầu hình các con vật mèo, chuột để thực hành câu chuyện chuột và mèo. Hay râu giả, gậy, áo dài, cà vạt, cặp học sinh, để đóng vai các nhân vật như đàn ông, người già, cô giáo, thầy giáo, hay học sinh. Những điều này sẽ tạo cho các em có cảm giác câu chuyện sống động hơn, chân thật hơn và thực hành nói thoải mái và tự nhiên hơn. 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_noi_tie.doc