Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học cho học sinh Khối 3, 4, 5 Tiểu học

doc 34 trang lop4 24/02/2024 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học cho học sinh Khối 3, 4, 5 Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học cho học sinh Khối 3, 4, 5 Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học cho học sinh Khối 3, 4, 5 Tiểu học
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT MÔN TIN HỌC 
 CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 Lĩnh vực : Tin Học
 Cấp : Tiểu học
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
 1/34 A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác 
động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác 
định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và công nghệ thông tin (CNTT), 
truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông 
tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở 
cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói 
chung.
 Do vậy, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải đầu 
tư phát triển về mọi mặt. Đặc biệt là nguồn nhân lực tức là phải đào tạo ra một 
thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm 
chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu 
cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn Tin 
học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn 
Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin , tạo nền móng cơ sở ban 
đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. 
 Môn Tin học ở trường tiểu học là môn học tự chọn với thời lượng 2 
tiết/tuần với các khối lớp 3, 4, 5. Là môn học mới đưa vào trường tiểu học và có 
những đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với sử dụng máy vi tính, cách suy nghĩ 
và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. 
 Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường nói chung và 
trường Tiểu học nói riêng là sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ lao 
động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các 
thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức 
về công nghệ thông tin, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập 
nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm 
chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa.
 Mục tiêu của việc dạy học môn Tin học ở bậc Tiểu học là nhằm giúp cho 
học sinh : Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và 
trong đời sống, có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học 
khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và 
thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Bước đầu làm quen với cách giải quyết 
vấn đề có sử dụng công cụ Tin học. Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công 
 3/34 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
 - Hoạt động dạy và học môn Tin học khối lớp 3, 4, 5.
 - Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học.
2. Phạm vi nghiên cứu
 - Học sinh khối 3, 4, 5 năm học 2016 – 2017.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
 Bộ môn Tin học là một bộ môn mới ở trường Tiểu học và chủ yếu là sử 
dụng phương pháp trực quan sinh động để ứng dụng thực hành do đó việc 
nghiên cứu lí luận là không thể thiếu do vậy khi xây dựng đề tài này tôi đã 
nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau: Giáo trình Word thực hành, Tin Học 
Thực Hành, Đồ họa thực hành, Hướng dẫn sửa lỗi máy tính, Sách giáo khoa 
quyển 1, Sách giáo khoa quyển 2, Sách giáo khoa quyển 3, Sách giáo viên quyển 
1, 2, 3.
2. Phương pháp ứng dụng thực tiễn.
 - Phương pháp quan sát : Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài 
mới)
 - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn học sinh khối 3,4, 5 .
 - Phương pháp khảo nghiệm thăm lớp, dự giờ. Kiểm tra chất lượng sau giờ 
học.
 - Phương pháp đối chiếu: So sánh bảng đối chiếu để thấy được hiệu quả của 
việc trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
 5/34 - Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học, rất hứng thú với môn Tin học.
 - Học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó học sinh 
đã biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập.
b. Một số khó khăn và tồn tại:
* Về phía giáo viên:
 - Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học 
nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và 
đang hoàn chỉnh. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo mới đang thí điểm dạy 
môn Tin học từ lớp 3 cho một số tỉnh và thành phố và biên soạn quyển sách cùng 
học tin học quyển 1,2,3. 
 - Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức Tin học, nhưng khi 
thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến 
học sinh thiếu máy, không thực hành được. 
 - Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là 
những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
 - Phần mềm Encore ( Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng 
còn gặp nhiều khó khăn do:
 + Kiến thức về âm nhạc còn hạn chế.
*Về phía học sinh: 
 - Đa số học sinh không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của học 
sinh chưa được thành thạo.
 Khối 3 4 5
 Sĩ số 163 149 117
 Số lượng máy 60 63 47
 - Đây là môn học phụ nên một số học sinh chưa học nghiêm túc và phụ 
huynh chưa quan tâm.
 - Một bộ phận học sinh còn ham chơi, lười học lười làm bài tập, không 
nắm được lí thuyết nên dẫn tới ngại thực hành, ít giao tiếp dẫn tới lười học hỏi 
những bạn học khá hơn.
 - Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho học sinh còn gặp khó khăn 
do học sinh không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp cũng như ở 
nhà.
 7/34 - Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình 
đang sử dụng tốt khác để thử.
 Tóm lại : Là giáo viên Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu 
giáo viên có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem 
lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành.
2. Tăng cường tự học để nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy 
 học môn tin học.
 Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận phương pháp 
dạy học truyền thống và sử dụng phương pháp dạy học hoàn toàn mới. Đổi mới 
phương pháp dạy học là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, các 
biện pháp, kỹ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những phương pháp dạy 
học, phương tiện, công nghệ và các kỹ thuật dạy học hiện đại, sao cho phù hợp 
với đối tượng, nội dung chương trình, nhằm giúp người học tích cực, chủ động 
sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức 
vào thực tế.
 Bản chất của phương pháp dạy học là đổi mới quan niệm dạy học từ: dạy 
học thụ động sang dạy học tích cực tham gia; dạy học bằng kể hay giải thích 
chuyển sang dạy học bằng cách khám phá; dạy học độc thoại thay bằng dạy 
học đối thoại; dạy học tập trung vào cá nhân nay là dạy học tập trung vào 
nhóm, dạy học hợp tác; dạy học tập trung vào nội dung tiến tới dạy học tập 
trung vào quá trình; dạy học tập trung vào việc dạy nay là dạy học tập trung 
vào việc học; dạy kiến thức bây giờ là dạy cách học cho học sinh ..
 Làm như vậy, thể hiện sự tôn trọng học sinh, tôn trọng vốn hiểu biết, kinh 
nghiệm đã có của các em. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện vấn đề, tự 
thực hành các thao tác trên máy tính, giúp học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ 
lâu hơn, mạnh dạn tự tin hơn, phấn khởi hơn khi được tham gia thực hành. Tạo 
không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái, không mệt mỏi, buồn ngủ...
 Bước đầu vận dụng một số phương pháp dạy học làm sao cho học sinh: 
được tham gia nhiều hơn, được trao đổi nhiều hơn và được làm, thực hành nhiều 
hơn.
 Đó chính là thay đổi nhận thức từ dạy học tập trung vào người dạy 
chuyển sang dạy học tập trung vào người học.
 So sánh 2 cách dạy học, tôi tự nhận thấy: 
 Dạy học tập trung vào người dạy Dạy học tập trung vào người học
 1. Không chú ý kinh nghiệm và vốn 1. Tôn trọng kinh nghiệm và vốn 
 hiểu biết đã có của học sinh. hiểu biết đã có của học sinh. 
 9/34 - Màn hình của máy tính có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi. Các 
dòng chữ, số và hình ảnh hiện trên màn hình cho thấy kết quả hoạt động của 
máy tính (giáo viên thao tác trực tiếp trên máy cho học sinh quan sát)
 - Phần thân của máy tính là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó 
có bộ xử lý. Bộ xử lý là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
 - Bàn phím của máy tính gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu 
vào máy tính. 
 -Chuột của máy tính giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. 
(Với sự giúp đỡ của máy tính các em có thể làm nhiều công việc như: học nhạc, 
học vẽ, học làm toán, liên lạc với bạn bè ...)
 Việc 2: Thực hành 
 - Học sinh quan sát thầy, cô giáo gõ phím, điều khiển chuột máy tính và 
theo dõi sự thay đổi trên màn hình.
 - Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, học sinh thử gõ một vài phím và 
quan sát sự thay đổi trên màn hình.
 (Tiết 2): Làm việc với máy tính.
 Việc 1: Giới thiệu về cách bật/tắt máy tính đúng quy trình.
 Việc 2: Thực hành về cách bật/tắt máy tính đúng quy trình.
 Giáo viên biết kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, 
dạy lý thuyết tốt thì học sinh thực hành tốt. Khi học sinh thực hành tốt thì sẽ 
hiểu sâu hơn về lý thuyết.
 Nội dung giảng dạy là chương trình sách giáo Cùng học Tin học quyển 1, 
2, 3. Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện dạy đạt hiệu quả, 
ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình, tôi đã thực hiện như sau: 
 a. Phần 1: Làm quen với máy tính ( Lớp 3) Khám phá máy tính ( lớp 4, 5) 
 Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên, giáo viên cần giúp cho học sinh 
xác định rõ và nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận 
đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Sau đó, vấn 
đề làm tôi quan tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử 
dụng chuột, bàn phím,
 Ví dụ 1: Ở bài Bàn phím máy tính: Để giúp các em làm quen với bàn 
phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi 
có nội dung về bàn phím. Trong đó có trò chơi Pi-an no ( phần mềm Pianito). 
Nhưng theo tôi phần mềm này không đạt hiệu quả vì các máy của học sinh 
không có tai nghe hay loa nên học sinh dễ nhàm chán vì gõ mà không thấy có 
kết quả gì. Vì thế, theo tôi ngay từ bài học này giáo viên có thể hướng dẫn học 
 11/34 thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại 
hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay 
lên bàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4 - 5 học sinh mới có thói quen gõ 10 
ngón.
 d. Phần 4: Em tập vẽ
 Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ở phần này giáo viên 
cần chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể 
giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác 
thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong sách giáo khoa. 
Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm 
phong phú.
 Ví dụ: Bài Vẽ đường cong: Sách giáo khoa yêu cầu học sinh vẽ con cá và 
chiếc lá. Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như 
cái nôi em bé, sóng biển, cái quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử 
dụng đường cong để vẽ  dành cho những học sinh đã hoàn thành bài vẽ theo 
yêu cầu.
 Ở lớp 4 - 5, yêu cầu đã được nâng cao hơn. Ngoài những kiến thức cơ bản 
cần đạt được ra, giáo viên cần quan tâm nhiều đến vấn đề ứng dụng của các kiến 
thức đó vào bài vẽ.
 Ví dụ : Khi vẽ một bức tranh về giao thông, ở ngã tư có 4 cột đèn, học 
sinh có thể sao chép và lật hình để có 4 cột đèn theo ý mình mà không tốn nhiều 
thời gian. 
 e. Phần 5: Em tập soạn thảo
 Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản 
nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên cũng chú ý 
đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như 
vậy học sinh mới nắm được. 
 Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. 
Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách 
gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. 
 Ở lớp 4 và 5 học sinh đã được học cách trình bày văn bản. Giáo viên hãy 
tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày 
những văn bản thông thường .
 Ví dụ: Khi dạy bài Căn lề (lớp 4) giáo viên đưa thêm một số bài thơ, bài 
ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt mà 
học sinh đã học ở trên lớp để các em thực hành.
 13/34

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_tot_mon_tin_ho.doc