Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt, chữ viết với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học nhất. Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn học khác khi có kiến thức tiếng Việt. Bởi đối với người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Từ đó các em có thể học tập và giao tiếp trong môi trường học tập lứa tuổi, giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức lớp trên. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn (Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện), mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau để người học học tốt tiếng Việt. Trong đó Tập làm văn là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy Tập làm văn ở bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn Tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn. Các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học, có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người. Chương trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ lớp 2, lớp 3, các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát, trả lời câu hỏi. Lên lớp 4, các em hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối hoặc con vật - những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Thực tế hiện nay, việc dạy Tập làm văn nói chung và kiểu bài miêu tả nói riêng còn có nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Do nhiều nguyên nhân: phương pháp lên lớp chưa phù hợp với yêu cầu, mục đích, nội dung của bài học đặt ra, mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực quan sát, tư duy còn hạn chế, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Đặc biệt trình độ của các em 1 - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Biết những ưu điểm, nhược điểm của mình trong viết văn và có biện pháp tốt cho việc học viết văn của mình. - Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ, khi học, đọc các bài văn, thơ về miêu tả. Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 4. - Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. 2.2. Nhiệm vụ: - Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy – học văn miêu tả lớp 4. - Thực trạng dạy – học văn miêu tả lớp 4 - Một số biện pháp dạy – học văn miêu tả lớp 4. 3 Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” được triển khai nghiên cứu ở lớp 4 trường tiểu học Quyết Thắng. 5. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Ứng dụng Sơ đồ tư duy - Phương pháp quan sát; - Phương pháp điều tra; - Phương pháp nghiên cứu lí luận; - Phương pháp thực nghiệm. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật, giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của người viết. Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp 4, 5 việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ở tất cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy tập làm văn ở tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Chính những văn bản viết các em có được từ phân môn tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em được học ở 3 tượng miêu tả nên tả còn nhiều chi tiết khập khiễng, lủng củng không gắn kết với nhau. * Về phía giáo viên: - Giáo viên thường sử dụng một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn... Đó là qua phân tích các bài văn mẫu với lý thuyết khô khan, khó hiểu. - Chưa vận dụng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy theo hướng tích cực để học sinh có thể vận dụng kĩ năng vào bài làm có hiệu quả. 2.3. Mặt mạnh + Về phía giáo viên: - Đa số giáo viên trong trường có kĩ năng về chuyên môn tốt. - Giáo viên đã chú trọng đến việc thực hiện hệ thống hóa kiến thức, kết hợp các hình thức phương pháp tổ chức lớp đa dạng phong phú, kết hợp với sử dụng các đồ dùng, thiết bị hiện đại. - Giáo viên thường xuyên dự giờ các đồng nghiệp tổ chức các tiết chuyên đề trường, cụm. + Về phía học sinh: - Phần nhiều học sinh có năng lực và tiếp thu rất nhanh. - Nhiều học sinh được gia đình quan tâm, chia sẻ và ủng hộ. - Học sinh có hứng thú và vốn từ phong phú, nắm được các biện pháp nghệ thuật, cấu tao một bài văn tả cảnh. 2.4. Mặt yếu: + Về phía giáo viên: - Số ít giáo viên chưa coi trọng việc thực hành, liên hệ thực tế, cách dùng câu từ, biện pháp nghệ thuật. - Khả năng vận dụng linh hoạt các kỹ thuật, khả năng phân tích đa dạng vào tiết tập làm văn chưa cao. + Về phía học sinh: - Kỹ năng sử dụng vốn từ ngữ và cách phân tích, biện pháp nghệ thuật ở một số học sinh còn hạn chế. - Nhiều học sinh tích cực quan sát chi tiết cụ thể đối tượng miêu tả. - Một số học sinh chưa có kĩ năng viết văn, viết lạc đề, chưa xác định được mục đích, yêu cầu của đề bài. - Học sinh còn lơ mơ cấu tạo bài văn, còn làm sơ sài, chưa có sự logic trong từng văn cảnh. 2.5. Các nguyên nhân, các yếu tố khách quan: * Về phía giáo viên: 5 tiến cách dạy, cách học cho cá nhân và học sinh và có thể là giải pháp cho đồng nghiệp. 3. Biện pháp tích cực giúp học sinh học tập có hiệu quả kiểu bài văn miêu tả: 3.1. Mục tiêu: Giúp giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức nhằm phát huy kĩ năng, tư duy cho học sinh lớp 4 của trường tiểu học Quyết Thắng theo hướng phát triển năng lực. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những đồ vật, con vật, cây cối xung quanh. Có cách nhìn sự vật theo hướng tích cực, ham thích quan sát, tìm tòi khám phá. Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả ở các lớp sau. Thông qua việc rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, biết sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý cho học sinh còn rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, đồng thời giúp các em giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện: 3.2.1 Hướng dẫn học sinh có kĩ năng lập dàn ý cho bài văn. Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ động giúp các em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây dựng một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi sẽ ghi cố định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn miêu tả sau này. Ví dụ: Khi dạy bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (sách giáo khoa lớp 4, tập hai, trang 112), sau khi giúp học sinh rút được nội dung ghi nhớ như trong sách giáo khoa, tôi sẽ chủ động bám vào nội dung phần ghi nhớ, dùng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt cho các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật: Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. - Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì? (Tên con vật, nơi nó ở, lí do em thích nó,) Thân bài: a) Tả hình dáng. - Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? (đầu: Mắt, mũi, miệng (mõm, mỏ), tai, ; mình: thân, lưng, bụng, ngực,; chi: móng vuốt, cựa,; đuôi, cánh, .), ... b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. - Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, đùa giỡn, ) - Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt chuột; con chó: giữ nhà, mừng chủ; ) 7 Ví dụ: Tả cây bóng mát (cây bàng) a. Tả bao quát: – Bàng cây thân gỗ trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. – Dáng cây to, cao 5-7 mét. – Tán cây rộng, có nhiều nhánh nằm ngang và lá lớn. – Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh. – Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường. b. Tả chi tiết: – Thân cây to, cao có màu nâu, thô ráp. – Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng. – Lá bàng lớn khoảng bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt và bóng hơn. – Lá bàng non có màu xanh nhạt, mọc theo từng chùm. – Hoa bàng nở vào mùa hè, nhỏ và có màu trắng. – Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ. – Gốc bàng là nơi vui chơi, trú ẩn tránh khỏi nắng mưa. – Cây bàng phủ bóng mát che chở cây cối và muôn loài. c. Tả cây bàng qua từng mùa: – Mùa xuân: + Cây bàng xuất hiện nhiều chồi non mơn mởn. + Cuối xuân lá bàng xanh phủ kín cây bàng. – Mùa hạ: + Cây bàng rất nhiều lá, lá bàng ngả sang màu xanh đậm. + Những lá bàng che chở, làm bóng mát. + Mùa của những chú chim đua nhau làm tổ. – Mùa thu: + Lá cây bàng ngả màu sang nâu, vàng + Quả bàng bắt đầu chín vàng, thỉnh thoảng còn rơi xuống đất. – Mùa đông: + Thân cây sần sùi, khô ráp, co lại như chống chọi với gió và rét. + Cành cây lẻ loi trơ trọi với thời tiết. + Lá rụng gần hết, cành cây khẳng khiu. Lác đác còn vài lá bàng khô. Từ những ghi chép quan sát trên thì chắc chắn các em sẽ làm được những bài văn vô cùng sinh động và hấp dẫn. Nói tóm lại, giáo viên lưu ý cho học sinh khi quan sát một số điểm sau: 9 Thân cây to xù xì, rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, cành đâm ra tua tủa, hoa kết lại từng chùm, quả treo lúc lỉu, hương thơm ngào ngạt.... + Tả con vật: Chú khoác lên mình bộ áo đẹp; đầu tròn, mắt sáng và tinh, tai vểnh lên để nghe ngóng, chân nhanh nhẹn, đi lại rất nhẹ nhàng, móng vuốt sắc nhọn là vũ khí tự vệ và rất lợi hại, khi kiếm được mồi, chú mang về cho con cùng ăn ... Từ vốn từ mà học sinh đã tích lũy được, tôi hướng dẫn cho học sinh lựa chọn từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả, sử dụng cho phù hợp. Khi trình bày kết quả quan sát được hoặc khi học sinh luyện viết đoạn, tôi đã uốn nắn, chỉ chỗ sai cho học sinh ngay khi phát hiện học sinh dùng chưa đúng Ví dụ: Thân bút màu xanh lá cây, thon thả như búp cây. (sử dụng từ không phù hợp) Sửa lại: Thân bút màu xanh lá cây, thon nhỏ như ngón tay em. Ví dụ: Em viết lên trang giấy, nét bút trơn hiện lên những dòng chữ mềm mềm.(sử dụng từ không phù hợp) Sửa lại: Em viết lên trang giấy, nét bút trơn hiện lên những dòng chữ đều đều, mềm mại. Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực hiện thật tốt từng bước: + Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là vật gì? hoặc con gì? hay cây gì?) + Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp, dễ thương, hoặc oai phong, hay dữ tợn,..), rồi quan sát từng bộ phận của đối tượng theo một trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, hoặc đầu, mình rối đến chi, ) Quan sát thật kĩ những bộ phận của sự vật mà em thích thú, ấn tượng. Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất. + Kết hợp quan sát là ghi chép (ghi chép những điều quan sát được) và liên tưởng (liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật) Chẳng hạn, để giúp học sinh làm tốt bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.) của bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp 4, tập hai, trang 130), thì ở tiết học trước đó, tôi yêu cầu các em: + Chọn hoặc nhớ lại một con gà trống mà em đã gặp. + Quan sát (hoặc nhớ lại) và ghi lại các đặc điểm của từng bộ phận của nó. Chú ý ghi thật chi tiết những bộ phận nổi bật của con gà đó. * Tích luỹ vốn từ: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc