Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................2 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................2 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................3 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................3 Phần 2. NỘI DUNG................................................................................................5 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN.5 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI Ở LỚP 4...8 3. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG ..............................................................................9 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI LỚP 4 ................12 5. KẾT QUẢ..........................................................................................................41 Phần 3: KẾT LUẬN .............................................................................................42 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.............................................................................42 2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT....................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................44 1/44 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt,trên thực tế và có hệ thống hơn. Chính các văn bản nói, viết mà các em có được từ phân môn Tập làm văn theo các nghi thức lời nói, các bài làm văn, các báo cáo thuyết trình đã thể hiện rõ các hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt mà các em đã học ở các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác. Vai trò của phân môn Tập làm văn là thế nhưng hiện nay việc dạy các môn học nói chung và dạy Tập làm văn ở tiểu học nói riêng còn có nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Lí do của hiện tượng này là do đa số giáo viên chưa định hướng được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung bài học đặt ra. Mặt khác, học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Từ thực tế trên, đặt ra vấn đề phải làm sao nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung dạy Tập làm văn nói riêng cho phù hợp với đối tượng học sinh để đạt kết quả cao nhất. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa đối với bất cứ ai quan tâm đến chất lượng giáo dục đặc biệt là đối với người giáo viên trực tiếp đứng lớp.Vì những lí do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối " để nghiên cứu với mong muốn tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Khảo sát nội dung dạy học Tập làm văn kiểu bài tả cây cối ở lớp 4 để đánh giá thực trạng dạy và học từ đó tìm ra biện pháp dạy học tập làm văn kiểu bài tả cây cối sao cho đạt kết quả tốt nhất.Từ đó vận dụng các biện pháp đề xuất để soạn các bài tập và giáo án thực nghiệm. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện ở phân môn Tập làm văn lớp 4,thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cây cối. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4B, 4C. Thời gian từ tháng 9 – 2014 đến tháng 4 – 2015. 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp này được sử dụng để tập hợp và thu lượm những kiến thức có liên quan tới dạy văn miêu tả kiểu bài tả cây cối trong các tài liệu như Phương pháp dạy Tiếng việt ở Tiểu học, Bài tập luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học.... 4.2. Phương pháp điều tra Được thể hiện qua các hình thức khảo sát, phỏng vấn, dự giờ để phân tích tình hình dạy tập làm văn miêu tả kiểu bài tả cây cối. 3/44 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối Phần 2. NỘI DUNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN 1.1. Lí thuyết hoạt động lời nói và ứng dụng vào dạy Tập làm văn Lí thuyết hoạt động lời nói đã chỉ ra quá trình thực hiện một hoạt động nói năng gồm các giai đoạn: Chuẩn bị, lập trình biểu đạt, hiện thực hóa chương trình, kiểm tra hoàn thiện. Dựa vào quá trình này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hệ thống kĩ năng làm văn tương ứng. Thể hiện ở bảng sau: Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn 1. Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài bài viết (kĩ năng tìm 1. Định hướng. hiểu đề) 2. Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết. 3. Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho 2. Lập chương trình nội dung biểu đạt bài viết). 4. Kĩ năng lập dàn ý. 5. Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn, hợp với phong cách bài văn, tư tưởng bài văn. 3. Hiện thực hóa chương trình. 6. Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư...). 7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát 4. Kiểm tra hiện và sửa chữa lỗi). 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học Tùy theo nhiệm vụ, phương thức và tình huống sử dụng, người ta chia lời nói thành nhiều dạng khác nhau như lời đối thoại, lời độc thoại, khẩu ngữ (lời nói miệng) và bút ngữ (bài viết). Các bài Tập làm văn miệng chính là những lời độc thoại theo đề bài. Tuy nhiên các tiết học này chưa gây hứng thú cho học sinh và hiệu quả chưa cao. 1.2.1. Sự ứng dụng các hiểu biết về các dạng lời nói vào dạy Tập làm văn ở tiểu học Ở Tiểu học, người ta chia bài Tập làm văn làm hai loại: bài làm miệng và bài làm viết. Cơ sở của sự phân chia này là sự phân chia lời nói thành dạng khẩu ngữ và bút ngữ. Điều cần lưu ý là cả hai dạng bài làm văn (bài làm miệng và bài làm viết) chủ yếu thuộc dạng lời độc thoại. Đó là sự bày tỏ tình cảm, nhận xét, là sự trình bày các hiểu biết về cuộc sống, về văn hóa...của từng học sinh theo đầu 5/44 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối Một ứng dụng khác của ngữ pháp văn bản là vận dụng lí luận về quá trình sản sinh văn bản vào việc xác lập hệ thống kĩ năng làm văn. Theo ngữ pháp văn bản, quy trình sản sinh một văn bản liên kết gồm bốn giai đoạn: định hướng, lập chương trình biểu đạt, hiện thức hóa chương trình biểu đạt và kiểm tra. Vận dụng vào nhà trường, mỗi giai đoạn được thực hiện nhờ một số kĩ năng. Giai đoạn định hướng gồm kĩ năng phân tích đề, giai đoạn lập chương trình biểu đạt có kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, giai đoạn hiện thực hóa chương trình đòi hỏi vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn. Giai đoạn kiểm tra cần đến các kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi. Từ đầu bài chung đến đầu bài riêng học sinh phải trải qua thao tác cá thể hóa đầu bài. Các em phải trả lời câu hỏi: Bài văn viết ra nhằm mục đích gì? Cho ai đọc? Trong hoàn cảnh giao tiếp nào? (theo nghi thức hay tự do, hoàn cảnh không gian và thời gian...). Từ trước đến nay, nhà trường chưa đưa kĩ năng này vào giảng dạy một cách triệt để. Đó là một thiếu sót. Đã đến lúc chúng ta phải khắc phục thiếu sót này. 1.2.3. Các kiến thức về loại thể và tác phẩm văn học và sự ứng dụng vào dạy Tập làm văn Các kiến thức về loại thể và tác phẩm văn học đã được trang bị trong môn Lí luận văn học. Để có thể dạy tốt các bài Tập làm văn ở tiểu học, giáo viên cần vận dụng các tri thức về miêu tả, về kể chuyện, về ngôi trong một chuyện kể, về truyện ngắn, truyện dài, về đề tài, chủ đề, tư tưởng, về kết cấu, về ngôn ngữ...Chính các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập khác nhau của các kĩ năng. Nói cách khác, dựa trên các hiểu biết về lí luận văn học, giáo viên mới hiểu rõ tính đặc thù của từng kĩ năng trong từng kiểu bài văn. Dạy tìm ý cho văn miêu tả là dạy cách quan sát và ghi chép các nhận xét hoặc hồi tưởng lại các nhận xét đã có.Để làm được điều này, giáo viên phải hướng dẫn để học sinh biết cách vận dụng các giác quan để quan sát, biết cách lựa chọn vị trí và thời gian quan sát, biết cách liên tưởng hoặc tưởng tượng khi nhận xét sự vật... Thời gian qua, khi xác định cơ sở của phương pháp dạy Tập làm văn ở tiểu học, người ta ít chú ý đến cơ sở lí luận văn học. Đây thực sự là một thiếu sót vì ở tiểu học, chủ yếu học các kiểu bài theo phong cách nghệ thuật. 1.3.Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Tỉếng Việt trong dạy Tập làm văn Tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt: Đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung, ở môn Tiếng Việt nói riêng thực chất là cách chuyển hóa những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục vào thực tiễn dạy học. Một vấn đề như vậy đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ từ nội dung, phương pháp dạy học đến phương tiện hình thức tổ chức dạy học. Trong dạy Tập làm văn, giáo viên không chỉ quan tâm đến sản phẩm là bài nói, bài viết của học sinh mà còn quan tâm đến quá trình làm bài nói bài viết đó. Nghĩa là chú ý hướng dẫn học sinh các thao tác thực hiện bài tập Tập làm văn. 7/44 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối Đưa vào nhà trường, miêu tả được học thành một loại văn. Học sinh học và làm những bài tập miêu tả hoàn chỉnh thành một bài văn. Do yêu cầu giảng dạy, văn miêu tả được chia thành nhiều kiểu căn cứ vào đối tượng miêu tả như văn tả đồ vật, văn tả người, văn tả loài vật.Cho đến gần đây người ta mới thêm văn tả cây cối vào chương trình.Các kiểu bài dần được ổn định. 2.2. Cấu trúc nội dung dạy văn miêu tả cây cối ở Lớp 4 2.2.1.Cấu trúc Nội dung dạy học kiểu bài tả cây cối được phân bố như sau: Học kì I: 0 tiết Học kì II: 11 tiết Cả năm 11 tiết 2.2.2.Nội dung dạy học Các kiến thức về văn tả cây cối bao gồm: + Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối + Quan sát cây cối + Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 2.2.3. Các kĩ năng làm văn miêu tả cây cối - Kĩ năng quan sát lập dàn ý - Kĩ năng xây dựng đoạn văn - Kĩ năng xây dựng đoạn mở bài - Kĩ năng xây dựng đoạn kết bài - Kĩ năng liên kết các đoạn thành bài 3. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG 3.1. Khảo sát các dạng bài Tập làm văn tả cây cối Trước khi tiến hành đề tài tôi đã khảo sát đề văn sau với 2 lớp 4B, 4C Đề 1: Hãy tả một loại cây mà em yêu thích. Đề 2:Trăm hoa đua nở, ngàn hoa khoe sắc cùng với những lộc biếc chồi non của cây cối, là vẻ đẹp kì diệu của mùa xuân đã ban tặng cho cuộc sống. Bằng sự quan sát tinh tế, em hãy tả cây hoa mà em thích nhất trong muôn ngàn cây hoa đã tạo nên vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân. Kết quả thu được như sau: Bài viết đủ Bài viết đủ bố Bài viết đủ bố Bài viết Tổng số học bố cục, quan cục, nội dung cục, nội dung chưa Lớp sinh tham sát tỉ mỉ, diễn còn sơ sài, còn sơ sài, đủ bố gia khảo sát đạt tốt diễn đạt tốt diễn đạt kém cục 4B 36 5 9 17 5 4C 39 8 12 14 5 9/44
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.doc