Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học môn Tin học ở Khôi 3, 4, 5 Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học môn Tin học ở Khôi 3, 4, 5 Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học môn Tin học ở Khôi 3, 4, 5 Tiểu học
MỤC LỤC TÊN NỘI DUNG TRANG I. Lý do chọn đề tài 1. Đặt vấn đề.. Trang 3 2. Mục đích đề tài Trang 4 3. Lịch sử đề tài.. Trang 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Trang 4 II. Nội dung công việc 1. Thực trạng đề tài. Trang 5 2. Nội dung giải quyết. Trang 6 3. Biện pháp giải quyết. Trang 6 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng. Trang 16 III. Kết luận 1. Tóm lược giải pháp. Trang 16 2. Phạm vi đối tượng – kiến nghị Trang 17 Tài liệu tham khảo... Trang 17 1 nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tinvào giảng dạy sẽ giúp cho giáo viên thực hiện thành công các hoạt động dạy học, đặc biệt là trực tiếp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hướng vào phát triển các hoạt động tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh (phát triển năng lực) theo đúng tinh thần của Văn bản Số 03/VBHN-BGDĐT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi mới làm quen với Tin Học, học sinh tỏ ra rất hào hứng vì đây là một môn học khá mới mẻ, hiện đại và mang tính thực tế cao. Nhưng sau một thời gian, khi kiến thức đã khó hơn thì học sinh lại có thái độ thờ ơ trong việc học cũng như vận dụng tin học vào cuộc sống hằng ngày. Học sinh không có hứng thú với môn học là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp chưa quan tâm tới suy nghĩ, thái độ của học sinh. Một phần là học sinh lười học, không chịu học hay vì một số nguyên nhân khác dẫn đến ngày càng tụt hậu so với yêu cầu chung của học sinh. Nếu giáo viên không sớm nhận ra hiện tượng này thì nhận thức của học sinh ngày càng thụ động trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến các em không đáp ứng được chuẩn kiến thức của môn học và những kĩ năng cơ bản. Không cần kể nguyên nhân do đâu, cần phải làm sao để học sinh có thể hứng thú với môn học. Chủ động tiếp thu kiến thức, tăng khả năng tự học đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với con người trong xã hội ngày nay.Nắm bắt từ nhu cầu thực tế, với việc học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, tham khảo thông tin trên Internet, tôi đã đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học môn Tin học ở Tiểu học” nhằm giúp học sinh yêu thích công nghệ thông tin, yêu thích học môn Tinhọc hơn. Bên cạnh đó giúpcác bạn đồng nghiệp có thêm những biện pháp thiết thực giúp học sinh Tiểu học dễ dàng tiếp 3 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT, BGH nhà trường cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, cơ sở vật chất của nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ (ở điểm chính). Chuyên môn nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo việc dạy và học tin học, vạch ra kế hoạch học tập ngay từ đầu năm học. Nhà trường tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã cố gắng trang bị Phòng Tin học khá đầy đủ các trang thiết bị và các phần mềm trong Sách “Luyện tập tin học” tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giảngdạy. 1.1.2 Giáo viên Giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ trên chuẩn, tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi và dành nhiều tâm huyết trong việc giảng dạy. Luôn khơi dậy phong trào học tập Tin học cho học sinh và việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của nhà trường một cách sôi nổi. Giáo viên có khả năng hiểu biết về một số phần mềm tin học, có ý thức sưu tầm, sáng tạo đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh mọi lúc, mọi nơi. 1.1.3 Học sinh Đây là môn học trực quan có nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực hành rất phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học. Học sinh từ khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học với thời lượng 2 tiết/ 1 tuần (gồm 1 tiết Lí thuyết, 1 tiết Thựchành). Môn Tin học là một môn học Tự chọn nên HS tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, không bị gò ép. 1.2 Khó khăn 1.2.1 Nhà trường Trường không có phòng máy vi tính (ở điểm phụ),học sinh phải học ngay tại lớp, không gian chật hẹp, khó quan sát. Máy tính ít, đã cũ, không có wifinên cũng gây một số khó khăn cho việc học của học sinh. 5 Kết quả đánh giá môn Tin học Khối lớp TSHS Kiến thức Đầu năm học HTT HT CHT Tổng số 45 7 32 6 + Khối 3 15 2 11 2 + Khối 4 21 3 15 3 + Khối 5 9 2 6 1 Phân tích: Theo bảng số liệu trên đánh giá chất lượng học sinh đầu năm học nhận thấy: Học sinh chưa hoàn thành còn khá cao, học sinh hoàn thành tốt quá ít. Nguyên nhân vì: Một số học sinh chưa được học Tin học ở các lớp trước và đa số các em còn lại là chưa hứng thú và thích học môn tin học. 2. Nội dung cần giải quyết Từ nguyên nhân, thực tế khó khăn đó tôi đã đề ra kế hoạch áp dụng đề tài này. Tôi cần giải quyết các nội dung sau: Tìm hiểu mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt khi học môn Tin học ở Tiểu học từ cơ bản đến nâng cao. Tìm hiểu thái độ của học sinh khi học môn tin học, vì có một số học sinh rất có tiềm năng và học tốt nhưng lại không hứng thú với môn Tin học. Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học môn Tin học ở Tiểu học. 3. Biện pháp giải quyết 3.1 Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học môn Tin học ở Tiểu học 3.1.1 Tạomôi trường học tập thân thiện, cởi mở Một trong những yếu tố khiến các em không có hứng thú khi tiếp xúc với bộ môn mà mình giảng dạymột phần là do giáo viên tạo áp lực cho học sinh. Giáo viên luôn đòi hỏi quá cao đối với học sinh nhưng không tìm hiểu xem liệu các em có thể đáp ứng được những yêu cầu đó hay không. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiếp xúc với các em cần tạo cho các em tâm lí thoải mái, sự thân thiện, chân thành tin cậy trong các hoạt động dạy và học. 7 trình người học chỉ có thể trao đổi với nhau rất ít thì làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm. Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Để thực hiện được phương pháp này giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy cụ thể và chi tiết. Dự kiến cách chia nhóm, số lượng nhóm, nhiệm vụ và thời gian thảo luận trình bày. Thiết kế bài giảng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, nhằm khuyến khích học sinh tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn. Đặt biệt đối với môn Tin Học việc chia nhóm để thực hiện khá dễ dàng. Vì mỗi nhóm có thể viết 1 chương trình con nhỏ hay một đoạn của chương trình lớn trong Logo sau đó ghép tất cả các nhóm thành một chương trình lớn (đặc biệt đối với học sinh lớp 5). 3.1.3 Chủ động, tích cực cải thiện chất lượng phòng máy, biết xử lý các sựcố thường gặp khi học sinh thực hành, duy trì 2-3 học sinh thựchành/máy Khi nhắc đến môn Tin Học thì bên cạnh việc tiếp thu kiến thức thông qua các tiết lý thuyết thì không thể không nhắc đến các tiết thực hành. Để các tiết thực hành đạt hiệu quả cao và gây hứng thú cho học sinh thì tất cả các máy trong phòng phải đảm bảo được hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chắc hẳn sẽ thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Là một giáo viên Tin học, cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời. Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết, xử lý vấn đề dễ dàng hơn. Sau đây, tôi xin trình bày 9 sự cố nhỏ một cách kịp thời nó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành, tiết kiệm thời gian bảo trì. Khi các em được thực hành đủ thời gian, các em sẽ tiếp thu bài tốt, hứng thú thực hành, yêu thích tìm kiến thức và không gây mất trật tự ảnh hưởng những người xungquanh. 3.1.4 Thay đổi, sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Luyện tập Tin học 3, 4, 5 nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện dạy đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình của sách, tôi cũng đã mạnh dạn thay đổi, sắp xếp lại nội dung, phương pháp học tập sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, giúp học sinh có thể chủ động, tích cực trong thực hành, chiếm lĩnh kiến thức và ứng dụng tốtCNTT. Với các bài “Làm quen với chuột máy tính”, “Làm quen với bàn phím máy tính” (lớp 3): Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác với chuột máy tính và bàn phím ngay trong tiết học tôi lồng ghép, gây hứng thú cho học sinh chơi một số trò chơi như: Trò chơi Luyện chuột, trò chơi Stick, Blocks hoặc một vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục (thay vì đợi đến Phần trò chơi học sinh mới được chơi). Đối với những học sinh còn hạn chế, giáo viên sẽ chú ý quan sát, hướng dẫn cụ thể cho các em, phân công bạn giúp đỡ khi thực hành. Với phương pháp này, học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng đượcchuột. Với học sinh lớp 5, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phải tạo được cho mình một thư mục riêng để học sinh sẽ lưu các tài liệu và kết quả làm việc (soạn thảo, vẽ, logo), tài liệu của các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp, dễ tìm kiếm và lưu có hệ thống. Với phần mềm Teach Typing: Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím 11 bày những văn bản thông thường, chèn hình ảnh, tạo bảng. Đặc biệt, luôn nhắc nhở các em phải biết lưu kết quả làm việc vào thư mục riêng của mình. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể của từng tháng, tôi đã mạnh dạn kết hợp tổ chức các hoạt động soạn thảo và vẽ tranh theo chủ điểm: Tháng 9: Tổ chức, hướng dẫn học sinh vẽ tranh cổ động ATGT; Tháng 10: Tổ chức sáng tạo Logo (bằng phần mềm Paint hoặc Word) ở khối 4 + khối 5 để chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 - 10 và làm thơ (Word) khối 4 + khối 5 tặng mẹ và cô giáo ngày 20 - 10; Tháng 11: Tổ chức sáng tác thơ và vẽ tranh (các khối 3 + 4 + 5) chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11; Tháng 12: Chủ điểm “Ngày thành lập QĐNDVN”: Vẽ tranh cổ động về biển đảo, quê hương; Tháng 1 + 2: Hướng dẫn học sinh vẽ tranh và làm thơ các khối lớp với chủ đề “Mừng Đảng - Mừng Xuân”; Tháng 3 + 4 + 5: Tổ chức vẽ tranh + làm thơ chúc mừng ngày 8 - 3, chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30 - 4, ngày quốc tế lao động 1 - 5, ngày thành lập Đội TNTP HCM 15 - 5, ngày sinh nhật Bác 19 - 5 Kết quả: Nhiều học sinh tham gia soạn thảo và vẽ tranh, có nhiều bài vẽ tranh đẹp và nhiều bài văn, bài thơ hay, ý nghĩa. Đây cũng là một kênh thông tin cho BGH tuyển chọn học sinh có khả năng tham gia thi Hội thi “Tin học trẻ không chuyên cấp huyện” và các cuộc thi liên quan khác. Thế giới Logo của em: Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích học sinh tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ. Ở lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo giáo viên cần lưu ý học sinh phải cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh. Để các em yêu thích học ngôn ngữ lập trình hơn, tôi đã mạnh dạn tìm tòi những bài tập ngoài chương trình SGK cho học sinh làm quen. Với những học sinh ở 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_thi.docx