Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm đồ họa Paint

docx 21 trang lop4 02/01/2024 1390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm đồ họa Paint", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm đồ họa Paint

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm đồ họa Paint
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Để bắt kịp với xu thế phát triển, hội nhập toàn cầu, ngành Giáo dục Việt Nam đang 
ngày một hội nhập cùng thế giới. Mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay là 
giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực, đảm bảo chất lượng 
giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đổi mới đất nước. Hiểu rõ tầm 
quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế 
hội nhập toàn cầu và môn tin học là một công cụ đắc lực cho quá trình đó. Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã, đang và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học môn tin 
học thông qua việc đổi mới toàn diện.
- Dạy và học Tin học ở bậc Tiểu học là một môn học rất mới mẻ với học sinh, nên 
việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đem lại kết quả tót nhất đang là vấn đề cần 
thiết. Để học sinh sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học có khả năng sử dụng 
bàn phím soạn thảo và các phần mềm: Paint, phần mềm giải toán, một cách thành 
thục đang là một thách thức lớn của những người làm công tác giáo dục. Nhằm thực 
hiện mục tiêu trên, cần cho học sinh được học môn Tin học từ lớp 3, nhằm tạo ra 
tính liên tục và liên thông trong đào tạo tin học.
Tin học là môn học có sự kết hợp với những môn học khác nhằm phát triển tư duy, 
nâng cao khả năng nhận thức và kĩ năng học tập như Toán, Âm nhạc, Mĩ thuật. 
Trong các phần mềm được giới thiệu trong môn Tin học, có phân môn học vẽ trên 
phần mềm Paint là phần có sự kết hợp chặt chẽ với môn Mĩ thuật, đòi hỏi các em khi 
học vẽ tranh cần phải có kiến thức cơ bản của môn Mĩ thuật đồng thời phải có kiến 
thức về sử dụng chuột, máy tính cũng như kiến thức cơ bản về việc sử dụng công cụ 
và kĩ năng trên máy tính.
Qua quá trình quan sát, tôi nhận thấy việc sử dụng phần mềm Paint để vẽ một bức 
tranh là việc khó của các em, thay vì dùng bút chì và giấy thì các em phải dùng 
chuột để hoàn thành bức tranh đó là điều không dễ dàng đối với các em, từ 
thực trạng học và thực hành của học sinh, tôi nhận thấy bên cạnh các em chăm 
ngoan học tốt, thì còn nhiều em chưa có hứng thú trong học tập, thao tác còn chậm, 
chưa nắm vững được một số thao tác trên phần mềm Paint, để tìm ra giải pháp nhằm 
phát huy được hết khả năng của học sinh trong các năm học, bản thân tôi chọn đề tài: 
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm đồ họa Paint” với 
mong muốn học sinh học phần mềm đồ họa Paint đạt kết quả tốt hơn, nâng cao kỹ 
năng vẽ hình và sử dụng chuột cho học sinh khối lớp 4.
 II. Mục đích nghiên cứu
 Phần mềm đồ họa Paint là phần mềm giúp học sinh học vẽ trên máy tính, đây là 
phần mềm yêu cầu kĩ năng sử dụng chuột kết hợp thành thạo với kĩ năng sử dụng 
bàn phím, tính sáng tạo và khả năng thẩm mĩ cao đối với học sinh, với đề tài “Một 
 1 chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức và kế hoạch dạy học cho trường trung học 
phổ thông kỹ thuật. 
 - Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 06/09/2017 về việc đẩy mạnh ứng dụng 
công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục tiếp tục triển khai hiệu quả. 
Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động 
dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Áp 
dụng mạnh mẽ các phương pháp học trực tuyến thông qua bài giảng E – Learning 
của các môn học đã được tổ chức thiết kế qua các năm học, kết hợp giữa phương 
pháp học truyền thống với học trực tuyến để tạo thuận lợi cho nhiều người học tập 
nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
 - Cơ sở thực tiễn 
 Hiện nay trường tiểu học Lê Hồng Phong được học môn Tin học theo nội 
dung chương trình môn Tin học được dạy theo bộ sách Luyện tập Tin học dành cho 
học sinh học từ lớp 3, do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam sản xuất.
 Nhà trường đã được trang bị 02 phòng máy tính với 30 máy dành cho học sinh 
nhằm đáp ứng nhu cầu thực hành bài học trên máy tính để các em biết cách thao tác 
máy tính và hoàn thành bài thực hành tốt hơn.
Phương pháp dạy học tích cực chính là một phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ đóng 
vai trò là người đưa ra những gợi ý mở về một vấn đề nào đó, sau đó sẽ thảo luận cùng 
với học sinh để tìm được ra mấu chốt của vấn đề này và những thứ liên quan.
 Nền tảng của phương pháp này là sự sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của 
học sinh, giáo viên chỉ là một người gợi mở ra vấn đề và dẫn dắt học sinh.
Nói theo một cách khác, với phương pháp dạy học này giáo viên sẽ không truyền đạt 
hết tất cả kiến thức mà mình có cho học sinh mà sẽ chỉ truyền đạt kiến thức thông qua 
những dẫn dắt sơ khai để kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá những kiến thức đó.
 II. Thực trạng vấn đề: 
 Thực trạng học sinh lớp 4 học phần mềm đồ họa Paint
 Thực trạng chung: Tin học là môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu 
tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành và ngôn ngữ tiếng Anh, vì vậy học sinh khó 
hiểu, khó hình dung và còn xa lạ với học sinh Tiểu học, nhưng đối với phần mềm 
Paint, các công cụ trong phần mềm tuy dùng ngôn ngữ tiếng Anh nhưng vẫn có hình 
ảnh minh họa cho các công cụ nên các em sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận thức được 
các công cụ vẽ. 
 Bước đầu phần mềm đồ họa Paint được coi là phần mềm khó đối với học sinh 
lớp 3, các em chưa bao giờ được tiếp xúc với bất kì phần mềm nào tương tự. Tuy 
nhiên khi lên lớp 4, trở lại với phần mềm các em rất hứng thú và tiếp thu nhanh nhờ 
các công cụ hỗ trợ vẽ, tô màu. Phần mềm đồ họa Paint là một ứng dụng đồ họa máy 
 3 bài trong sách giáo khoa khi ở nhà. Khi tiếp xúc với máy tính các em còn lúng túng 
chưa biết cách sử dụng chuột nên việc làm quen với các phần mềm còn hạn chế, nhất 
là phần mềm Paint cần phối hợp nhiều công cụ vẽ với nhau để tạo được một bức 
tranh hoàn chỉnh có tính thẩm mĩ là một việc khó với các em.
 - Đối với học sinh lớp 4, các em đã được làm quen với một số phần mềm ở 
lớp 3 trong đó có phần mềm Paint, tuy nhiên mặt bằng tiếp thu kiến thức của các em 
trong lớp là khác nhau nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi đánh giá đúng từng đối 
tượng học sinh.
 - Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên đưa ra các cách thức để đánh giá 
về kiến thức, kĩ năng mà các em đã đạt được khi học và thực hành, đòi hỏi người dạy 
phải sát sao và chia ra các đối tượng cụ thể để đánh giá cho phù hợp đúng với tinh 
thần của thông tư 30. Trong giờ dạy thực hành việc đưa ra các hình thức thực hành 
cho từng đối tượng học sinh là việc khó đối với giáo viên, nhất là số lượng máy tính 
ít hơn so với số lượng học sinh trong lớp nên các em phải thay phiên nhau thực hành 
vì vậy các em không có nhiều thời gian để thực hành các bài mà bài học yêu cầu.
 Vì vậy, trong năm học 2016 – 2017 vừa qua, tôi thống kê được chất lượng của 
các em đạt được như sau:
 Tổng số học Hoàn thành Hoàn Chưa hoàn 
 Lớp
 sinh tốt thành thành
 4 18 3
 4A 25
 16% 72% 12%
 5 17 2
 Kiến 4B 24
 thức 12,5% 70% 0,8%
 5 17 2
 4C 24
 20,8% 70% 0,8%
 4 20 3
 4E 27
 14,8% 74% 11%
 Tốt Đạt Chưa đạt
 Năng 
 TSHS 100 18 72 10
 lực
 18% 72% 10%
 5 công cụ Chọn tự do, khi sử dụng công cụ để khoanh vùng thì cần phải khoanh hết 
một vòng quanh phần hình ảnh được chọn, để khi di chuyển hoặc sao chép được tất 
cả phần hình ảnh đó. Nếu sử dụng công cụ Chọn tự do, khi khoanh hết một vòng 
quanh phần hình vẽ sẽ được kết quả như sau: 
 Sự khác nhau giữa chọn vùng và chọn tự do
 Nếu không khoanh hết 1 vòng thì kết quả sẽ không di chuyển và sao chép 
được toàn bộ phần hình ảnh được chọn như hình dưới đây: 
 Sự khác nhau khi khoanh hết vòng và không khoanh hết vòng
 Có nhiều cách để hướng dẫn cho các em cách sử dụng công cụ chọn như quay 
video giảng bài chậm hoặc giảng bài trực tiếp trên phần mềm Paint. Với hoạt động 
sử dụng công cụ chọn thì tôi mạnh dạn đưa ra cách giảng quay video bài giảng chậm 
để giải thích cụ thể cách sử dụng các công cụ chọn một phần hoặc chọn toàn bộ vùng 
muốn chọn trong khi quay màn hình trực tiếp để đưa vào bài giảng, qua đó học sinh 
vừa xem giáo viên hướng dẫn cách làm, nghe và hiểu được từng bước làm cụ thể, từ 
đó học sinh tiếp thu được bài hơn nhờ quan sát trực quan và phần thiết kế bài giảng 
 7 - Khi sao chép hình ảnh, cần chú ý:
 + Nếu nhấn phím Ctrl và kéo hình ảnh ra sẽ được kết quả như sau: 
 + Nếu nhấn giữ phím Shift và kéo hình ảnh ra sẽ được kết quả như sau: 
 Việc nắm được cách sử dụng phần mềm đối với giáo viên, chính là đã 
“mở rộng đôi cánh” để quá trình mang tri thức ngôn ngữ đến học sinh dễ dàng hơn
rất nhiều. 
 Biện pháp 2: Nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề Sử dụng phần 
mềm đồ họa, qua đó để đánh giá đúng đối tượng học sinh, có hướng giải quyết đúng 
đối với những học sinh còn hạn chế. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình 
môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học 
sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ 
điểm, mô đun). Đối với môn Tin học Tiểu học, chuẩn kiến thức, kĩ năng không được 
cụ thể như các môn học khác mà được chia thành các module tương đối độc lập 
 9 dụng được nhiều công cụ khác nhau, giáo viên nên khuyến khích, không nên hạn chế 
khả năng của học sinh. 
 Mục tiêu của chương như sau: 
 - Về mục tiêu: 
 + Nhận biết được các công cụ vẽ hình chữ nhật (hình vuông), hình e-líp (hình 
 tròn), cọ vẽ, bút chì và tác dụng của chúng. 
 + Biết sao chép các phần hình vẽ để tạo ra những hình vẽ phức hợp từ các đối 
tượng đơn giản. 
 + Bước đầu biết quan sát, phân tích hình mẫu và lựa chọn công cụ thích 
hợp để giải quyết một nhiệm vụ. 
 - Về kĩ năng: 
 + Sử dụng được các công cụ vẽ hình đơn giản như Hình chữ nhật, Hình elíp, 
Cọ vẽ, Bút chì, 
 + Thực hiện được các thao tác sao chép hình vẽ. 
 + Rèn kĩ năng sử dụng chuột khi thao tác trên phần mềm, trên máy tính. 
 Nhiều học sinh đã biết trước một số nội dung kiến thức của bài học hoặc đã có 
kĩ năng sử dụng công cụ trước khi đến lớp, đối với những học sinh đó giáo viên cần 
khuyến khích và có phương án dự phòng theo hướng đề xuất thêm các yêu cầu đối 
với các em. 
 Mục tiêu của chương như sau: 
 - Về kiến thức: 
 + Giới thiệu thêm một số công cụ và các thao tác cơ bản để học sinh có thể tự 
hoàn chỉnh việc vẽ hình trong phần mềm đồ họa Paint: Bình xịt màu, viết chữ lên 
tranh, lật và quay hình, phóng to hình, hiển thị hình trên nền lưới. 
 + Biết cách quan sát, phân tích hình mẫu, lựa chọn công cụ thích hợp và phối 
hợp các công cụ của Paint để nâng cao chất lượng sản phẩm: vẽ hình nhanh chóng, 
chuẩn xác. 
 + Bước đầu nhận thức được sự khác biệt giữa công việc vẽ tranh theo 
cách truyền thống với công việc xử lí hình ảnh mang tính công nghệ bằng phần 
mềm đồ họa, chuẩn bị cho việc tiếp cận với các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp 
hơn như Corel Draw, Photoshop. 
 - Về kĩ năng: 
 + Sử dụng thuần thục các công cụ cơ bản của phần mềm Paint. 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4.docx