Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 năm 2017-2018
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 năm 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 năm 2017-2018
Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Phân môn Tập làm văn (TLV) rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: phân môn TLV sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã hình thành; rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn và trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Do vậy, phân môn TLV đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường gặp rất nhiều khó khăn. Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả,...hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả. Đối với giáo viên đây cũng là loại bài khó dạy. Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn, và không phải giáo viên giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,...còn nhiều hạn chế. Do đó, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” với hy vọng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, nâng cao chất lượng dạy-học văn miêu tả ở lớp 4 cho học sinh. II. Mục đích nghiên cứu 1. Giúp học sinh lớp 4 - Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. - Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5. 2. Giúp giáo viên - Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh 1/27 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Đề tài chỉ nghiên cứu “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” - Các dạng văn miêu tả ở lớp 4: Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật. - Thực trạng dạy-học viết văn miêu tả của học sinh lớp 4- trường Tiểu học nơi tôi công tác . B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận của dạy văn miêu tả lớp 4 1 Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy văn miêu tả lớp 4 1.1 Mục tiêu của dạy viết văn miêu tả lớp 4 a) Yêu cầu kiến thức: - Thể loại văn miêu tả. - Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. b) Yêu cầu kỹ năng: Chương trình Tập làm văn miêu tả (nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sản sinh ngôn bản), cụ thể: - Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện đặc điểm văn bản; phân tích đề bài, xác định yêu cầu. - Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn đã cho; quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả - Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. - Kĩ năng quan sát đối tượng miêu tả theo trình tự: không gian, thời gian, quá trình phát triển của đối tượng... 1.2. Nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4 Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết/năm. Trong đó, văn miêu tả gồm có 30 tiết 2. Cơ sở của việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 3/27 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 con vật, cây cối là những người bạn thân thiết, gần gũi mà các em có thể tâm tư, chia sẻ tình cảm của mình. Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị, 2. Khó khăn Như ta đã biết, sản phẩm của TLV là các ngôn bản ở dạng nói, dạng viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định. Sản phẩm của việc học văn miêu tả thường ở dạng viết. Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hoá, văn minh của một người, đối với học sinh, chứng tỏ tư duy logic, tư duy hình tượng đã phát triển ở một mức độ nhất định. Nhưng lên lớp 4, các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ , vốn từ của các em còn hạn chế, nhất là với học sinh ở trường nông thôn như địa bàn chúng tôi. Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu. Vậy nguyên nhân tại đâu? Đó là điều trăn trở của tôi cũng như các giáo viên khác trong khối. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã luôn tìm tòi, tham khảo tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, với giảng viên ở trường Đại học để nắm bắt những phương pháp tối ưu nhất phục vụ quá trình giảng dạy. Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sự đúc kết việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học. Đọc một số bài văn của học sinh, ta có thể thấy ngay được kết quả của việc dạy và học. Qua kết quả điều tra chất lượng viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 cuối Học kì I, tôi xin nêu lên những phương pháp, biện pháp tiến hành trên cơ sở các phương pháp đặc trưng của phân môn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm nâng cao chất lượng dạy học sinh lớp 4 viết văn miêu tả mà tôi áp dụng có hiệu quả. 3. Kiểm nghiệm bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 3.1. Một số lỗi thường gặp a. Trong phần cơ sở thực tiễn tôi đã đề cập những vấn đề chung thường gặp ở bài văn miêu tả của học sinh lớp 4: bài văn ngắn, kể lể, ít hình ảnh,Ví dụ 1: - Cái cặp của em nhiều màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn. Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn để sách. - Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành, tán rộng. Lá màu xanh. Quả ăn có vị chát. 5/27 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 VD: Em rất yêu quý con mèo nhà em. + Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong bài văn.VD: Con gà trống dậy rất sớm. Nó dậy sớm để báo thức mọi người. + Câu không phân định được thành phần. VD: Em phải giữ gìn chiếc đồng hồ để trên mặt tủ. + Câu sai nghĩa. VD: Con mèo nặng khoảng 2 tạ. + Câu không rõ nghĩa. VD: Con mèo lông trắng mắt nó em yêu chú lắm. + Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu. Ví dụ 2: Chiếc cặp của em màu đỏ giúp em học giỏi. + Các câu trong bài mâu thuẫn nhau: VD: Cây bàng to, mập mạp. Thân cây khẳng khiu. - Lỗi lạc chủ đề. Ví dụ: Tả chiếc cặp: Ngăn ngoài của cặp em đựng bút. Chiếc bút màu đỏ rất đẹp. Như vậy, ta thấy bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 mắc rất nhiều lỗi. Tuỳ theo mức độ, học sinh có khả năng hạn chế hơn một số lỗi cơ bản. Ở đây đặt ra một vấn đề cấp thiết là dạy học sinh viết văn sao cho mạch lạc, giàu hình ảnh, tái hiện được cụ thể, sinh động đối tượng miêu tả. 3.2. Nguyên nhân - Giáo viên chưa khơi gợi được sự ham học, yêu thích miêu tả đồ vật, con vật, cây cối,...xung quanh, chưa tạo được động cơ học văn miêu tả ở các em. - Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác. - Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. - Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả. - Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học. - Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn. Hoặc nếu có sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh lại lựa chọn hình ảnh so sánh, nhân hóa không tương xứng. 7/27 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Học sinh sẽ phân tích tìm ra đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa với muôn ngàn con bướm đậu khít nhau. Qua đây cũng rèn cho các em óc quan sát tinh tế, sự liên tưởng và tư duy phân tích, kích thích các em suy luận. - Dạy học sinh viết văn miêu tả phải gắn liền với việc hình thành những kĩ năng sống khác. Như dạy các em biết giữ gìn đồ vật, tổ chức học sinh trồng, chăm sóc và bảo vệ cây - Khi ra đề TLV, giáo viên nên chú ý đề bài yêu cầu viết về những gì gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo ra được động cơ nói năng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu. Ví dụ: Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em. Đề 2: Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng. Đề 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó. Đề 4: Hãy tả con vật mà em thích nhất. - Khi học sinh đã có hứng thú học văn miêu tả, ta tiếp tục duy trì điều đó trong suốt quá trình học tập và tích cực rèn các kĩ năng khác theo yêu cầu khi viết văn. Ngoài ra, bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề, để đạt mục đích giao tiếp, bài văn phải có sự phát triển, chủ đề phải được triển khai. Giáo viên cần chỉ ra các hướng cho học sinh viết bài: viết theo trình tự thời gian, không gian hay từ toàn thể đến bộ phận 9/27 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 11/27 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 + Bức tranh 3 : Trống được làm bằng chất liệu gì? Nó có những bộ phận nào nổi bật ? Em thấy cái trống trường có hình dạng như thế nào? Em quan sát cái trống từ xa hây đứng gần? Làm cách nào để cái trống phát ra âm thanh? .... + Bức tranh 4: Chiếc cặp sách của em có hình dáng gì? Nó được làm từ chất liệu gì? Gồm có mấy ngăn? Giữa các ngăn được ngăn cách với nhau bằng vật liệu gì?Cặp có màu gì? Em dùng cặp sách để làm gì? Để giữ cho cặp được bền em sẽ làm gì?.... Đồ vật lại thường gắn liền với cuộc sống con người nên khi miêu tả phải nói tới công dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có như vậy, đồ vật mới hiện lên một cách sinh động và có hồn. Tả cây cối: Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh học sinh. Đó có thể là một cây hoa, cây ăn quả hay cây cho bóng mát, những cây có ích và gần gũi với các em. Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả chúng, học sinh phải làm nổi bật những đặc điểm này. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả; tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa; tả cây cho bóng mát phải làm rõ dáng cây, tán lá,VD: 13/27 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Cây cối luôn sống trong thiên nhiên. Khi miêu tả, cần gắn chúng với miêu tả sơ lược khung cảnh xung quanh như mặt trời, đám mây, chim chóc, ao hồ và cả con người. Ta cũng cần chú ý tới lợi ích của chúng và tình cảm yêu mến gắn bó của người tả đối với cây. Tả loài vật: Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc gần gũi với học sinh. Đó là những con gà mái, gà trống, cún con, chú mèo,Mỗi con vật đều có đặc điểm về hình dáng, đặc tính giống nòi riêng. Khi miêu tả, ta miêu tả cái chung, và cả những nét tiêu biểu của loài vật như màu sắc, vóc dáng, tính nết. Những con vật miêu tả là những con vật gần gũi thân thiết và có nhiều lợi ích nên bài văn phải thể hiện được sự chăm sóc, tình cảm yêu mến của học sinh đối với chúng.VD: 15/27
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc