Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học Lớp 4

doc 21 trang lop4 23/02/2024 2681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học Lớp 4
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến
 Khoa học xuất hiện trong hầu hết mọi mặt của cuộc sống, bao gồm khoa 
học về vật lí, hóa học, sinh học, khoa học cuộc sống, khoa học trái đất Ở Việt 
Nam, khoa học thường được quan tâm ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ít ai nghĩ đến, 
quan tâm đến độ tuổi tiểu học và đặc biệt là học sinh tiểu học vùng nông thôn. 
Các cuộc thi sáng tạo khoa học, các bài thí nghiệm nghe còn xa vời với các 
em. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì độ tuổi tiểu học cần phải 
được định hướng việc nghiên cứu khoa học vì đây là độ tuổi có khả năng quan 
sát, suy luận vô cùng nhạy bén và chính là nền tảng vững chắc để tạo điều 
kiện cho các em có khả năng phát triển năng lực nghiên cứu, sáng chế khoa học 
trong tương lai. Tuy nhiên cách nhìn nhận của giáo viên, cha mẹ học sinh vẫn 
còn nhiều điều chưa thấu đáo về khoa học nói chung và học môn Khoa học lớp 4 
nói riêng.
 Ở lớp 1, 2, 3, các em quen với môn Tự nhiên và Xã hội, lên lớp 4, các em 
bắt đầu học môn Khoa học. Những câu hỏi nghe thật bình thường như “Tại sao 
có gió?” hay “Mây được hình thành như thế nào?” lại được giải thích một 
cách khoa học. Môn Khoa học lớp 4 có rất nhiều nội dung mới mẻ, thiết thực 
như kiến thức về các chất dinh dưỡng, về âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ Vậy 
làm thế nào để học sinh tiểu học – những tâm hồn còn non nớt tiếp nhận những 
kiến thức khoa học một cách dễ dàng và tự nhiên? Đây là một câu hỏi không dễ. 
Tuy nhiên, tôi chắc chắn một điều rằng làm bất cứ việc gì, học bất cứ môn nào 
và đặc biệt là môn Khoa học đều cần có niềm đam mê. Vậy làm thế nào để các 
em có niềm đam mê với môn Khoa học? Như chúng ta đã biết, một trong những 
nguyên tắc dạy học là đảm bảo tính cảm xúc và tính tích cực. Điểu đó có nghĩa 
là trong quá trình dạy học phải gây cho người học sự hấp dẫn, hứng thú, lòng 
ham hiểu biết, thôi thúc con người hành động, cống hiến hết mình góp phần phát 
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất 
 Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có 
vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không 
làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ 
tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực 
nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch 
nguồn của sự sáng tạo.Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở tiểu học 
bằng nhiều con đường (lấy phiếu hỏi từ các cấp quản lí giáo dục, từ các giáo 
viên, các bậc phụ huynh và học sinh, quan sát và làm các đo nghiệm khách quan 
trên học sinh) đã cho thấy nhiều học sinh tiểu học không có hứng thú trong học 
tập. Điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa được xem như một 
nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy học ở tiểu học.
 Những biện pháp tạo hứng thú trong sáng kiến này xuất phát từ 4 luận 
điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học; 
tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kĩ năng, hai là: Nhiệm vụ khó khăn và 
 1 2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của việc dạy và học môn Khoa học tại trường
2.1.1. Nhà trường
 - Nhà trường chưa có điều kiện để làm một phòng thí nghiệm, mô hình, khu 
vực tham quan cho học sinh thực hành mỗi khi có thí nghiệm hay hoạt động 
dạy học cần tham quan thực tế.
 - Nhà trường ít có những cuộc thi sáng tạo các sản phẩm, mô hình... về các 
chủ đề của môn Khoa học.
2.1.2. Giáo viên
 - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực, sáng 
tạo của học sinh. Đôi lúc giáo viên còn làm thay cho học sinh mà đáng lẽ ra học 
sinh phải trực tiếp làm thí nghiệm.
 - Giáo viên chưa chuẩn bị đồ dùng dạy học đủ cho các tiết dạy. Nhiều giáo 
viên còn dạy “chay” coi nhẹ các thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế.
 - Trong hoạt động nhóm, đôi lúc giáo viên chưa kiểm tra kịp thời những em 
thiếu tự giác trong học tập nên những em này ỷ vào bạn và không chịu học.
 - Giáo viên thường gọi em khá, giỏi làm cho nhanh để khỏi mất nhiều thời 
gian.
