Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối
UBND TØnh H¶I D¬ng Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o B¶n m« t¶ s¸ng kiÕn "Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối". m«n: TiÕng ViÖt Líp 4 N¨m häc: 2014 - 2015 Tóm tắt sáng kiến 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: - Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học. - Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn Tập làm văn. - Xuất phát từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá trình dạy Tập làm văn của giáo viên và học sinh. - Xuất phát từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp. - Xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: - Điều kiện áp dụng : Khi dạy học sinh viết mở bài trong bài văn miêu tả cây cối. - Thời gian: Tuần 25, 26 trong chương trình Tập làm văn - Lớp 4 - Đối tượng: Giáo viên và học sinh - Lớp 4+ 5 3. Nội dung sáng kiến: Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu khi dạy Luyện tập xây dựng mở bài cho bài văn miêu tả cây cối tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm sau: - Thay đổi trật tự các bài tập có trong bài. - Diễn đạt lại lệnh bài tập cho rõ ràng hơn. - Thay đổi đề bài theo hướng đề bài phải khơi gợi cảm xúc cho học sinh. - Phân tích cho học sinh nắm chắc về hai cách mở bài cho bài văn miêu tả cây cối. Đó là: + Mở bài trực tiếp : Giới thiệu ngay cái cây định tả. + Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn đến cái cây định tả. Chuyện khác có thể là: Nói về mùa xuân, nói về những kỉ niệm liên quan đến cái cây định tả. Trích thơ, lời bài hát, câu đố liên quan đến cái cây định tả. Dẫn lời nói, lời nhận xét (của nhà thơ, nhà văn) để dẫn đến cái cây định tả. Giáo viên áp dụng các giải pháp trên vào dạy viết mở bài gián tiếp đối với tất cả học sinh khối lớp 4 một cách dễ dàng, không mất nhiều công sức. Học sinh hứng thú học tập, tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. Học sinh viết được đoạn mở bài hay, hấp dẫn người đọc ngay từ đoạn mở bài của bài văn. + Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn đến cái cây định tả. Chuyện khác có thể là: Nói về mùa xuân, nói về những kỉ niệm liên quan đến cái cây định tả. Trích thơ, lời bài hát, câu đố liên quan đến cái cây định tả. Dẫn lời nói, lời nhận xét (của nhà thơ, nhà văn) để dẫn đến cái cây định tả. Mặt khác, trình độ học sinh trong mỗi lớp, mỗi địa phương là không đồng đều dẫn đến sự tiếp thu kiến thức ở mỗi học sinh là không giống nhau nên hiệu quả của việc dạy Tập làm văn chưa cao. Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi luôn suy ngẫm, tìm tòi các biện pháp để giúp học sinh xây dựng có hiệu quả phần mở bài cho các bài Tập làm văn lớp 4 đặc biệt là xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối nhằm nâng cao chất lượng bài viết văn cho học sinh. Đây chính là kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi, nghiên cứu: "Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối". 2. Thực trạng của vấn đề: 2.1. Thuận lợi: Trong chương trình phân môn Tập làm văn trước đây cả giáo viên và học sinh phải tự mò mẫm từng bước đi để đến với bài văn. Trong cấu trúc chương trình Tiểu học mới đã xây dựng từ việc nắm khái niệm thể loại, xây dựng đoạn văn ( mở bài, thân bài, kết bài) sau đó mới hoàn chỉnh một đề bài. Vì thế, các em không chỉ nắm được những yêu cầu cơ bản của từng dạng đề bài mà còn tích lũy được nhiều kiến thức bổ trợ khác nhau. Chất lượng bài làm của học sinh cũng nâng lên rõ rệt, các em biết viết nhiều cách vào bài khác nhau còn giáo viên có nhiều thời gian để định hướng cụ thể cho các em viết các phần của bài văn, đồng thời giúp các em tự tin hơn khi học các kiểu bài văn khác. Kiểu bài tả cây cối được học sau khi các em học xong kiểu bài tả đồ vật. Như vậy trước khi tả cây cối các em đã có vốn kiến thức nhất định về văn miêu tả đồ vật. Các em đã nắm được cấu trúc của một bài văn miêu tả đồ vật, các em cũng đã biết cách viết đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, biết cách viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật . Đó là nền tảng để các em học tả cây cối một cách dễ dàng hơn. Cấu trúc một bài Tập làm văn tả cây cối cụ thể, rõ ràng các bước tương ứng với các hoạt động cụ thể của một giờ học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên xác định và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, đồng thời học sinh dễ theo dõi và thực hiện. Với xu thế hiện nay, phần lớn học sinh ngại học môn Tiếng Việt nhất là phân môn Tập làm văn. Khả năng tư duy của các em mới chỉ dừng lại ở tư duy trực quan, cụ thể; chất lượng cảm thụ văn học chưa cao. Vì thế, các em chưa hứng thú học tập, nhất là những bài rèn luyện kĩ năng viết mở bài, các em không hào hứng, thậm trí không viết bài. Vốn sống, vốn kiến thức văn học và đặc biệt là vốn từ của các em còn ít, ý còn nghèo nên chất lượng bài viết chưa cao. Nội dung bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng, khô khan, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ hoặc máy móc rập khuôn các bài văn mẫu, phần mở bài chủ yếu là viết mở bài trực tiếp dưới dạng trả lời câu hỏi mà chưa biết viết mở bài gián tiếp vào bài một cách tự nhiên để lôi cuốn người đọc. Một số học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài nên bài văn của các em không biết viết bắt đầu từ đâu, phải viết những gì, viết như thế nào thậm trí còn viết xa đề, lạc đề. 2.2.3. Về sách giáo khoa Mặc dù trong những năm gần đây sách giáo khoa không còn được coi là "quốc pháp" nhưng nó vẫn là tài liệu chính để dạy cho học sinh trong mỗi tiết học. Qua nghiên cứu, trực tiếp giảng dạy tôi thấy còn một vài điều bất cập sau: - Khi dạy bài Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối có những bài tập đưa ra với những ngữ liệu khó đối với học sinh đại trà. Để thực hiện được lệnh bài tập đòi hỏi học sinh phải có tư duy tổng hợp. Ví dụ: Bài tập 1(Tiếng việt 4 - tập 2- trang 75) Dưới đây là hai đoạn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau? a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào. b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung . Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất. Để so sánh được các đoạn ở bài có gì giống và khác nhau thì học sinh phải tái hiện lại xem có mấy cách mở bài; đó là những cách mở bài nào rồi mới so sánh đối chiếu và đưa ra lời giải thích. a. Phương pháp quan sát, khảo sát: Tôi đã quan sát việc dạy và học Tập làm văn, trọng tâm là văn miêu tả, kiểu bài tả cây cối để thấy được những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong dạy - học. Tôi cũng đã khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên để tìm ra những bài tập khó đối với học sinh. b. Phương pháp phân tích: Tôi đã phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên, phân tích thực trạng dạy - học Tập làm văn kiểu bài miêu tả cây cối. c. Phương pháp tổng hợp: Tôi đã dựa vào kết quả phân tích, dựa vào các vấn đề lí luận và tực tiễn để tổng hợp, đề ra các biện pháp để giúp học sinh lớp 4 ở các trình độ khác nhau đều viết được các đoạn văn miêu tả cây cối đúng chuẩn kiến thức- kĩ năng, đặc biệt là đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối. 3. 2. Nội dung: 3.2.1. Khảo sát nội dung dạy học Tập làm văn kiểu bài tả cây cối ở lớp 4: Kiểu bài tả cây cối được dạy ở học kì II với 11 tiết sau khi các em đã làm quen với kiểu bài tả đồ vật; 11 tiết học được sắp xếp vào các tuần từ tuần 21 đến tuần 27 trong đó có 1 tiết kiểm tra và 1 tiết trả bài. Nội dung kiến thức của kiểu bài tả cây cối như sau: - Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối( 1 tiết) - Luyện tập quan sát cây cối ( 1 tiết) - Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối ( 2 tiết) - Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối ( 1 tiết) - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối ( 1 tiết) - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối ( 1 tiết) - Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối ( 1 tiết) - Luyện tập miêu tả cây cối ( 1 tiết) - Miêu tả cây cối ( kiểm tra viết) ( 1 tiết) - Trả bài văn miêu tả cây cối ( 1 tiết) Các kĩ năng làm bài văn miêu tả cây cối: Ở tiết học này ngữ liệu đưa ra để học sinh rút ra kiến thức có dung lượng lớn. Để rút ra được nhận xét về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối thì học sinh phải đọc và tìm hiểu nội dung bài " Bãi ngô" và" Cây mai tứ quý". Sau đó các em lại tiếp tục tìm hiểu bài " Cây gạo" như vậy mất nhiều thời gian để học sinh đọc và tìm hiểu, học sinh khó có đủ thời gian để lập dàn ý cho yêu cầu của bài tập 2. Ví dụ : Bài " Luyện tập quan sát cây cối" ( Tiếng Việt 4 - tập II - trang 30) Ở tiết học này có nhiều bài tập khiến học sinh không thể hoàn thiện các bài tập ngay tại lớp. Ở bài tập 1, học sinh phải đọc lại ba bài văn Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo rồi thực hiện 5 yêu cầu khác nhau của bài sau đó lại thực hành bài tập 2. Có những bài tập lệnh diễn đạt chung chung khiến học sinh khó hiểu, cảm thấy khó khăn khi giải quyết. Ví dụ: Bài tập 1 ( SGK - Tiếng Việt 4 - tập II - trang 41) Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý? Với bài tập này, học sinh không hiểu về lệnh của bài, không hiểu điều đáng chú ý ở đây là gì? Ví dụ : Bài tập 1 ( SGK - Tiếng Việt 4 - tập II - trang 50) Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. Với lệnh bài bập này học sinh không biết nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả. Có những bài tập ngữ liệu đưa ra tương đối khó với học sinh đại trà kết hợp với lệnh bài tập đòi hỏi học sinh phải có tư duy tổng hợp. Ví dụ: Bài tập 1( SGK - TV4 - tập II - trang 75) Dưới đây là hai đoạn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau? a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào? b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung . Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất. - Giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức, kĩ năng đã học có liên quan làm cơ sở cho bài mới. Ví dụ: Khi dạy bài Luyện tập viết mở bài cho bài văn miêu tả cây cối thì giáo viên yêu cầu học sinh xem lại cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. Có mấy cách mở bài? Thế nào là mở bài trực tiếp, thế nào là mở bài gián tiếp? - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trước cây sẽ tả. - Học sinh xem trước những yêu cầu cần làm trong tiết học để bước đầu định hướng được công việc mình sẽ làm trong giờ học. b. Sưu tầm những câu thơ, câu đố, bài hát có liên quan đến một số loài cây . Ví dụ: Khi tả cây cho bóng mát, liên hệ đến bài hát: " Ai trồng cây Người đó có bóng mát Trên cành cây Chim hót lời mê say " Khi tả cây nhãn, liên hệ câu đố: Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than. ( Là quả gì?) Hoặc trích thơ: " Nay mùa quả chín Thơm hương nhãn lồng Cháu ăn nhãn ngọt Nhớ công vun trồng." ( Trần Kim Dũng) 3.3.2. Giải pháp với giáo viên: - Nghiên cứu kĩ bài dạy, lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh của lớp. Cụ thể: + Diễn đạt lại lệnh bài tập cho học sinh dễ hiểu hơn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_viet_mo_bai_g.doc