Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề thế giới Logo môn Tin học Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề thế giới Logo môn Tin học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề thế giới Logo môn Tin học Lớp 4
1/15 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề thế giới Logo môn Tin học lớp 4 Lĩnh vực/ Môn: Tin học Cấp học: Tiểu học Tên Tác giả: Lê Hồng Mai Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vật Lại Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2020 - 2021 3/15 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu...........................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2 6. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................3 1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................3 2. Thực trạng..............................................................................................................4 2.1. Thuận lợi.............................................................................................................4 2.2. Khó khăn.............................................................................................................4 2.3. Thực trạng của việc dạy chủ đề thế giới Logo môn Tin học lớp 4.....................6 2.4. Nguyên nhân.......................................................................................................6 3. Một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề thế giới Logo môn Tin học lớp 4 .................................................................................................................................5 3.1. Tổ chức cho học sinh khởi động vào đầu tiết học ..............................................6 3.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học.............................................................8 3.3. Sắp xếp có hệ thống các lệnh lập trình .............................................................11 3.4. Chia nhỏ các bài tập và gợi ý bằng những câu hỏi...........................................12 3.5. Tổ chức thực hành theo nhóm máy ..................................................................12 4. Kết quả đạt được..................................................................................................13 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................15 1. Kết luận................................................................................................................15 2. Khuyến nghị ........................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... MINH CHỨNG.......................................................................................................... 1/15 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ phát triển mang tên “Thời đại 4.0” đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao, đặc biết làm chủ được khoa học công nghệ. Môn tin học đang được xem là môn học cần thiết giúp con người tiếp cận với các kiến thức mới đồng thời áp dụng và phát triển phục vụ cho nền kinh tế của đất nước. Môn Tin học là môn học mới trong chương trình Tiểu học. Mục tiêu của môn Tin học là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về máy tính, là tiền đề để các em tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid đang lan rộng hiện nay, việc dạy học trực tuyến với sự hỗ trợ của các phần mềm đã và đang được sử dụng một cách phổ biến. Các em học sinh tiểu học dựa vào kiến thức và kĩ năng về Tin học của mình để tham gia giờ học, làm bài tập trực tuyến được các giáo viên giao trên các phần mềm như OLM, Google forms Trong chương trình Tin học lớp 4, bên cạnh các chủ đề về nhận biết các thiết bị ngoại vi của máy tính, cách sử dụng các thiết bị ngoại cũng như các bài học giúp học sinh soạn thảo văn bản, vẽ tranh ảnh đơn giản thì các em học sinh ở khối lớp 4 còn được giới thiệu và hướng dẫn về phần mềm Logo, một phần mềm giúp các em làm quen với ngôn ngữ lập trình cơ bản, đây là phần mềm mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy, học sinh khó hiểu, khó hình dung và còn nhiều xa lạ nhất là đối với học sinh tiểu học. Do đó, tiết học dễ bị nhàm chán dẫn đến thực hành ít hiệu quả. Từ đó xảy ra tình trạng học sinh ngại tiếp cận, thậm chí có những học sinh nhút nhát bị bạn giành máy, mặc cảm nên ít chịu thực hành. Mặc khác, phần mềm Logo là phần mềm đỏi hỏi học sinh phải có khả năng sáng tạo, kỹ năng phân tích bài toán, có tính tư duy một cách tích cực, linh hoạt và logic, học sinh phải biết áp dụng huy động tất cả khả năng đã có vào tình huống để giải quyết vấn đề. Để tạo nền móng cơ sở ban đầu cho những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo cho học sinh; bản thân tôi đã hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên đối với những nội dung khó, yêu cầu dài, vẽ những hình phức tạp mà chỉ dùng lời nói và các hình ảnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng lập trình còn chưa nhanh nhạy, thiếu chính xác, vận dụng thực tế chưa tốt. 3/15 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát triển được khả năng của mình về một môn học, nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo ngay từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông là một việc làm cấp thiết. Tin học phải cùng với các bộ môn khác tham gia thực hiện mục tiêu của nhà trường phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có học vấn vững chắc, có nhân cách hoàn thiện và có năng lực bảo vệ, xây dựng đất nước phồn vinh. Là một trong nh ững môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, bộ môn Tin học phải cung cấp những tri thức cơ bản, làm nền tảng để học sinh có thể tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu và xây dựng khoa học Tin học hoặc tiếp thu những tri thức của các lĩnh vực kĩ thuật công nghệ tiên tiến, nhất là các lĩnh v ực của công nghệ thông tin. Giáo dục Tin học có vai trò quan trọng trong chuẩn bị cho HS khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, sáng tạo tri thức trong thời đại cách mạng công nghiệp. Công nghệ số là nền tảng tạo phương thức sản xuất thông minh mang tính toàn cầu hóa; là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời. Tin học được xác định là môn bắt buộc có phân hóa ở cấp tiểu học . chương trình môn Tin học xây dựng theo tiếp cận phát triển năng lực với mục tiêu chính là nhằm hình thành, phát triển năng lực tin học - một trong các năng lực đặc thù. Chương trình có tính mở với các chủ đề tùy chọn và phân hóa dành cho các đối tượng học sinh với khả năng, sở thích khác nhau. Với chương trình 2 tiết/1 tuần thì yêu cầu học sinh phải có phương pháp học, thực hành thành thạo. Môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực ứng dụng tin học, làm quen và sử dụng Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong chia sẻ và trao đổi thông tin. Ở tiểu học, học sinh chủ yếu học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức 5/15 Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát các lớp khối 4 (4A, 4B, 4E, 4G) năm học 2020 - 2021 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được: Trước khi thực hiện chuyên đề: Mức độ Số học sinh Tỷ lệ Vận dụng cao câu lệnh 0 0% Vận dụng câu lệnh 10/149 6.71% Ghi nhớ câu lệnh 47/149 31,54% Chưa viết được câu lệnh 88/149 61,75% 2.4. Nguyên nhân Qua kinh nghiệm giảng dạy môn Tin học những năm qua tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và nhận thấy những hạn chế nêu trên là do một trong những nguyên nhân sau đây: - Độ tuổi của các em là tuổi hiếu động, ham chơi do đó khi giáo viên hướng dẫn thực hiện thì các em rất mau quên. - Đây là phần mềm mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ tiếng Anh. - Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các câu lệnh. - Giáo viên chưa có những cải tiến mới trong giảng dạy. Dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng nêu trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra của một số biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề thế giới Logo. 3. Một số biện pháp biện pháp giúp học sinh học tốt chủ đề thế giới Logo môn Tin học lớp 4 * Tổ chức cho học sinh khởi động vào đầu tiết học bằng trò chơi, bằng câu hỏi trắc nghiệm. * Tổ chức một số hoạt động nhóm trong giờ học. * Sắp xếp có hệ thống các lệnh lập trình. * Chia nhỏ các bài tập và gợi ý bằng những câu hỏi. * Tổ chức thực hành theo nhóm máy. 3.1. Tổ chức cho học sinh khởi động vào đầu tiết học (đính kèm minh chứng hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ trong phần A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN) Thông qua việc tổ chức cho học sinh khởi động vào đầu tiết học giúp các em nhớ lại hướng quay của Rùa trong Logo. 7/15 Trong video sẽ là động tác quay trái: (học sinh quan sát bạn nhỏ, yêu cầu HS quay theo và hỏi bạn nhỏ quay về bên nào?) Trước khi quay Sau khi quay * Thực hiện cho Rùa quay 180 độ Trong Logo, khi dùng lệnh lập trình: RT 180 Trước khi quay Sau khi quay Trong video sẽ là động tác quay trái: (học sinh quan sát bạn nhỏ, yêu cầu HS quay theo và hỏi bạn nhỏ quay về bên nào?) Trước khi quay Sau khi quay Ví dụ 2: Một số câu hỏi trắc nghiệm (trước khi vào nội dung bài 2: Các lệnh của Logo) * Trong phần mềm Logo, muốn Rùa quay phải 900 em dùng lệnh? A. BK 100 B. HT 90 C. LT 90 D. RT 90 * Trong phần mềm Logo, muốn Rùa ẩn mình em dùng lệnh? A. HT B. ST C. PenUp D. PenDown * Lệnh BK 150 tương ứng với hành động nào của Rùa: A. Rùa lùi về sau 150 bước. B. Rùa tiến về phía trước 150 bước.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx