Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp bồi dưỡng học sinh giỏi văn Lớp 4, 5 đạt hiệu quả

doc 15 trang lop4 07/02/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp bồi dưỡng học sinh giỏi văn Lớp 4, 5 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp bồi dưỡng học sinh giỏi văn Lớp 4, 5 đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp bồi dưỡng học sinh giỏi văn Lớp 4, 5 đạt hiệu quả
 1
 I/ Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP BỒI DƯỠNG
 HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 4, LỚP 5 ĐẠT HIỆU QUẢ
 II/ Đặt vấn đề
 Bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm hết sức cần thiết và có tầm quan 
trọng. Bởi lẽ nó giúp đào tạo con người học sinh trở thành “hiền tài” cho đất 
nước. Nói như hiện nay, “chiến lược con người” có mục tiêu là “ Nâng cao dân 
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm 
vụ cấp thiết, phù hợp xu thế thời đại.
 Việc Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, lớp 5 từ trước đến nay được trường 
tiểu học Đoàn Trị tiến hành hằng năm ( kể từ ngày thành lập trường đến nay), 
nhưng kết quả đạt được thì chưa như mong muốn. Nhìn chung, một số em đạt 
điểm thì bình quân lấy điểm Toán bù vào điểm Văn, do vậy, hướng Bồi dưỡng 
Văn lớp 4, lớp 5 cần phải tìm ra con đường đi để đạt hiệu quả. Chính vì vậy mà 
chúng tôi từ thực tiễn bồi dưỡng văn lớp 4, lớp 5 nhiều năm qua, đã nảy ra ý 
định đúc kết lại một số biện pháp nên viết đề tài: “Một số biện pháp giúp bồi 
dưỡng học sinh giỏi văn lớp4, lớp 5 đạt hiệu quả”, mong góp một phần nhỏ 
vào hướng đi chung cùng trường Đoàn Trị trong công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi.
 III/ Cơ sở lí luận
 “Khái niệm “giỏi văn” và khái niệm “có năng khiếu” không phải là một. 
Có năng khiếu văn nhưng nếu không được bồi dưỡng chăm sóc chu đáo thì 
năng khiếu ấy cũng có thể bị thui chột, bị tàn lụi”. Đó là ý kiến của tác giả Trịnh 
Mạnh (Chuyên viên Ngữ văn ở Viện Khoa học Giáo dục Bộ GD) và Trần Mạnh 
Hưởng (Chuyên viên Ngữ văn ở Vụ Các trường phổ thông cơ sở Bộ Giáo dục).
 Do vậy, người giáo viên tiểu học cần phải làm cho năng khiếu của học 
sinh tiểu học phát triển. Mà muốn cho các em trở thành giỏi văn thì phải nắm rõ 
cơ sở tâm lí học sinh tiểu học, đó là đặc điểm nhận thức của học sinh (bao gồm 
sự chú ý, trí nhớ, tưởng tượng và tư duy), để có cơ sở vận dụng các phương 
pháp, biện pháp làm cho các em chiếm lĩnh được kiến thức văn học. Cũng bài 
tập đó, cũng là lời giảng đó nhưng đặt vào đúng tâm lí, không làm học sinh bị ức 
chế thì rõ ràng các em tiếp thu nhanh và tốt hơn. Ở lớp 2,3 tư duy hình tượng bắt 
đầu được hình thành, qua lớp 4,5 tư duy này chiếm ưu thế hơn. Môn văn đòi hỏi 
tư duy hình tượng cao, hiển nhiên để khỏi bị “thui chột”, “tàn lụi” óc tưởng 
tượng của các em học sinh lớp 4,5 ta cần phải “chăm sóc” thật là chu đáo bằng 
nhiều hình thức bài tập phong phú, lời giảng kết hợp với điệu bộ, nét mặt và cảm 
xúc biểu hiện qua nội dung của bài văn bằng giọng đọc truyền cảm, làm sao 
khơi gợi trong các em cảm xúc chân thật chứ không phải nói theo, làm theo như 
một robot. Được vậy, cái ấn tượng của thầy cô để lại trong các em không phai 
mờ. Hãy nghe nhà văn Marquez (Cô-lôm-bi-a ; Giải thưởng Nobel văn chương 
năm 1982) nói: “Một trong những người thầy không thể nào quên của tôi là một 3
còn tồn tại. Chúng ta chưa làm rõ đặc điểm của văn miêu tả là mang tính thông 
báo, thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; chúng ta chưa chỉ ra được ở 
bài viết các em hạn chế này. Nhất là khâu trả bài, hầu như chúng ta còn chung 
chung, hời hợt. Một hạn chế nữa là bài các em còn mờ nhạt, vô vị bởi lẽ trong 
bài làm của các em thiếu tính sinh động, tạo hình. Đồng thời ngôn ngữ miêu tả 
không giàu cảm xúc, hình ảnh do vốn từ ngữ không đủ sức diễn đạt. Vậy nên, cả 
ba đặc điểm đều có ảnh hưởng, bởi thế kết quả bài văn miêu tả của các em 
không đạt yêu cầu cao.
 Từ thực trạng trên, chúng ta cần có biện pháp khắc phục hạn chế, một vấn 
đề cần thiết để có hướng đi thuận lợi cho công tác bồi dưỡng văn lớp 4,5 ở 
trường có hiệu quả.
 V/ Nội dung nghiên cứu
 Để đạt hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn Tiểu học nói 
chung và bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 4,5 nói riêng đòi hỏi một quá trình lâu 
dài về phía Nhà trường, đồng thời người giáo viên phải có năng lực, nhiệt tình 
và yêu mến trẻ. Việc bồi dưỡng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật, thủ 
thuật lên lớp, luôn luôn tạo không khí thoải mái, gây sức hấp dẫn ở học sinh qua 
các tiết học. Có như vậy học sinh mới dễ dàng đáp lại đòi hỏi của thầy cô bằng 
sự quyết tâm học tập tốt, say mê làm bài.
 Chúng tôi xin trình bày một số nội dung sau:
 1/Biện pháp 1: Phát hiện học sinh có năng khiếu văn
 a) Mùa được bội thu là nhờ một trong các điều kiện ta chọn được giống 
tốt, phù hợp, có khả năng thích ứng. Học sinh có năng khiếu cũng như hạt giống 
tốt, do vậy chọn học sinh có năng khiếu là khâu đầu tiên. Cách phát hiện như thế 
nào đây để khỏi nhầm ( thực tế nhiều năm qua ta đã chọn không kĩ, để các em 
ngồi nhầm chỗ nên không phát huy được điểm đồng đội). Chọn như thế nào ? 
Theo chúng tôi cách làm như sau:
 b) Cách tiến hành:
 - Trong quá trình dạy, cần phát hiện những em say mê đọc sách văn học. Đây 
là biểu hiện rất rõ. Chúng ta phải thừa nhận say mê đọc sách là một ưu điểm, 
còn cách đọc sách như thế nào thì thầy cô phải uốn nắn dần mới đem lại sự bổ 
ích cho các em (tránh đọc sách có nội dung xấu).
 - Cái phát hiện thứ hai là những lúc kể chuyện, ta thấy các em kể chuyện tốt, 
kể chuyện có nhiều tình tiết phức tạp nhưng các em vẫn kể với lời kể lưu loát, 
mạch lạc; đồng thời các em nhớ nhiều chuyện kể, thuộc nhiều bài thơ hơn các 
em khác.
 - Khi chấm bài của các em, ta thấy bài của các em có năng khiếu thường có 
nhiều ý hay, chân thực, có sáng tạo, có cá tính. Mà làm được bài như thế là do 
các em biết rung cảm, nhạy bén trước hiện thực. Tâm hồn nhạy cảm mới diễn 
đạt được nhiều tình, nhiều ý trong bài văn. 5
 b) Cách tiến hành:
 Kế hoạch bài dạy cần đưa vào một số bài tập rèn luyện (Chú ý phân tích 
và đặt ra một số tình huống các em có thể mắc phải, nhằm đúc kết kinh nghiệm 
và có hướng chữa bài linh hoạt giúp các em hiểu thấu đáo hơn), có như thế học 
sinh mới nắm chắc và thực hành viết câu tốt.
 Sau đây là một số bài tập và cách tiến hành các bài tập này.
1.3/ Bài tập ngắt câu trong đoạn văn chưa ghi dấu câu
 Giáo viên đọc hoặc viết lên bảng bài tập để học sinh tự ghi dấu câu. 
Đòi hỏi học sinh phải giải thích nếu đánh dấu câu vào vị trí đó thì câu hoặc ngữ 
đó nói lên được ý gì, có bị khiên cưỡng không,Có thể chọn đoạn văn trong 
SGK lớp 4,5 – nên chọn đoạn văn có nhiều loại dạng ngắt câu khác nhau để bài 
tập được đa dạng.
2.3/ Tập chữa câu rườm, câu tối nghĩa
 Ví dụ: a) Trong vườn nhà em, có một cây to là cây mít rất to.
 b) Em thích con lợn vì ta có thức ăn hằng ngày.
 c) Ở giữa bồn hoa có một tượng là tượng anh Trỗi.
 d) Thỉnh thoảng có những chiếc xe đạp lướt trên mặt phố.
 Khi chữa câu, cần tiến hành 2 bước. Bước thứ nhất cho học sinh phát hiện 
chỗ sai, sai về mặt nào, bước thứ hai tập chữa lại theo ý của em, sau đó giáo viên 
gợi ý chung về cách đúng nhất.
 Ví dụ Câu a): Câu này là câu rườm, cần bỏ bớt một số từ. Chữa lại: Trong 
vườn nhà em có một cây mít rất to. 
 Câu b): Câu này tối nghĩa. Chữa lại: Em thích nuôi lợn vì nó cung 
cấp thức ăn cho ta.
 Câu c): Câu này rườm. Chữa lại: Ở giữa bồn hoa có tượng anh 
Trỗi.
 Câu d): Câu này sai ý. Chữa lại: Thỉnh thoảng có những chiếc xe 
đạp lướt trên mặt đường (hoặc lướt trên đường phố)
3.3/ Tập gộp câu và chia câu
 a) Gộp các câu ngắn thành câu dài
 Ví dụ: Mặt biển mênh mông. Trời đã về chiều. Từng đoàn ghe mành 
đang lướt sóng ra khơi. 7
 - Lững thững, Thanh đi trên đường
 - Lững thững, trên đường, Thanh đi.
 - Thanh trên đường đi lững thững.
 Còn sắp xếp được thêm nữa hay không tùy theo mức độ và thời gian dành 
cho các em, và qua bài tập kiểu này chúng ta nhận thấy các em có hứng thú sáng 
tạo nhiều câu văn.
6.3/ Tập mở rộng câu bằng cách thêm thành phần phụ
 Ví dụ: Mặt trời mọc.
 Học sinh hiểu được đây là một câu có đầy đủ thành phần chính chủ ngữ 
và vị ngữ. Bây giờ để làm cho câu văn hay thì phải thêm các thành phần phụ ( 
Cho các em tham gia mở rộng cho đến khi nào đủ các thành phần và câu văn trở 
nên hay hơn)
 - Phía đông, mặt trời đang mọc.
 - Mặt trời đang mọc sau lũy tre làng.
 - Phía đông, mặt trời mọc làm đỏ ửng cả một góc trời.
