Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh Lớp 4
Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG...8 1.1. Từ loại Tiếng Việt ..........................................................................................8 1.2. Kiến thức về từ loại Tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt 4.............9 2. Nội dung dạy học Luyện từ và câu.....................................................................15 3. Nhiệm vụ của việc tổ chức dạy học các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4. ........................................................................................................................16 4. Khảo sát các dạng bài tập về từ loại ở lớp 4 ....................................................17 5. Một số yêu cầu và biện pháp tổ chức dạy học các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4 ...................................................................................................18 5.1. Căn cứ và yêu cầu xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt........................18 5.2. Một số biện pháp tổ chức dạy học các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4..............................................................................................................18 6. Thực nghiệm về đề tài........................................................................................29 PHẦN KẾT LUẬN31 1. Kết luận...............................................................................................................38 2. Kiến nghị............................................................................................................39 2.1. Đối với các cơ quan quản lí.........................................................................39 2.2. Đối với nhà trường.......................................................................................39 2.3. Đối với giáo viên...........................................................................................39 Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Mai 1 Trường Tiểu học Đất Cuốc Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4 sinh ở bậc Tiểu học phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết Chính tả, làm bài tập Tiếng Việt Không những thế những kiến thức về từ loại sẽ giúp học sinh phát triển được vốn từ, kĩ năng nhận diện sử dụng thành thạo trong viết văn Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu thực tế việc dạy học những nội dung này ở một số trường Tiểu học cũng như khảo sát một bộ phận học sinh cuối lớp 4, tôi thấy rằng đến phần từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn gặp khó khăn trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức về từ loại để tạo ra những câu nói cụ thể cho đúng, cho hay trong học tập và giao tiếp. Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn: “Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được lựa chọn nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4. Từ đó, một số biện pháp này sẽ là tư liệu tham khảo cho giáo viên vận dụng linh hoạt vào hướng dẫn, rèn kĩ năng làm các dạng bài tập về từ loại danh từ, động từ, tính từ cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, đây cũng là một số biện pháp góp phần bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp, từ đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là việc dạy học môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng và cơ sở khoa học của việc dạy học các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp dạy học các dạng bài tập về từ loại danh từ, động từ, tính từ cho học sinh lớp 4. 4. Giả thuyết khoa học Nếu nắm vững và vận dụng khoa học phù hợp các biện pháp tổ chức dạy học các dạng bài tập về từ loại thì nó sẽ là tài liệu tham khảo giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc giảng dạy các bài tập về từ loại (danh từ, động từ, tính Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Mai 2 Trường Tiểu học Đất Cuốc Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4 PHẦN II: NỘI DUNG Ngôn ngữ học nói chung và Tiếng Việt nói riêng đều có quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học Tiếng Việt và phương pháp Luyện từ và câu. Ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng tạo nên nền tảng của môn Tiếng Việt. Phương pháp dạy học Tiếng Việt phải phát hiện được những quy luật riêng, đặc thù của dạy học Tiếng Việt. Chính khoa học ngôn ngữ quy định đặc thù này. Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ, của tiếng Việt có vai trò rất quan trọng trong việc định ra những nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt. Trong dạy học Tiếng Việt, khi dạy về từ, về câu nhất thiết phải tính tới đặc điểm của chúng với tư cách là đơn vị ngôn ngữ có quan hệ trực tiếp với các đơn vị ngôn ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ và quan hệ với thế giới bên ngoài. Dạy về từ trong Luyện từ và câu cũng vậy, không thể xem xét ngôn ngữ một cách cô lập mà phải thấy được hoạt động của nó trong mối quan hệ với các đơn vị bé hơn (tiếng) và đơn vị lớn hơn (câu, đoạn, ngôn bản). Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị cơ bản để tạo thành câu. Từ không tồn tại cô lập mà luôn luôn nằm trong mối quan hệ với các từ khác. Mối quan hệ này được thể hiện ở ba dạng: Quan hệ ngữ pháp, hệ thống từ loại, quan hệ giữa chúng và các từ khác trong ngôn bản và quan hệ với các yếu tố của hoạt động giao tiếp. Nắm bắt được mối quan hệ này, việc dạy từ không chỉ giúp học sinh nhận diện và hiểu được ý nghĩa của một từ cụ thể mà phải tính đến quan hệ ý nghĩa của một từ với các từ khác bao quanh, tính đến khả năng kết hợp của từNhư vậy những cơ sở ngôn ngữ được nêu trên chính là cơ sở của việc đề xuất nguyên tắc phải tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ, trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy Luyện từ và câu nói riêng. Từ đó, nhằm giúp học sinh nhanh chóng nắm chắc và sử dụng linh hoạt Tiếng Việt trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ trong ngôn bản cụ thể là mối quan hệ giữa các từ, cụm từ khi thực hiện nói, viết câu trong đó có liên quan tới các kiến thức về từ loại tiếng Việt (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ). Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Mai 4 Trường Tiểu học Đất Cuốc Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4 + “ những” biểu thị mối quan hệ số lượng kèm theo danh từ (những cái bàn kia). + “ đang” biểu thị quan hệ thời – thể của hành động thường kèm theo động từ (đang gặt lúa). 1.2. Kiến thức về từ loại tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt 4 1.2.1. Danh từ a. Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). Ví dụ : + Danh từ chỉ người: Ông, bà, cha, mẹ, học sinh, bác sĩ, kĩ sư, + Danh từ chỉ vật: Bàn ghế, sách, vở, bút, thước, rổ ,rá, ... + Danh từ chỉ hiện tượng: Mưa, nắng, sấm, chớp, + Danh từ chỉ khái niệm: Đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, lí tưởng, ý chí + Danh từ chỉ đơn vị: Cái, bức, tấm, mét, lít, ki lô gam, nắm, mớ, b. Đặc điểm ngữ pháp - Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với các từ có ý nghĩa số lượng (đặt trước danh từ) hay có ý nghĩa chỉ định (đặt sau danh từ): + Từ có ý nghĩa số lượng như: một, tất cả, những, vài, các, mọi, mấy, Ví dụ: những quyển sách, mọi người, tất cả học sinh, một ngôi nhà, . + Từ có ý nghĩa chỉ định: này, nọ, kia, ấy, đó, Ví dụ: con gà này, anh bạn nọ, người bạn kia, cái bút ấy, ngôi nhà đó - Chức vụ ngữ pháp: Danh từ có thể đảm nhận nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau. Chức năng phổ biến và thường trực của danh từ là làm chủ ngữ (CN) và bổ ngữ (BN). Ngoài ra, danh từ có thể làm định ngữ (ĐN), vị ngữ (VN), các thành phần khác của câu. Ví dụ: + Văn là một môn học rất thú vị. CN + Họ đang học Toán. BN + Sách Toán rất cần cho chúng ta. Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Mai 6 Trường Tiểu học Đất Cuốc Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4 - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: + Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, giận, mừng, lo, + Động từ chỉ hoạt động: đi, đứng, chạy, nhảy, lăn, bò, - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là: Nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong, chạy xong, ) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía sau (không nói: còn xong, kính trọng xong, yêu thương xong) b. Đặc điểm ngữ pháp - Khả năng kết hợp: Động từ có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ, khắp), chỉ sự phủ định (không, chưa, chẳng) và tiêu biểu là kết hợp với phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) Ví dụ: Hãy đi, đừng nói, chớ ngồi, không học, chưa chạy, sắp làm - Chức năng ngữ pháp: Trong câu, động từ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng ngữ pháp khác nhau như làm vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ và chủ ngữ. Trong đó, chức năng làm vị ngữ của động từ là phổ biến và tiêu biểu nhất. Ví dụ: + Họ đang phát biểu VN + Họ nghe phát biểu mà ngao ngán BN + Người phát biểu không biết rằng tất cả mọi người đều đã rất mệt. ĐN + Phát biểu, tôi rất ngại. TN + Phát biểu ý kiến là đóng góp suy nghĩ của mình cho tập thể. CN - Khả năng đảm nhiệm cương vị thành tố trong cụm từ: Động từ thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước) và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm động từ. - Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Mai 8 Trường Tiểu học Đất Cuốc Một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4 + Tốt, xấu, thông minh, ... (chỉ phẩm chất). b. Đặc điểm ngữ pháp - Khả năng kết hợp + Tính từ có thể kết hợp với phụ từ, tiêu biểu là phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, cực kì, tương đối, đặc biệt là “rất”. Ví dụ: rất cao, hơi thấp, quá gầy, tương đối hiền lành, cực kì chăm chỉ, + Tính từ không kết hợp được với từ kèm chỉ ý nghĩa cầu khiến (hãy, đừng, ) và với từ chỉ ý nghĩa kết thúc một quá trình (xong, được, ) . Đặc điểm này phân biệt tính từ với động từ. - Chức vụ ngữ pháp: Trong câu tính từ có thể làm vị ngữ, làm định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ. Ví dụ: + Căn phòng rất sạch sẽ. VN + Nhà sạch làm ta thấy dễ chịu. ĐN + Họ quét sạch lắm. BN + Sạch sẽ là mẹ sức khỏe. CN - Khả năng đảm nhiệm cương vị thành tố trong cụm từ: + Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng, ... để tạo thành cụm tính từ (khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (như động từ) ngay trước nó là rất hạn chế). + Trong cụm tính từ, các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định. Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất. Kết quả phân chia vốn từ tiếng Việt thành từ loại theo ba tiêu chuẩn đã nêu được sắp xếp trong bảng sau: Từ loại Đặc trưng từ loại (theo tiêu chuẩn phân loại) Ý nghĩa khái quát Khả năng kết hợp Chức vụ ngữ pháp Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Mai 10 Trường Tiểu học Đất Cuốc
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_day_cac_dang.doc