Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn

docx 35 trang lop4 15/02/2024 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn
 PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 1.1. Xu thế "Tích hợp" xuất hiện trong mọi lĩnh vực trong đó có bậc giáo dục. 
Ớ Tiểu học môn học thể hiện sự "tích hợp" sâu và rộng nhất là môn Tiếng Việt.
 1.2. Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở 
học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viêt) để học tập và giao 
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản 
của phân môn Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở 
học sinh; xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 
là làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu cho các 
em, ta thấy rằng hai phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn thể hiện rõ nét tính 
"Tích hợp": dạy Luyện từ và câu để hỗ trợ Tập làm văn, dạy Tập làm văn góp 
phần thực hành, vận dụng các tri thức và kĩ năng của Luyện từ và câu.
 1.3. Thực tế, các bài tập "Mở rộng vốn từ" trong sách giáo khoa còn hạn 
chế trong việc tích cực hóa vốn từ cho học sinh trong giờ Tập làm văn, đồng thời 
các bài tập Tập làm văn cũng chưa khai thác hiệu quả vốn từ ở phân môn Luyện 
từ và câu. Nó thể hiện rõ qua hệ thống các từ ngữ cung cấp cho học sinh trong các 
tiết Mở rộng vốn từ với hệ thống các từ ngữ học sinh cần có trong các tiết Tập 
làm văn kế tiếp; thể hiện trong mục tiêu của từng tiết dạy cụ thể; thể hiện trong 
định hướng khai thác bài tập của sách giáo viên. Hơn nữa việc đoi mới phương 
pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội 
dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học 
sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc 
học. Chính vì vậy, “Dạy Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng 
phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn” là một đề tài có ý nghĩa trong việc 
khắc phục hạn chế đã nêu ở trên.
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 2.1. Đề tài này nhằm xây dựng các bài tập "Mở rộng vốn từ theo định hướng 
phát triển năng lực" để hỗ trợ học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn, đồng thời bước 
đầu kiểm chứng khả năng vận dụng những bài tập đó trong thực tế dạy học.
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên, sáng kiến cần hoàn 
thành các nhiệm vụ cơ bản sau: (1) Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc 
dạy Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn ở 
lớp 4; (2) Đề xuất bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực hỗ 
trợ Tập làm văn, ứng dụng các bài tập đó vào dạy Tập làm văn; (3) Thực nghiệm 
sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các bài tập đã được đề PHẦN NỘI DUNG
 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy Mở rộng vốn từ cho 
học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn
1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực
1.1.1. Thế nào là dạy học theo hướng phát triển năng lực
 * Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc 
tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng 
huy động tong hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công 
việc trong một bối cảnh nhất định.
 * Trong quá trình dạy học, năng lực được hiểu là: sự kết hợp giữa tri thức, 
kĩ năng, thái độ; mục tiêu bài học được cụ thể hóa thông qua các năng lực được 
hình thành; nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực 
trong mỗi một môn học.
 * Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem 
như một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương 
pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các 
phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu 
cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực 
giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là, việc dạy học 
phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần 
hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
1.1.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt
 Năng lực tiếng Việt được hiểu là năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực sản 
sinh văn bản (bao gồm văn bản nói và văn bản viết). Năng lực tiếp nhận văn bản 
bao gồm nghe - hiểu và đọc - hiểu.
 Dạy tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực là dạy những gì?
 Môn Tiếng Việt ở tiểu học (trừ phần học vần lớp 1) được phân chia thành 
các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Mỗi 
phân môn bên cạnh chức năng chung của môn học thường đảm nhận một mục 
đích chính. Phân môn Tập đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc - hiểu; phân môn Tập 
viết - Chính tả hình thành kỹ năng viết chính tả (viết đúng chính tả, đúng tốc độ); 
phân môn Luyện từ và câu trên cơ sở cung cấp kiến thức sơ giản về từ và câu 
nhằm giúp học sinh dùng từ, viết câu, đoạn văn đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt; 
phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tong hợp nhằm rèn luyện kỹ năng 
tạo văn bản nói và viết cho học sinh. Đối với các phân môn, mục tiêu kỹ năng trên 1.3. Quan hệ giữa Mở rộng vốn từ và Tập làm văn
1.3.1. Quan điểm tích hợp - cơ sở của mối quan hệ giữa Mở rộng vốn từ và 
Tập làm văn
 Tích hợp quan niệm là “Một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu 
các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những 
mô hình, hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích 
và yêu cầu khác nhau.”
 Theo xu hướng định nghĩa của Unesco (Paris 1972) hay tại Hội nghị 
Maryland (tháng 4 năm 1973) thì Xavier Roegiers cho rằng sư phạm tích hợp làm 
cho quá trình học tập có ý nghĩa.
 Đây là điểm khác biệt của chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu 
học mới, gồm hai dạng: Tích hợp theo chiều ngang: Là tích hợp kiến thức theo 
nguyên tắc đồng quy; Tích hợp theo chiều dọc: Là tích hợp kiến thức và kĩ năng 
theo nguyên tắc đồng tâm. Theo đó, các phân môn trong môn Tiếng Việt trước 
đây ít gắn bó với nhau, nay đã có mối quan hệ chặt chẽ về nội dung, kĩ năng, 
phương pháp dạy học.
1.3.2. Mở rộng vốn từ hỗ trợ Tập làm văn
 Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, Tập làm văn là phân môn mang tính tong 
hợp. Trong các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kĩ năng làm văn, Mở rộng 
vốn từ thể hiện rõ nhất vai trò của mình ở kĩ năng 5 của các kĩ năng làm văn trong 
giai đoạn 3 của cấu trúc hoạt động lời nói hoạt động lời nói. Phân tích kĩ năng 5 
của hệ thống kĩ năng làm văn chúng tôi nhận thấy, các bài tập sử dụng từ có ý 
nghĩa thiết thực và gần gũi nhất với việc giúp học sinh học văn hiệu quả.
1.3.3. Tập làm văn hỗ trợ cho Mở rộng vốn từ qua khai thác, sử dụng từ
 Tập làm văn là phân môn sử dụng tong hợp kết quả của các phân môn thành 
phần khác nhưng tiết dạy chính để cung cấp, chính xác hóa, tích cực hóa vốn từ 
cho Tập làm văn là tiết Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu. Không 
chỉ có thế, Tập làm văn còn góp phần tích cực hóa, chính xác hóa những vốn từ 
đó của học sinh. Vì vậy, dựa vào các bài Tập làm văn, các nhà giáo dục có thể 
điều chỉnh vốn từ và cách khai thác vốn từ trong các tiết Mở rộng vốn từ.
1.4. Thực tiễn dạy học Mở rộng vốn từ trong mối quan hệ với dạy Tập làm 
văn
1.4.1. Phân tích hệ thống bài tập Mở rộng vốn từ
 Các bài tập về mở rộng vốn từ chiếm 39, 2%; các bài chính xác hóa vốn từ 
chiếm 36,7% ; các bài tập sử dụng từ chiếm 24,1%. Qua thống kê, chúng tôi nhận 
học sinh chưa được luyện tập sử dụng từ nhiều. Trong khi theo chuẩn kiến thức Nguyên tắc "Bám sát mục tiêu môn học" gồm 2 tiêu chí: Bám sát mục tiêu 
cần đạt của từng bài học; Thể hiện logic phát triển của bài học theo một trình tự 
nhất định.
 Nguyên tắc "Thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo định 
hướng phát triển năng lực" gồm các tiêu chí: Kích thích hứng thú học tập của học 
sinh; Khuyến khích sự hợp tác, cùng tham gia của tất cả học sinh; Dạy học phân 
hóa chia theo từng mức độ tương ứng với năng lực nhận thức của học sinh.
 Nguyên tắc "Thể hiện tinh thần tích hợp" gồm các tiêu chí: Tích hợp vốn từ 
trong các tiết mở rộng vốn từ để học tốt Tập làm văn; Tích hợp các kĩ năng nghe, 
nói, đọc, viết Tiếng Việt; Tích hợp dạy mở rộng vốn từ với rèn kĩ năng diễn đạt 
(dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn phong cách bài văn, tư tưởng bài 
văn; kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả, kể 
chuyện, viết thư ...).
2.1.2. Một số bài tập "Mở rộng vốn từ" hỗ trợ học sinh lớp 4 học tốt Tập làm 
văn
 Bài tập "Mở rộng vốn từ" hỗ trợ học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn lấy kết 
quả của việc học Tập làm văn làm đích. Do đó, trước khi xây dựng bài tập "Mở 
rộng vốn từ" chúng tôi tiến hành phân tích các bài tập trong phân môn Tập làm 
văn. Mục đích là để nắm được những từ có tần số sử dụng nhiều mà chưa được 
khai thác thỏa đáng trong tiết Mở rộng vốn từ trước đó (Khai thác ở đây được hiểu 
là việc giải nghĩa từ, sử dụng các từ trong một hoàn cảnh cụ thể của bài văn như 
thế nào). Từ đó quay trở lại điều chỉnh và bổ sung những bài tập trong tiết Mở 
rộng vốn từ cho phù hợp. Quy trình này được thể hiện qua 2 bước: Bước 1- Phân 
tích các bài tập trong phân môn Tập làm văn để nắm được: các từ có tần số sử 
dụng nhiều nhất (thuộc chủ điểm), nắm được các nét nghĩa nảy sinh trong văn 
cảnh của các từ trên trong các bài tập Tập làm văn; Bước 2 - Phân tích các bài tập 
trong tiết Mở rộng vốn từ để nắm được: bài tập nào đáp ứng với việc học tốt tập 
làm văn; bài tập nào chưa cung cấp đủ các kiến thức về từ và cách dùng từ cần có 
để học tốt Tập làm văn; dạng bài tập nào cần xây dựng mới. Từ đó đề xuất một số 
bài tập bổ sung phù hợp với các đối tượng học sinh trong các tiết Mở rộng vốn từ 
để khắc phục và hỗ trợ các bài tập Tập làm văn như đã nêu ở bước 1.
 Dưới đây là các bài tập cụ thể:
 Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (Tiếng Việt 4 - Tập 1)
 Để soạn thảo một số bài tập Mở rộng vốn từ bo sung hỗ trợ cho học sinh lớp 
4 học Tập làm văn, tôi tiến hành một số bước sau:
 Bước 1: Phân tích yêu cầu sử dụng từ ngữ của đề bài số 2 phần Luyện tập 
trong tiết tập làm văn "Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện" , đề điểm ngoại hình, từ chỉ hoạt động của một người nhân hậu; bài tập dạy sử dụng 
 các từ ngữ nói về một người nhân hậu. Dựa vào kết quả phân tích ở trên, chúng 
 tôi đề xuất một số bài tập bổ sung cho chủ đề này như sau:
 Bài tập 1:
 Cho một số từ sau: hiền từ, hiền hậu, trìu mến, thương yêu, nhân từ, hiền 
 lành, hiền hòa, dịu dàng, khoan thai, đầy đặn, phúc hậu, âu yếm, nhân ái, tốt 
 bụng, hiền thảo, nâng niu, vỗ về, đôn hậu.
 Hãy xếp các từ ngữ trên vào 3 nhóm từ ở bảng sau:
 Điểm ngoại hình của một Hoạt động nói về người Người có tính cách nhân 
 người nhân hậu có tấm lòng nhân hậu hậu
 Đáp án:
 Điểm ngoại hình của một Hoạt động nói về người người có tính cách nhân 
 người nhân hậu có tấm lòng nhân hậu hậu
 hiền từ, hiền hậu, nhân từ,trìu mến, thương yêu, hiền từ, hiền hậu, nhân 
 hiền lành, hiền hòa, dịu khoan thai, âu yếm, nâng từ, hiền lành, hiền hòa, 
 dàng, khoan thai, đầy đặn,niu, vỗ về, dịu dàng, tốt bụng, hiền 
 phúc hậu, tốt bụng, đôn thảo,
 hậu,
 Bài tập 2:
 Trong những từ ở nhóm chỉ đặc điểm ngoại hình của một người nhân hậu 
 vừa tìm ở bài tập 1, những từ dùng để tả:
 a) Đôi mắt là:
 b) Nụ cười là:
 c) Dáng người là:
 d) Khuân mặt, nét mặt là:
 Đối với học sinh giỏi:
 Khi tả ngoại hình một người chọn từ gì để cho thấy người đó rất nhân hậu?
 a) Đôi mắt là:
 b) Nụ cười là:
 c) Dáng người là:
 d) Khuân mặt, nét mặt là:
 Đáp án:
 Trong những từ ở nhóm chỉ đặc điểm ngoại hình của một người nhân hậu 
vừa tìm ở bài tập 1, những từ dùng để tả:
 a) Đôi mắt là: hiền từ, nhân từ, hiền lành, dịu dàng.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_mo_rong_von_tu_cho_hoc_sinh_lop_4.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để h.pdf