 - Mặt trời đang từ từ mọc lên từ phía biển làm cho những đợt sóng cũng 
 pha màu hồng nhạt.
7.3/ Bài tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau
 Ví dụ: Trời hôm nay đẹp.
 Đòi hỏi các em tư duy cao, các em phải giữ nguyên cái ý trời nắng đẹp 
nhưng phải diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.
 Các em có thể làm:
 - Hôm nay hửng nắng, trời quang mây tạnh.
 - Bầu trời hôm nay trong vắt, không một gợn mây.
 - Sau mấy ngày mưa rả rích, hôm nay mặt trời tươi cười nhô lên như 
 cùng vui với mọi cảnh vật.
 - Bầu trời cao xanh, mấy đám mây xốp như bông vờn quanh đỉnh núi 
 màu tím sẫm.
 - Giữa mùa đông thế mà hôm nay nắng hoe vàng như nắng đầu thu.
8.3/ Bài tập luyện viết câu sinh động
 Luyện viết câu sinh động bao gồm các dạng bài tập như: Tập viết câu văn 
gợi tả, tập viết câu văn gợi cảm, tập viết câu văn vừa gợi tả vừa gợi cảm. Đây là 
bài tập khó đòi hỏi nhiều công sức của giáo viên và cần có nhiều nỗ lực của học 
sinh. 9
 Ghi để rồi các em đọc, đọc để rồi các em nghe tiếng nhạc lòng rung lên 
những cung bậc đồng cảm với câu văn câu thơ đó, và không biết tự lúc nào nó 
trở thành người bạn thân thiết của ta làm cho tâm hồn ta thêm phong phú. Như 
vậy, trong sách Tiếng Việt lớp 4,5 có rất nhiều hình ảnh văn học không thể bỏ 
qua, giáo viên chúng ta cần giúp các em nhìn thấy và cùng rung cảm trong quá 
trình học với sách.
 5/ Biện pháp 5: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học
 a) Cảm thụ văn học tức là cảm xúc thẩm mĩ trong văn học (thuộc phạm 
trù mĩ học). Trong nhà trường, các môn học đều có thể giáo dục thẩm mĩ cho 
học sinh, mà môn văn là môn có điều kiện thuận lợi nhất. Ở tiểu học giáo dục 
thẩm mĩ chủ yếu là giáo dục cho học sinh rung cảm với cái đẹp ( cái đẹp trong 
thiên nhiên và cái đẹp trong xã hội) 
 b) Cách tiến hành:
 Khi dạy tập đọc, kể chuyện giáo viên phải gợi ý, hướng dẫn để bản thân 
học sinh tự khám phá ra cái hay cái đẹp mà lúc đầu các em chưa thấy. Chú ý 
quyết không nên cảm thụ hộ rồi áp đặt cho các em.
 Khi hướng dẫn học sinh quan sát để làm văn miêu tả, tường thuật giáo 
viên cũng phải dẫn dắt để học sinh tự khám phá ra các nét đẹp, các nét tiêu biểu 
và tạo cho bản thân có rung động thẩm mĩ thì bài văn mới hay, mới thể hiện bản 
sắc riêng của mình.
 Vậy trong quá trình soạn giảng cần nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu 
mới gặt hái thành công khi lên lớp.
 Khi tiến hành biện pháp bồi dưỡng này chúng ta sử dụng các dạng bài tập 
sau: 
 1.5/ Bài tập phát hiện ý và tín hiệu nghệ thuật trong văn thơ.
 Đối với kiểu “Bài tập phát hiện ý” bao gồm nhiều khía cạnh mà các em 
cần nắm vững như:
 - Tình cảm chứa đựng trong đoạn văn, bài văn.
 - Hiện thực đời sống được phản ánh trong bài văn.
 - Tính cách các nhân vật.
 - Thời gian và không gian được tả trong bài.
 - Thể loại bài văn.
 - Đại ý và bố cục bài văn.
 - Xuất xứ bài và tác giả.
Đối với kiểu “Bài tập phát hiện tín hiệu nghệ thuật” có thể khai thác là: 11
đó gắn với sự quan sát và cá tính mỗi người. Học sinh tiểu học chưa có thói 
quen quan sát toàn diện một đối tượng nếu không có sự hướng dẫn của giáo 
viên. Bởi vậy, muốn cho các em làm văn tốt người giáo viên phải tích cức 
hướng dẫn các em quan sát một cách toàn diện.
 b) Cách tiến hành:
 Giáo viên cho học sinh xác định đối tượng quan sát và hướng dẫn học 
sinh quan sát bằng nhiều hình thức như hướng dẫn quan sát trực tiếp hoặc gợi ý 
cho học sinh tự quan sát. Chú ý xác định rõ mục đích và trọng tâm quan sát.
 Khi gợi ý cho học sinh quan sát, chúng ta phải tập cho học sinh có thói 
quen quan sát bằng nhiều giác quan. Ví dụ: Tả một cảnh gặt lúa, học sinh 
thường chỉ nêu được những hình ảnh và màu sắc do mắt nhìn thấy như bầu trời 
xanh, lúa chín vàng, nón trắng. Nếu giáo viên gợi ý thêm quan sát bằng tai, bằng 
mũi thì các em sẽ tìm được thêm nhiều ý khác như: tiếng ca hát, tiếng lội bì 
bõm, tiếng lưỡi hái cắt lúa xoèn xoẹt, mùi lúa chín, mùi bùn đất,
 Hướng dẫn cho học sinh tìm được ý rồi, còn phải tìm được từ thật chính 
xác để diễn tả ý đó. Vậy quan sát tìm ý và tìm từ thường không tách rời nhau. 
Coi trọng việc bồi dưỡng kĩ năng quan sát, tìm ý nhất định sẽ giúp học sinh phát 
huy trí tưởng tượng, óc sáng tạovà chắc chắn bài văn của các em làm sẽ đạt 
hiệu quả.
 7/ Biện pháp 7:Bồi dưỡng tình cảm và mĩ cảm
 a) Nếu chúng ta chỉ chú ý đến luyện văn, luyện kĩ thuật làm bài mà coi 
nhẹ việc trau dồi tình cảm, mĩ cảm cho học sinh thì dù cho ta có nhiệt tình, có 
thủ thuật rèn luyện chăng nữa nhưng sự tiến bộ của học sinh vẫn chậm chạp. 
Các em không có tình cảm đúng thì khó mà làm văn hay, vì khi nói đến văn là 
phải nói đến cảm xúc. Vậy bồi dưỡng tình cảm và mĩ cảm đóng một vai trò rất 
quan trọng.
 b) Cách tiến hành:
 Việc trau dồi tình cảm, mĩ cảm cho học sinh đòi hỏi một quá trình lâu dài 
và có sự hợp đồng chặt chẽ của nhiều môn, nhiều môi trường. Trong môn Tiếng 
Việt, phân môn tập đọc có khả năng đắc lực vì thông qua hình thức nghệ thuật, 
môn này giáo dục các em một cách nhẹ nhàng nhưng sắc bén và thấm thía. Có 
thể giáo dục đạt hiệu quả ngay từ khâu đọc bài tập đọc một cách diễn cảm.
 Cũng tiến hành giáo dục tình cảm, mĩ cảm cho học sinh qua môn tập làm 
văn. Từ khâu ra đề, khâu hướng dẫn quan sát, khâu chọn lọc ý, khâu diễn đạt, 
đến khâu trả bài đều góp phần giáo dục tình cảm, mĩ cảm.
 VI/ Kết quả nghiên cứu
 Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi văn lớp 4, lớp 5 nói 
riêng ở trường tiểu học Đoàn Trị là một quá trình lâu dài không phải một sớm 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_boi_duong_hoc_si.doc