Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt văn miêu tả
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt văn miêu tả
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong trường Tiểu học, Môn Tiếng Việt có các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Nếu như các phân môn khác của Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện kĩ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Học các tiết Tập làm văn học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình của các nhà văn tên tuổi. Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát trong miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên...Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người của trẻ nảy nở, tâm hồn tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp trong trẻ. Trong phân môn Tập làm văn thì văn miêu tả là thể loại văn có vai trò quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở bậc Tiểu học. Như chúng ta đã biết trong đời sống, muốn mọi người cùng nhận ra những điều mình thấy, đã sốngchúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các truyện ngắn, truyện dài, các bài ký, tùy bútthường được xây dựng trên nhiều đoạn văn miêu tả. Ngay cả khi viết văn nghị luận, hay viết thư, nhiều lúc người ta cũng đan chen vào những đoạn miêu tả. Vậy ta có thể khẳng định rằng: “Thể loại văn miêu tả chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sáng tác cũng như trong đời sống sinh hoạt của con người”. Chính từ những lí do ở trên mà tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu đề tài, tôi muốn có một cái nhìn tổng quát về sự đổi mới nội dung và phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn cụ thể là thể loại văn miêu tả ở lớp 4. Từ đó định hướng và tìm các biện pháp dạy thể loại văn miêu tả cho học sinh lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với từng đối tượng. III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Từ ngày 5 tháng 9 năm 2022 đến hết ngày 20 tháng 3 năm 2023 . IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: 3 + Lỗi câu không đủ thành phần, trùng lặp, không phân điịnh dduwwocj thành phần, sai nghĩa, dung dấu câu sai, 2. Về giáo viên : Nhìn chung với vai trò là người giáo viên cũng như do nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển chung của ngành, của xã hội nhiều đồng chí giáo viên đã hết sức lo lắng, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Họ luôn không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, luôn tìm hiểu đổi mới phương pháp và hình thức dạy học để đưa chất lượng dạy học ngày một được nâng cao. Song bên cạnh đó cũng không ít giáo viên còn chưa chuyên tâm với công việc, giảng dạy còn hời hợt vì vậy hiệu quả chưa cao. Đặc biệt còn có một số giáo viên do trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm có hạn nên cũng chưa tìm ra hướng dạy - học thích hợp để nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn, cụ thể là phần Tập làm văn miêu tả mà tôi đề cập trong phần viết này. 3. Về phía phụ huynh học sinh : Nhìn chung phong trào khuyến học đã khơi dậy được phong trào học tập hết sức lớn rộng trong cộng đồng dân cư. Song bên cạnh đó cón có rất nhiều phụ huynh nhận thức còn quá kém, mơ hồ trong việc học tập của con em mình. Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 4A do tôi chủ nhiệm ngay từ đầu năm học bằng cách: + Quan sát, kiểm tra vở bài làm của các em thường xuyên, chặt chẽ. + Lập phiếu khảo sát, giao cho các em. Yêu cầu các em viết đoạn văn theo yêu cầu.( Chương trình lớp 3) MINH CHỨNG KÈM THEO (BẢNG 1) III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Đứng trước thực trạng và một kết quả đáng lo ngại đó, cũng từ những nguyên nhân cơ bản đã nêu ở trên, qua quá trình dạy tôi đã xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng việc dạy - học Tập làm văn phần văn miêu tả ở lớp 4 cụ thể như sau: 1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả. 1.1. Khái niệm: Miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết dùng ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh chân dung của đối tượng miêu tả với những đặc điểm nổi bật cả về hình thức bên ngoài lẫn những phẩm chất bên trong nhằm giúp người đọc có những hiểu biết và rung cảm, cảm nhận về đối tượng đó như được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan của mình. 5 + Tác giả quan sát sự vật bằng các giác quan nào? Phân môn Tập đọc có tác dụng lớn trong việc dạy Tập làm văn miêu tả. Khi đọc và cảm nhận một bài tập đọc hay đặc biệt bài tập đọc lại là một bài văn miêu tả, các em sẽ biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn từ được sử dụng trong bài. 2.2 Phân môn Kể chuyện Trong chương trình Tiểu học mới, phân môn kể chuyện được chia làm 3 dạng bài: Kể chuyện theo tranh; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Dạng nào cũng yêu cầu học sinh phải diễn đạt trôi chảy ngôn từ mà các em đã có. Mục đích dạy Kể chuyện là rèn kĩ năng nói cho học sinh mà để có được văn bản để nói thì học sinh phải chuẩn bị, phải viết được ra những điều mình đã thấy, đã chứng kiến. Kể chuyện cũng như làm văn phải biết lựa chọn chi tiết đặc sắc, chi tiết đắt giá, lựa chọn câu từ hình ảnh phù hợp; phải biết lựa chọn các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá đúng lúc, đúng chỗ; phải biết gắn tình cảm của mình vào trong câu chuyện được kể thì câu chuyện mới hấp dẫn người nghe. 2.3. Phân môn Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu đóng góp phần không nhỏ vào quá trình học Tập làm văn của học sinh. Ở phân môn này học sinh được cung cấp và làm giàu vốn từ của mình.Qua các bài học ở sách giáo khoa các em hiểu biết về loại từ, từ loại, về từ đồng nghĩa, trái nghĩa....Từ đó, rất đơn giản các em hiểu khi nào thì đặt câu với từ" bát ngát", khi nào thì sử dụng từ " thênh thang" trong viết văn.Trong các bài học về Luyện từ và câu phần hệ thống hóa và mở rộng vốn từ ở các chủ đề, khi hiểu nghĩa của các từ ngữ, học sinh cần phải học thuộc và nắm vững các từ thuộc từng chủ đề để sau này vận dụng các từ ngữ đó vào viết tập làm văn ( đây là dạng bài cung cấp và làm giàu vốn từ nhất cho học sinh ) - Mặt khác dạng bài tập dùng từ đặt câu, viết đoạn theo chủ đề cần được chú trọng trong từng tiết luyện từ và câu, bởi đây chính là cơ sở để hình thành cách viết văn cho học sinh sau này. - Ngoài ra các dạng bài tập điền từ vào chỗ chấm; tìm từ lạc trong nhóm từ; sửa từ chưa chính xác trong các câu; sửa lỗi liên kết câu; tìm từ giàu hình ảnh, sinh động để biểu đạt các sự vật, hiện tượng (đối tượng miêu tả) học sinh cần đề cập tới trong bài *Lưu ý : Việc làm giàu vốn từ cho học sinh bằng các hoạt động dạy học nói trên thì các em cần học thuộc vốn từ đã học mà cần giúp học sinh biết sử dụng "sổ tay vốn từ", hình thành thói quen khi gặp “ từ hay ” là ghi ngay vào sổ và thường xuyên đọc sách, báo thiếu nhi, sách những bài văn chọn lọc dành cho học sinh Tiểu họcĐồng thời có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, biểu dương những học sinh có sổ tay tích lũy được nhiều từ mới. 7 +Lựa chọn hình ảnh, đặc điểm phù hợp để miêu tả và nội dung miêu tả: - Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết. -Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát. -Lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh của đối tượng để miêu tả cho phù hợp. Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý thì tôi cũng chú ý đến việc bồi dưỡng vốn sống thực tế cho các em một cách gián tiếp qua sách vở vì rất nhiều kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học...được ghi lại trong sách vở. Tôi nói với các em nếu ta không chịu đọc sách thì vốn sống của chúng ta rất nghèo nàn. Nhờ đọc sách mà vốn sống của các em sẽ nâng cao, khả năng tiếp nhận cũng tăng lên. Đặc biệt khi đọc các bài văn hay, các tác phẩm văn học, các em không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách cao đẹp. Trong quá trình này tôi cũng sử dụng linh hoạt các câu văn mẫu để các em nhìn nhận sự vật sinh động và đa dạng hơn. Từ cơ sở đó giúp các em tìm ra cách nhìn nhận của riêng mình một cách sáng tạo, nhưng cần tránh việc nhìn nhận rập khuôn theo câu mẫu có sẵn mà tác giả đã lựa chọn. 5. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý Sau khi học sinh đã biết quan sát, tìm ý, lựa chọn chi tiết cho bài văn thì việc cần làm tiếp theo là học sinh cần lập dàn ý cho bài văn của mình. Lập dàn ý tức là hướng dẫn học sinh viết những ý tìm được theo trình tự miêu tả nhất định để từ đó các em có hướng để viết bài văn hoàn chỉnh. Lập được dàn ý chi tiết, đủ ý thì khi viết thành bài văn hoàn chỉnh các em sẽ không bị thiếu ý, các chi tiết không bị sắp xếp lộn xộn trong bài văn. Bài văn được miêu tả theo trình tự không gian hay thời gian là khi lập dàn ý các em đã phải lựa chọn cho phù hợp với sự quan sát của mình. Một bài văn miêu tả bao gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 5.1. Mở bài Ở phần mở bài tôi thường hướng dẫn học sinh giới thiệu những điểm cần thiết tuỳ thuộc vào đối tượng mieu tả. Ví dụ như: Đối tượng em miêu tả là gì? Em quan sát đối tượng vào lúc nào? Đối tượng có quan hệ với em ra sao? Em định mở bài theo hướng nào? Trực tiếp hay gián tiếp? 5.2. Thân bài. Trong phần thân bài, tôi hướng dẫn học sinh có thể tả theo nhiều cách khác nhau: tả theo trình tự không gian, tả theo trình tự thời gian, tả theo trình tự của các đặc điểm.... Và tuỳ vào đối tượng miêu tả mà hướng dẫn, gợi ý cho các em lựa chọn trình tự miêu tả cho hợp lí. Có thể hướng dẫn học sinh tả sắp xếp các ý theo trình tự: a) Tả bao quát những nét chung nhất: 9 Như vậy quá trình chọn chi tiết để tả thì người viết còn phải biết cân nhắc, sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật có sức gợi tả mạnh liệt để thu hút người đọc , để làm nổi bật được chi tiết mà mình miêu tả. Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu này tôi thường sử dụng hệ thống bài tập sau (các dạng bài tập này tôi thường cho học sinh làm vào các tiết Tiếng Việt ở buổi 2 ). Các dạng bài tập này tôi đưa theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau đó yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh .... 7.1. Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, biện pháp so sánh, nhân hóa để điền vào chỗ trống: Ví dụ : Tìm những từ láy, tính từ gợi tả thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau : a, Trên bầu trời xanh......, mấy cánh diều chao lượn, tiếng sáo diều........ b, Những sóng lúa.. nô giỡn cùng gió. c, Những con sóng hiền từ gối lưng lên nhau,..mạn thuyền 7.2. Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, biện pháp so sánh, nhân hóa để thay thế các từ ngữ khác. Ví dụ : Cho các từ ngữ sau: Nhấp nhô, xanh biêng biếc, tấp nập, tung tăng.Em hãy lựa chon các từ đó thay thế cho các từ in nghiêng trong các câu văn sau để được các câu văn cụ thể, sinh động hơn ( dành cho HS trung bình, yếu) a. Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh. b. Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín. c. Xa xa, những ngọn núi cao thấp, vài ngôi nhà thấp thoáng. Qua ví dụ trên ngoài việc hiểu nghĩa của các từ in nghiêng học sinh còn phải nắm được cách sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để víết câu. 7.3. Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, các biện pháp so sánh, nhân hóa để viết câu . Ví dụ : Em hãy viết lại câu sau để có hình ảnh so sánh: Bác nông dân ấy khoẻ, nước da rám nắng. Bên cạnh các dạng bài tập trên để giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của thơ văn từ đó biết vận dụng vào bài văn của mình tôi đã hướng dẫn các em một số dạng bài tập có tính chất phát hiện cái hay cái đẹp của văn thơ. Các dạng bài tập này chủ yếu dành cho những em học sinh có chút năng khiếu văn, yêu thích học văn. 8. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, liên kết các đoạn văn. Sau các dạng bài tập dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh....thì bài tập yêu cầu viết đoạn văn là dạng bài tập quan trọng nhất, nó tổng hợp các dạng bài tập trên. Tôi lưu ý học sinh, viết đoạn văn nội dung phải có
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.doc