2.1.3. Học sinh
 - Trong quá trình học tập, học sinh không chịu tập trung, không chú ý nghe 
thầy giáo giảng bài, không chịu sưu tầm vật mẫu để làm thí nghiệm, ít phát biểu 
xây dựng bài.
 - Đa số các em lười đọc sách. Khi giáo viên hỏi các em không chịu trả lời 
mà ngồi làm việc riêng, mặc dù đó là những câu hỏi sách giáo khoa.
 - Một số em ngại tiếp xúc với thầy, cô giáo, “ giấu dốt” mặc dù không hiểu 
điều đó nhưng không muốn hỏi, sợ bạn cười...
 - Học sinh lười học bài phần Cung cấp thông tin ở sách giáo khoa và mục 
Bạn cần biết, các em không chịu đọc nên không làm bài được.
 - Một số em xem “nhẹ” môn Khoa học, chủ yếu là học Toán và Tiếng Việt.
 2.1.4. Phụ huynh
 - Một số phụ huynh đi làm ăn xa để con cho ông, bà ở nhà chăm sóc nên 
việc học của các em chủ yếu là phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm. Ở nhà, các em 
thiếu sự quan tâm, nhắc nhở và kiểm tra việc học từ phía gia đình.
 - Nhiều phụ huynh mang nặng tư tưởng môn Khoa học là “môn phụ” chủ 
yếu là học thật giỏi Toán và Tiếng Việt. Do tư tưởng đó, nên một số em lơ là 
môn Khoa học.
 3 Bài 10 Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
Bài 11 Một số cách bảo quản thức ăn
Bài 12 Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Bài 13 Phòng bệnh béo phì
Bài 14 Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
Bài 15 Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
Bài 16 Ăn uống khi bị bệnh
Bài 17 Phòng tránh tai nạn đuối nước
Bài 18 – 19 Ôn tập: Con người và sức khỏe
 + Phần Vật chất và năng lượng gồm 35 bài trong đó có 2 bài ôn tập. 
 TT TÊN BÀI
Bài 20 Nước có những tính chất gì?
Bài 21 Ba thể của nước
Bài 22 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
Bài 23 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Bài 24 Nước cần cho sự sống
Bài 25 Nước bị ô nhiễm
Bài 26 Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Bài 27 Một số cách làm sạch nước
Bài 28 Bảo vệ nguồn nước
Bài 29 Tiết kiệm nước
Bài 30 Làm thế nào để biết có không khí?
Bài 31 Không khí có những tính chất gì?
Bài 32 Không khí gồm những thành phần nào?
Bài 33 – 34 Ôn tập và kiểm tra học kì 1
Bài 35 Không khí cần cho sự cháy
Bài 36 Không khí cần cho sự sống
Bài 37 Tại sao có gió?
Bài 38 Gió nhe, gió mạnh. Phòng chống bão
Bài 39 Không khí bị ô nhiễm
Bài 40 Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Bài 41 Âm thanh
Bài 42 Sự lan truyền âm thanh
Bài 43 Âm thanh trong cuộc sống
Bài 44 Âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo)
Bài 45 Ánh sáng
Bài 46 Bóng tối
Bài 47 Ánh sáng cần cho sự sống
Bài 48 Ánh sáng cần cho sự sống (tiếp theo)
Bài 49 Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
Bài 50 Nóng, lạnh và nhiệt độ
Bài 51 Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo)
 5 dụng, vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ vào trong hoạt động, trong 
cuộc sống.
 Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của 
học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình 
thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức 
dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ 
chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học ngoài 
không gian lớp học Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp theo hướng 
phát triển năng lực để góp phần tăng thêm hứng thú cho từng tiết học.
2.2.2.1. Dạy học theo nhóm
 Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học đưa học sinh vào môi trường học 
tập tích cực. Hoạt động nhóm góp phần hình thành các mối quan hệ qua lại trong 
học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, tin tưởng, hiểu nhau, đem lại cho tiết 
học sôi nổi, đầy hứng thú. Đa số các tiết dạy tôi đều sử dụng biện pháp chia 
nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6... Giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ càng từ việc làm thử 
thí nghiệm trước khi lên lớp đến cách tổ chức, giao việc để tránh gây lộn xộn, 
hoặc học sinh không nắm bắt được yêu cầu kiến thức của lớp học. Muốn vậy, 
giáo viên cần chú ý:
 + Mệnh lệnh đưa ra rõ ràng, ngắn gọn.
 + Giao việc cụ thể cho từng nhóm.
 + Phân công nhiệm vụ cho các em. 
Trong nhóm thường có các thành phần:
+ Nhóm trưởng: Quản lí chỉ đạo, điều khiển nhóm hoạt động.
