Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 Trường TH Quảng Phú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 Trường TH Quảng Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 Trường TH Quảng Phú
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất cho các em. Từ đó hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện cho mỗi học sinh. Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường Tiểu học đã coi trọng việc dạy đủ 9 môn học trong đó Tiếng Việt là một trong 9 môn được coi trọng và chiếm thời gian nhiều nhất. Môn Tiếng việt bước đầu dạy cho các em những nhận thức, tri thức cơ bản. Trên cơ sở đó rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết. Nhằm giúp học sinh sử dụng hiệu quả Tiếng Việt trong suy nghĩ, giao tiếp và hỗ trợ học tốt các môn học khác. Ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng cho các em những tình cảm chân chính, lành mạnh. Đồng thời hình thành và phát triển cho các em những phẩm chất tốt đẹp. Trong môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn: Tập đọc, chính tả, Luyện từ và câu, kể chuyện,... Mỗi phân môn có vị trí nhiệm vụ khác nhau. Chúng đều hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Đặc biệt Tập làm văn là phân môn chủ đạo, tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn bản. Mục tiêu của người dạy và người học là viết văn có cảm xúc. Chương trình văn ở Tiểu học chủ yếu là văn miêu tả. Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá con người. Với đặc trưng của mình, làm cho tâm hồn trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn. Chính vì vậy văn miêu tả được đưa vào nhà trường rất lâu với những đề tài rất quen thuộc, gần gũi với trẻ thơ. Các em có thể quan sát một cách dễ dàng cụ thể. Ngay từ lớp 2,3 các em đã được làm quen với văn miêu tả dưới dạng trả lời câu hỏi..Lên lớp 4 các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn thành một bài văn miêu tả cụ thể những đối tượng gần gũi và thân thiết với các em. Người giáo viên giúp các em thấy được cái hay cái đẹp trong bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện nó bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh. Nhưng thực tế chúng ta đều biết hiện nay các cấp học đặc biệt là Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan. Bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn mới mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Vì ở lứa tuổi này vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp. Đứng trước thực tế đó tôi rất băn khoăn và trăn trở: làm thế nào để các em yêu thích môn văn, để giúp các em tiếp cận với 1 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết dùng ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật để tái hiện sao chụp lại hình ảnh với những đặc điểm nổi bật nhằm giúp người đọc có những hiểu biết và rung cảm, cảm nhận về đối tượng miêu tả đó như được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan của mình. Tả là mô phỏng, là tô vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hoá bằng hình ảnh... chứ không phải kể lể. Tả là dùng lời văn của mình giúp người đọc thấy cụ thể trước mắt hình dáng, đặc điểm của đối tượng như thế nào? Các bộ phận ra sao? nó có ích lợi gì? Đây chính là vấn đề mà mỗi giáo viên muốn truyền thụ để học sinh cảm nhận, hiểu và thực hành trong mỗi bài văn miêu tả của bản thân các em. Tập làm văn được coi là phân môn khó trong môn Tiếng Việt đặc biệt với học sinh lớp 4. Các em phải làm quen với nhiều thể loại văn mà mỗi thể loại đòi hỏi các em có kĩ năng và phương pháp làm bài khác nhau. Chương trình văn miêu tả lớp 4 có 3 dạng bài (Tả đồ vật, tả cây cối , tả con vật) chiếm tới 30 / 62 tiết. Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi thơ ( ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính ). Đồng thời góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh. Góp phần giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Học văn miêu tả học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, giữa con người với thiên nhiên, với xã hội để khêu gợi những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng và đẹp đẽ. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Đầu năm học 2016 – 2017, tôi được trường phân công dạy lớp 4. Qua quá trình giảng dạy và dự giờ tôi nhận thấy việc dạy và học văn miêu tả ở lớp 4 gặp một số khó khăn: a. Về giáo viên: -. Một vài giáo viên còn tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiêt của bài văn miêu tả theo đúng yêu cầu của đề bài. - Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và những kĩ năng dạy học mới vào bài dạy trong tiết học. - Ở một số tiết dạy do chưa có sự chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo dẫn đến giáo viên không có câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh chưa phù hợp. - Một vài giáo viên chưa chú ý khơi gợi vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà đôi khi còn yêu cầu học sinh nhớ để “bắt trước” rồi áp dụng vào làm các dạng bài tương tự. 3 chưa thể hiện được cái hồn của người viết. Việc sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biện pháp nghệ thuật đã có ở một số bài nhưng chưa gây được ấn tượng sâu sắc. Đôi khi sử dụng dấu câu còn tùy tiện. Đặc biệt giữa các phần, các đoạn còn rời rạc, chưa có sự liên kết. Để khắc phục những khuyết điểm đã nêu tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Giải pháp1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề và biết quan sát tìm ý: a/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài: Đây là việc làm quan trọng bởi nó giúp học sinh đi đúng hướng yêu cầu của đề bài. Từ đó giúp các em không bị lạc đề. Ví dụ: Em hãy tả một con vật nuôi ở trong nhà Tôi hướng dẫn các em như sau: - 2 HS đọc đề bài - Lớp đọc thầm. - Đề bài thuộc thể loại văn gì ? ( văn miêu tả ) - Kiểu bài nào? ( tả con vật ) - Đối tượng ( hoặc nội dung) miêu tả là gì ? ( con vật ở trong nhà) - Trọng tâm miêu tả là gì ? ( hình dáng bên ngoài và hoạt động) - Học sinh thảo luận nhóm đôi kể tên các con vật có ở trong nhà? ( chó, mèo, gà, lợn, thỏ...) - Học sinh trả lời - giáo viên chốt lại và dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề bài. b/ Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý: Chống lối dạy theo mẫu giúp học sinh rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp vận dụng kiến thức thì việc đầu tiên cho học sinh làm bài văn miêu tả là quan sát trực tiếp đối tượng sẽ tả. * Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh quan sát : - HS có thể đứng ở vị trí tùy ý để quan sát. - Cho học sinh quan sát bên ngoài bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, tri giác - Các em có thể quan sát từ xa đến gần hoặc ngược lại. - Hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện thành nếp việc ghi chép các nhận xét, ấn tượng, cảm xúccủa bản thân. Khi hướng dẫn học sinh quan sát bên trong chiếc cặp của em giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi: Ví dụ: Chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn? Cách sắp xếp như vậy khiến em có cảm giác như thế nào? - GV kèm cặp học sinh yếu, phát hiện vấn đề có tính chất chung, chọn thời điểm thích hợp uốn nắn chung cho cả lớp. 5 Giáo viên có thể đặt câu hỏi học sinh ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viết của mình đồng thời giáo viên cho học sinh nghe những đoạn văn có nhiều hình ảnh, liên tưởng hay. Ví dụ: Bao quanh bụng trống có gì, nó có đặc điểm thế nào? Nhìn đai của trống em liên tưởng đến cái gì? (Bao quanh bụng trống là vành đai, bện xoắn vào nhau lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân giả) Giải pháp 2: Rèn kỹ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả . Bước 1: Kỹ năng chọn lọc chi tiết: Khi quan sát, tìm ý, học sinh ghi chép chưa có sự chọn lọc. Khi lập dàn bài chi tiết để hoàn chỉnh bài văn, các em phải lựa chọn, sàng lọc để tìm nội dung cốt lõi, nổi bật trọng tâm.Vậy dựa vào đâu để chọn ý, nội dung phù hợp ? Đó là ý chủ đạo của bài văn. Ví dụ: Khi tả cây bóng mát ( cây bàng ) cần đi sâu vào các chi tiết của tán lá, cành lá, sự già nua của cây... ( trọng tâm của đề ) Khi tả cây cho hoa cần đi sâu vào quan sát hình dáng, vẻ đẹp, màu sắc, hương thơm của hoa, các loài chim, ong bướm, gió... Bước 2: Kỹ năng sắp xếp ý: Để làm tốt kỹ năng này, tôi luôn lưu ý học sinh bám vào dàn bài chung để biến thành một dàn bài chi tiết với từng đề bài cụ thể. Ví dụ: Dàn bài chung tả con vật: * Mở bài: Giới thiệu con vật định tả: Loài vật này gặp ở đâu? trong trường hợp nào? * Thân bài: Tả con vật về: + Hình dáng tổng quát. + Về đặc điểm nổi bật của con vật. + Hoạt động và cách sinh hoạt. + Ích lợi và công việc mà nó giúp ích người. * Kết bài: + Cảm nghĩ của ta về con vật + Tình cảm đối với con vật. + Cách chăm sóc. Ví dụ: Dựa trên kết quả quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết cho bài văn tả con thỏ * Mở bài: Giới thiệu con thỏ ( hoàn cảnh, thời gian). * Thân bài: 1) Ngoại hình của con thỏ: - Bộ lông trắng nõn, toàn thân không có đốm khác - Cái mõm: nhòn nhọn, động đậy. 7 Để viết được những câu văn mang tính nghệ thuật trong kết cấu, trước tiên các em phải nắm được các mẫu câu đơn giản đã học trong chương trình Tiếng Việt nói chung phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Trước tiên tôi dạy cho các em biết đặt câu đúng nội dung theo mẫu câu đã học, có chủ ngữ, vị ngữ và biết xác định thành phần ngữ pháp trong câu. Ví dụ: Đặt 3 câu theo mẫu câu đã học sau đó xác định chủ ngữ ( CN) – vị ngữ ( VN) trong câu. - Lan là cô bé ngoan ngoan. - Lớp 4B lao động rất chăm chỉ. CN VN CN VN - Chim vành khuyên đang hót véo von. CN VN c) Dạy viết câu có kết cấu phức tạp: * Câu có trạng ngữ: Để học sinh biết viết câu có trạng ngữ tôi cho các em làm dạng bài tập xác định TN, CN,VN trong câu. Sau khi học sinh xác định đúng các thành phần ngữ pháp tôi yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ. Cuối cùng yêu cầu các em viết câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, thời gian, địa điểm về một thể loại văn miêu tả cụ thể. Ví dụ: - Năm ngoái, ông em mới trồng cây bưởi ở giữa vườn. - Nhìn từ xa, những quả bưởi như chiếc đèn lồng thắp sáng. * Câu có nhiều chủ vị: Tôi hướng dẫn học sinh viết nhiều câu thành một câu để học sinh viết bài văn không bị lặp từ, câu văn lủng củng, cứng nhắc, khô khan kể lể. Từ đó học sinh sẽ viết câu văn hay và xúc tích hơn. Ví dụ - Đôi ba nụ hồng chúm chím e lệ, lấp ló trong nền áo xanh mỏng. - Chiếc áo ấy mềm mại, mịn màng như tơ. - Những chú gà con nhỏ nhắn, xinh xắn trông thật đáng yêu. Giải pháp 4: Giúp học sinh biết cách sử dụng các biện pháp tu từ trong miêu tả: Muốn bài văn hay thì không thể thiếu tính nghệ thuật. Học sinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn lơ mơ, hời hợt.Vì vậy để bài văn sinh động, có hình ảnh người giáo viên cần cung cấp cho các em khái niệm, ví dụ cụ thể từ đó vận dụng để viết các câu văn giàu hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả. Ở lớp 3 các em đã được học biện pháp so sánh, nhân hoá. - Vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng, lựa chọn từ ngữ để đặt câu. Trước hết giáo viên cho học sinh làm quen với các dạng bài tập: -Tìm câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa có trong bài tập đọc. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc