Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4 tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4 tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4 tiểu học
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh tiểu học. PHẦN 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Mục tiêu của môn Tiếng Anh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh, những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và phối hợp trong các bài tập cũng như các hoạt động trên lớp. Một trong 4 kỹ năng mà người học Tiếng Anh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học là kỹ năng nghe. Qua kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh khối lớp Bốn với tổng số 139 học sinh mà tôi nhận phân công trong năm học này, kết quả như sau: Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành học sinh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) (%) 139 11 7.91 52 37.41 76 54.68 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, nhưng chủ yếu là học sinh chưa có phương pháp rèn luyện phù hợp.Trên thực tế, để có được kỹ năng nghe Tiếng Anh tốt thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Trước thực trạng trên, tôi chọn vấn đề “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh tiểu học” làm đề tài nghiên cứu và tập trung vào đối tượng học sinh lớp Bốn. Với nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn bước đầu sẽ góp phần nào giúp mình và học sinh dần khắc phục những khó khăn trên, để việc dạy nghe môn Tiếng Anh trong nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn. PHẦN 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Bản thân tôi thấy rõ vai trò và nhiệm vụ của một giáo viên dạy Tiếng Anh, tôi đưa ra các nội dung cần giải quyết trong vấn đề luyện nghe Tiếng Anh cho học sinh, như sau: 1. Giáo viên cần thực hiện tốt tiến trình dạy nghe. 2. Áp dụng đa dạng hình thức tổ chức dạy kỹ năng nghe. 3. Một số hình thức thực tế rèn luyện kỹ năng nghe. PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 1. Giáo viên cần thực hiện tốt tiến trình dạy nghe Tiến trình của một tiết dạy nghe phải trải qua 3 giai đoạn: Pre – Listening, While – Listening và Post – Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh hiểu, nắm bài mà còn giúp các em có thể sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định tốt, rõ ràng mục đích nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo. 1.1. Pre – Listening: (Trước khi nghe) Các thủ thuật dùng trong giai đoạn này là: True/False Prediction, Open Prediction, Ordering, Pre – Questions. Là giai đoạn giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe. - Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt, gợi mở, đưa câu hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 1 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Hoặc, tôi sẽ tổ chức học sinh thảo luận nhóm 4, phát bảng phụ và yêu cầu các nhóm viết đáp án vào bảng, sau đó gọi từng nhóm lên trình bày đáp án cùng với sự giải thích cho đáp án của nhóm. Qua đó, học sinh có thể phát huy thêm kỹ năng nghe, nói và thuyết trình bằng Tiếng Anh. Yêu cầu học sinh các nhóm nhận xét và sửa bài cho bạn. Cuối cùng, tôi chốt lại đáp án đúng 1. b; 2.b, nhận xét đáp án và phần thuyết trình của từng nhóm, tuyên dương các đúng làm đúng và khuyến khích các nhóm làm chưa đúng. 1.3. Post – Listening (Sau khi nghe) Các thủ thuật dùng trong giai đoạn này là: Roleplay, Recall, the story, Write - it - up, Further Practice... Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe, ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn “While - Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write - it - up, discussion, playing game Ví dụ: Để giúp các em sử dụng những kiến thức hỏi và trả lời về thời gian bằng Tiếng Anh trong giao tiếp thực tế tôi đã: + Thứ nhất, Tổ chức trò chơi “Passing the secret! (Chuyền bí mật)”.Tôi chia học sinh thành từng nhóm nhỏ (6 em), yêu cầu các em xếp thành 1 hàng dọc (với hình thức này sẽ làm các bé tò mò là xếp hàng để làm gì và thích tham gia vào hoạt động hơn.). Sau đó học sinh ở vị trí số 1 của từng nhóm sẽ lên kế bên giáo viên, giáo viên sẽ thì thầm một câu nói có liên quan đến thời gian (ví dụ: I get up at 6 o’clock.) cho học sinh 1 nghe. Học sinh 1 sẽ về thì thầm cho học sinh 2 nghe và lần lượt đến học sinh 6. Học sinh 6 có nhiệm vụ là đọc lớn câu nói đã được nghe. Tôi sẽ quan sát, nghe và ghi nhận nhóm có đáp án đúng. Kế tiếp là thay phiên học sinh 2 cho đến học sinh 6. Cuối cùng, tôi nhận xét và tổng kết thi đua, tuyên dương các nhóm có nhiều đáp án đúng và khuyến khích các nhóm chưa đúng nhiều. Từ hoạt động trên, các em sẽ phát huy được kỹ năng nghe, nói về thời gian, độ phản xạ nhanh hơn và nâng cao tinh thần đồng đội. + Thứ hai, tôi giao bài tập về nhà cho học sinh, yêu cầu các em viết về thời gian biểu các hoạt động trong một ngày theo cấu trúc đã được học trong bài trước. Sau đó, các em sẽ trình bày trước lớp vào tiết học kế tiếp. Tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý: “What time do you get up?, What time do you have breaskfast?, What time do you go to school?, What time do you have lunch?, What time do you go home?, What time do you have dinner?; What time do you do exercises?; What time do you go to bed?”. Học sinh sẽ nghe thuyết trình và đặt câu hỏi theo hướng dẫn trên. Tôi nhận xét và sửa lỗi cho học sinh, tuyên dương các học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành bài tập; khuyến khích và nhắc nhở những học sinh làm chưa tốt hoặc chưa làm. Từ hoạt động trên sẽ giúp các bé phát huy kỹ năng nghe, nói, đọc và viết; mạnh dạn và tự tin hơn khi thuyết trình trong lớp, trong các cuộc giao tiếp thực tế đồng thời nâng cao tinh thần tự học Tiếng Anh ở nhà cho trẻ. Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 3 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh tiểu học. 2. My favourite food is......( fish) 3. I have .............( a fish) 4. This.........is for you ( fish) Hoặc cũng những hình vẽ này chúng ta có thể giúp học sinh phân biệt được những cụm từ, dạng số ít và số nhiều cũng như nhớ từ nhanh. Ví dụ: Với một bức tranh vẽ hai chú gấu tôi đưa ra một câu với ba lựa chọn như sau. Tôi giúp học sinh phân tích tranh với câu hỏi: “What are they? (Họ là ai?); How many? (có bao nhiêu?); single or plural (số ít hay số nhiều)”. Yêu cầu học sinh chọn đáp án, sau đó tôi sửa bài và nhận xét cho học sinh. 1. The ..... can climb. A. bear B. bears C. tigers 2.3. Ngôn ngữ cơ thể Ngoài thủ thuật dung thẻ từ, vẽ tranh, tôi còn sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt: tiếng con vật (chim, hổ, mèo...) hành động ( nhảy, hát...). Học sinh sẽ đoán từ qua điệu bộ cử chỉ của tôi hay có thể bắt chước vừa đọc, vừa làm điệu bộ. Thủ thuật này lôi cuốn toàn bộ các em tham gia bởi trẻ có cơ hội được thể hiện năng khiếu của mình. Qua đó giúp trẻ hình thành sự độc lập, sự tự tin và khắc sâu từ hơn. 2.4. Vỗ tay theo nhịp Đây là một hình thức gần giống như thủ thuật “repitation drill”, với thủ thuật này trẻ cần tập trung cao độ, mắt nhìn và tai nghe để phản xạ nhanh lại theo yêu cầu của giáo viên. Giáo viên dùng những thẻ của bộ sách giáo khoa, giáo viên đưa thẻ (hình vẽ minh họa) và đọc từ tương ứng. Nếu từ giáo viên đọc là từ của hình vẽ thì học sinh đọc theo và vỗ tay, nếu từ giáo viên đọc không đúng với hình vẽ thì học sinh đọc to từ chúng tìm ra nhưng không vỗ tay. Như vậy tiết học sẽ trở nên sôi nổi và học sinh sẽ được củng cố từ vựng một cách hào hứng. 2.5. Tổ chức trò chơi “Về đích” Trong thủ thuật này tôi tổ chức cho cả lớp cùng hoạt động cùng theo dõi phần thực hành của bạn và của mình. Tôi đưa ra một mẫu câu, học sinh lần lượt đặt các câu tương tự nhưng người sau không được lặp lại ý của người trước. Người trước đề cập đến người sau, và người cuối cùng sẽ là người may mắn, được cả lớp cho một tràng pháo tay. Do đó tất cả đều phải thật sự lắng nghe để xem bạn nhắc đến ai và từ gì rồi qua đó người giáo viên đã giúp học sinh nhớ ngữ pháp, nhớ từ cũng như là rèn sự tập trung. Đồng thời rèn được cho học sinh 2 kĩ năng nghe, nói cùng một lúc. Ví dụ: Với mẫu câu: This ..... is for you, ...... Tom says: This hat is for you, Linh Linh says: This fish is for you, Hoàng Hoàng says:..... 3. Một số hình thức thực tế rèn luyện kỹ năng nghe 3.1. Tham gia vào các Câu lạc bộ tiếng Anh Ở đâu học Tiếng Anh thì ở đó sẽ có các câu lạc bộ Tiếng Anh. Tôi động viên và khuyến khích học sinh tham gia vào câu lạc bộ Tiếng Anh của trường. Ở đó các em sẽ được tiếp xúc, nói chuyện bằng Tiếng Anh theo chủ điểm hàng Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 5 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh tiểu học. PHẦN IV. KẾT QUẢ DẠT DƯỢC Với việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã đạt được một số kết quả khả quan. Trước hết, những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập trong lớp luôn sôi nổi, nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. các tiết học trở nên sôi nổi, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, tham gia thực hành nhiều hơn, tự tin hơn. Dưới đây là bảng kết quả kiểm tra kỹ năng nghe từng giai đoạn: giữa học kì I, cuối học kỳ I và giữa học kỳ II của khối lớp Bốn với tổng số 139 bài nghe, cụ thể như sau: Tổng số Giai Đánh giá Kết quả sau thực nghiệm học sinh đoạn Số lượng Tỉ lệ 139 Giữa Hoàn thành tốt 18 12.94 % học Hoàn thành 53 38.13 % kỳ I Chưa hoàn thành 68 48.93 % Cuối Hoàn thành tốt 24 17.27 % học Hoàn thành 56 40.29 % kỳ I Chưa hoàn thành 59 42.44 % Hoàn thành tốt 35 27.18 % Giữa Hoàn thành 77 55.39 % học Chưa hoàn thành 27 17.43 % kỳ II Bảng so sánh đối chiếu: Đánh giá Khối Bốn Hoàn thành tốt Tăng 19.27% Hoàn thành Tăng 17.98% Chưa hoàn thành Giảm 37.25% Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_ngh.doc