Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học Lớp 4
SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là quá trình áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh; sử dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của từng dạng bài. Mục đính của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để đổi mới phương pháp học tập của học sinh trước hết phải đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và đổi mới môi trường diễn ra các hoạt động giáo dục. Khoa học là một trong hai môn học được tách từ môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 lên. Đây là môn học được tích hợp nhiều kiến thức, nội dung về các chủ đề: con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật. Có rất nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Khoa học đem lại hiệu quả thiết thực như: hỏi - đáp, quan sát, trò chơi, đóng vai, động não, thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm,... Trong các phương pháp trên thì phương pháp quan sát và thí nghiệm đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên dạy học theo nhóm vẫn là một trong những phương pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả một cách nhanh nhất không chỉ ở môn Khoa học mà còn sử dụng phù hợp với tất cả các môn học nói chung trong chương trình phổ thông hiện nay. Bởi khi học theo nhóm, học sinh sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Kết quả làm việc của nhóm sẽ được trình bày và đánh giá trước tập thể lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt không những phát huy được tính tích cực, chủ động, tính trách nhiệm mà còn phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp của học sinh, tạo cơ hội cho các em biết chia sẻ ý kiến của bản thân khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy môn Khoa học, một số giáo viên vẫn coi trọng và thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như hỏi - đáp, thuyết trình; ngại tổ chức dạy học theo nhóm hoặc có thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức đối phó vì sợ thời gian tiết học kéo dài, lớp học ồn ào, Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 1 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục tháng 12/1998. Tại Điều 24, khoản 2 của Luật Giáo dục đã khẳng định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vậy có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Trong chương trình lớp 4, mục tiêu của môn Khoa học là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm; sự trao đổi chất và sự sinh sản của thực vật, động vật với môi trường; một số đặc điểm, tính chất, vai trò của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt trong đời sống và sản xuất. Hình thành và phát triển các kĩ năng ứng xử thích hợp trong những tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe; quan sát và làm một số thí nghiệm đơn giản, gần gũi với đời sống; biết phân tích, so sánh, nêu những thắc mắc để tìm ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Qua đó hình thành và phát triển cho học sinh các hành vi tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng; thích khám phá khoa học; yêu con người, thiên nhiên, đất nước; đặc biệt giáo dục các em có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh. Nội dung kiến thức của môn Khoa học mang tính trừu tượng, yêu cầu học sinh phải ghi nhớ. Việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh khi học môn Khoa học là hết sức cần thiết. Do đó, dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp đáp ứng được các yêu cầu trên, đồng thời giúp học sinh học tập có hiệu quả một cách nhanh nhất. Vì khi học theo nhóm, học sinh sẽ được thảo luận từng vấn đề của bài học, đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập, các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cách tìm kiếm các giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học. 2. Thực trạng Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 3 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 Học sinh yêu thích môn học, có hứng thú trong vấn đề tìm hiểu khoa học, biết quan sát và tự làm một số thí nghiệm đơn giản để hiểu và giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng và rút ra được tính quy luật của các hiện tượng đó. Bước đầu các em đã biết chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạt động học. - Hạn chế Một số giáo viên còn lúng túng trong tổ chức học theo nhóm. Nội dung vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng, chưa kích thích được hứng thú của học sinh. Vai trò của các thành viên trong nhóm không thay đổi (chỉ một, hai em thường xuyên làm nhóm trưởng và thư ký) trong các buổi dạy học có sử dụng nhóm. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu - Mặt mạnh Giáo viên chủ động trong việc tổ chức phương pháp dạy học theo nhóm. Phần lớn giáo viên đã biết phân hóa hệ thống câu hỏi cho từng dạng nhóm. Học sinh mạnh dạn, tự tin và có thể làm nhóm trưởng hoặc báo cáo viên mà không hề e ngại. Phát huy được tinh thần hợp tác, đoàn kết và giải quyết được các tình huống đưa ra. - Mặt yếu Cách tổ chức dạy học nhóm của một số ít giáo viên vẫn còn mang tính hình thức hoặc ôm đồm, lạm dụng nhóm trong tiến trình của một tiết học. Một số học sinh còn ỷ lại vào các bạn trong nhóm hoặc chưa có kĩ năng điều hành nhóm hoạt động. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Nhiều giáo viên biết tổ chức hoạt động nhóm khoa học, đúng đối tượng; khai thác hiệu quả các thông tin trong bài học, kĩ năng quản lý các nhóm học sinh tốt. Bên cạnh những nguyên nhân trên, vẫn còn một số nguyên nhân của hạn chế và yếu kém cụ thể như sau: Trong chương trình môn Khoa học lớp 4, để giúp học sinh dễ hiểu, tiếp thu các bài học thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng nhanh thì giáo viên cần tổ chức cho các em làm một số thí nghiệm đơn giản. Song thực tế trang thiết bị và Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 5 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 rườm rà, khó quản lý học sinh. Hoặc trong khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên chưa kích thích được tính tự quản của các em, chưa bao quát triệt để nội dung các nhóm thảo luận. Ngoài ra, trong quá trình soạn - giảng, giáo viên chưa nghiên cứu kĩ hoạt động nào cần thảo luận nhóm, hoạt động nào không cần thảo luận nhóm dẫn đến hiệu quả làm việc theo nhóm chưa cao. Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm còn mang nặng tính hình thức, chiếu lệ. Nhiều giáo viên quan niệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học là bắt buộc phải sử dụng hình thức thảo luận nhóm... nên bất kỳ tiết dạy nào, hoạt động nào hoặc khi có giáo viên dự giờ, thăm lớp là sử dụng đến thảo luận nhóm mà chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của nó mang lại như thế nào. Nội dung vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng, chưa kích thích được hứng thú của học sinh. Vấn đề thảo luận nhóm quá dễ, quá thấp sẽ làm học sinh chủ quan, không làm việc. Ngược lại, vấn đề đưa ra quá khó, quá cao thì học sinh không thể tranh luận để giải quyết được. Tất cả đều không mang lại hiệu quả cho thảo luận nhóm. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giúp giáo viên nắm vững cách thức tổ chức thảo luận nhóm trong giảng dạy môn Khoa học nhằm nâng cao chất lượng của môn học. Học sinh tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động nhóm. Trình bày được kết quả thảo luận bằng nhiều hình thức như: lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, phân tích vật thật qua thực hành thí nghiệm. Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1. Giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng và quy định của việc dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm còn được gọi là dạy học hợp tác. Đây là một phương pháp chia học sinh thành các nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá ý tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói; đồng thời tạo cơ hội để học sinh học hỏi từ bạn, phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân, biết tuân thủ làm việc theo sự phân công của tập thể. Qua hoạt động nhóm, hình thành và phát Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 7 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4 bàn trên bàn dưới quay mặt vào nhau), nhóm ngẫu nhiên (theo số thứ tự, màu sắc), nhóm cùng trình độ, nhóm khác trình độ, nhóm cùng sở thích, nhóm lớn theo dãy bàn;... nhằm tạo ra không khí học tập vui vẻ, không nhàm chán. Trước khi sử dụng hoạt động nhóm vào một bài dạy, giáo viên cần phải nắm được: + Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì ? + Hoạt động nào cần thảo luận nhóm ? với bao nhiêu thời gian ? + Thời gian còn lại đủ để hoàn thành bài dạy không ? + Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh chuẩn bị những phương tiện, thiết bị gì ? + Học sinh cần phải tham khảo trước những tài liệu gì ? b) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi Để cho hoạt động nhóm làm việc hiệu quả, phát huy được năng lực học tập của từng thành viên trong nhóm thì việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi là một khâu quan trọng. Nếu như câu hỏi quá đơn giản sẽ làm cho việc thảo luận đơn điệu, học sinh chủ quan và thờ ơ với nhiiệm vụ được giao. Ngược lại, nếu như câu hỏi quá khó sẽ làm cho học sinh chán nản, tinh thần học tập căng thẳng. Vì thế, giáo viên cần lưu ý mức độ và dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải tương đối đồng đều với nhau, tránh trường hợp giao cho nhóm này câu hỏi quá dễ, nhóm kia lại câu hỏi quá khó. Trong quá trình dạy học, giáo viên nên sử dụng các dạng câu hỏi khác nhau cho các đối tượng học sinh, cụ thể: + Dạng 1: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm” (Sách giáo khoa trang 54 & 55) Đầu tiên, tôi chia nhóm theo bàn (nhóm 2), yêu cầu các em quan sát tranh SGK và trao đổi về các nguyên nhân gây cho nguồn nước bị ô nhiễm, trả lời câu hỏi ở phiếu bài tập dưới đây (khoảng 3 phút). * Phiếu bài tập Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là : Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong.doc