+ Thư kí nhóm: Ghi chép lại kết quả công việc của nhóm sau khi đạt được sự 
đồng tình của nhóm.
+ Báo cáo viên: Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm.
+ Các thành viên trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào các hoạt 
động của nhóm (mỗi nhóm chỉ nên có khoảng 4 đến 6 em).
Ví dụ: Bài 21: Ba thể của nước
Hoạt động 2: Nước ở thể khí
 Giáo viên đã yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ ở trên bàn học sinh: 1 cái 
cốc, 1 cái đĩa. Giáo viên nêu câu hỏi: Nước tồn tại ở những thể (trạng thái) nào? 
Sau đó yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm 4 để làm thí nghiệm, ghi ra các 
nhận xét mà học sinh quan sát được. Học sinh đổ một ít nước nóng vào cốc. Đợi 
1 phút rồi thành viên trong nhóm lật đĩa ra. Nhóm trưởng hỏi ý kiến các thành 
viên. Các thành viên cho ý kiến và thống nhất để thư kí nhóm ghi lại các ý kiến: 
“- Nước bám trên mặt đĩa - Do hơi nước nóng bốc lên, Nhiệt độ cao làm nước 
chuyển thành thể khí”. Trong lúc đó giáo viên xuống giúp đỡ các nhóm còn lúng 
túng. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét. 
 7 ? Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao? (phần A có không khí 
nóng do có ngọn nến cháy).
 ? Phần nào của hộp có không khí lạnh? Tại sao? (phần B)
 Khói bay từ ống B sang ống A và ra ngoài qua ống A, như vậy khói bay 
theo chiều hướng nhiệt độ không khí như thế nào?(Khói bay theo chiều từ không 
khí lạnh đến nơi không khí nóng).
 ? Từ kết quả trên ta rút ra kết luận gì?
 Từ kết quả trên cho thấy: không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. 
Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của 
không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió
2.2.2.3. Đóng vai
 Đây là phương pháp thường dùng trong môn Tiếng Việt, tuy nhiên trong 
các bài dạy Khoa học, đặc biệt là phần Con người và sức khỏe, tôi thường cho 
các em đóng vai và hiệu quả thật đáng mừng. Các em rất hào hứng và đưa ra 
nhiều cách giải quyết thật sáng tạo và nhớ được kiến thức lâu.
Ví dụ: Bài Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng trang 26
 Sau khi học xong kiến thức mới, tôi cho các em tình huống rồi yêu cầu 
các em đóng vai tập làm bác sĩ: nhóm 1 tư vấn cho bệnh nhân bị còi xương, 
nhóm 2 tư vấn bệnh nhân bị mờ mắt, nhóm 3 tư vấn cho bệnh nhân bị bướu cổ, 
nhóm 4 tư vấn giúp cho bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, nhóm 5 tư vấn giúp cho 
bệnh nhân bị thiếu chất đạm, nhóm 6 tư vấn giúp cho bệnh nhân bị thiếu chất 
bột đường. Sau khi chuẩn bị, các em phân công người làm bệnh nhân, người làm 
bác sĩ, người làm người nhà, thảo luận và đưa ra những lời tư vấn chữa các bệnh 
vừa học xong, các em đã tập làm bác sĩ và tư vấn rất sáng tạo, thêm được nhiều 
chi tiết hay ngoài các câu trong sách giáo khoa. Giờ học tràn đầy niềm vui và 
hứng thú.
2.2.2.4. Tổ chức trò chơi học tập
 Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được 
không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi 
học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích 
thích sự phát triển trí tuệ của các em. Môn Khoa học lớp 4 cũng không ngoại lệ. 
Đa số các tiết học đều có trò chơi phù hợp. Chính những trò chơi đã đem lại 
niềm vui học tập. Muốn có một trò chơi vừa vui vừa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ 
học tập cần suy nghĩ và chuẩn bị luật chơi, cách thức chơi một cách khoa học.
Ví dụ: Bài Vai trò của chất đạm và chất béo (trang 12)
 Cuối tiết học, để củng cố bài, tôi tổ chức trò chơi Ai là Lê Quý Đôn. Luật 
chơi là lớp chia thành 2 đội, mỗi đội cử ra 3 bạn để chơi. Giáo viên nêu câu hỏi 
và học sinh trả lời bằng cách ghi đáp án vào bảng con, thời gian suy nghĩ là 10 
giây. Học sinh nào trả lời sai thì học sinh khác trong nhóm đó sẽ cứu trợ. Sau 10 
câu hỏi từ dễ đến khó, nhóm nào trả lời đúng, ít cứu trợ nhất sẽ giành chiến 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hung_th.doc