Sáng kiến kinh nghiệm Cách khắc phục một số lỗi phát âm và luyện kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4, 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách khắc phục một số lỗi phát âm và luyện kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách khắc phục một số lỗi phát âm và luyện kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4, 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Can Lộc, ngày 09 tháng 6 năm 2020 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH. Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh. 1. Tên sáng kiến:“Cách khắc phục một số lỗi phát âm và luyện kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4, 5” 2. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Phạm Thị Thu Hằng - Đơn vị: Trường Tiểu học Bắc Nghèn - Địa chỉ: Khối 6- Thị Trấn Nghèn – Can Lộc – Hà Tĩnh - Số điện thoại: 0328407793. - Email. thuhangc1@.gmail.com. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiêngs Anh lớp 4, 5 4. Thời gian sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2019. 5. Các hồ sơ kèm theo. 5.1. Báo cáo tóm tắt giải pháp sáng kiến (2 bộ) 5.2. Báo cáo sáng kiến (2 bộ). 5.3. Bản cam kết về SKKN. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Thu phương Phạm Thị Thu Hằng 1 Người giáo viên cần xác định đúng mục tiêu, cần đổi mới hình thức , phương pháp dạy học giúp học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, hào hứng, xây dựng được môi trường nói Tiếng Anh thường xuyên trong lớp học, đặc biệt cần nâng cao ghiệu quả, chất lượng giảng dạy Tiếng Anh. - Nghiên cứu tài liệu và nắm bắt mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy để xây dựng kế hoạch năm phù hợp với tình hình thực tế của trường mình. - Người giáo viên cần giúp cho học sinh nhận thức được việc học Tiếng Anh ở tiểu học là nhằm giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, bước đầu có khả năng giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anh một cách tự tin, có kiến thức cơ bản và tối thiểu về ngôn ngữ Tiếng Anh để các em có thể sử dụng Tiếng Anh trong học tập cũng như có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hóa của các nước nói Tiếng Anh, chuẩn bị hành trang cho các em trở thành những công dân toàn cầu tương lai trong thời kì hội nhập. Nhằm thúc đẩy động cơ học tập của học sinh, giúp các em thành thạo bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và tự tin trong giao tiếp.. - Biết cách lập kế hoạch phù hợp, và điều chỉnh kế hoạch kịp thời. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyển, động viên, khen thưởng, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Xây dựng tốt mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội. 4.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến. - Sau khi áp dụng sáng kiến, học sinh phát âm một cách chính xác hơn, không còn nhầm lẫn giữa các âm, nhận ra được trọng âm, ngữ điệu của từ và câu, nói Tiếng Anh thường xuyên và tự tin trong lớp học. - Giáo viên đã nắm được nội dung cơ bản của chương trình và tiến hành soạn giảng phù hợp với khung của chương trình và điều kiện thực tế của địa phương, chủ động linh hoạt sáng tạo trong phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và thiết kế các hoạt động theo sự hứng thú của học sinh làm cho tiết dạy sinh động, hiệu quả. Giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. - Học sinh ngày càng trở nên tự tin, yêu thích môn học phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong các hoạt động. Các em được thực hành, trải nghiệm và có cơ hội bộc lộ khả năng nói của bản thân trước đám đông - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với việc đổi mới. Phụ huynh ngày càng đồng thuận và cùng tham gia với nhà trương trong việc đầu tư cho các em học Tiếng Anh nhiều hơn. - Kết quả khảo sát kĩ năng nghe, nói Tiếng Anh của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài như sau + Trước khi thực hiện đề tài: Lớp Tổng số Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 3 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. PHẦN MỞ ĐẦU. I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI. Dựa trên các văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ của cấp học, các chỉ thị nghị quyết; chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên Tiếng Anh trong cả nước kết hợp qúa trình giảng dạy và bồi dưỡng, chuyên đề do Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, cách thức, hình thức tổ chức lớp học theo các hoạt động giao tiếp ( task-based language teaching) trong đó lấy hoạt động giao tiếp vừa là mục đích, vừa là phương tiện dạy học nhằm tăng cường các hoạt động ngoài lớp học, giảm áp lực về ghi nhớ máy móc từ vựng và ngữ pháp giúp các em học sinh ham học hơn kích thích sự tò mò, sáng tạo trong các hình thức học tập khác nhau nhằm mang lại cho các em những giờ học bổ ích, những sân chơi thiết thực có thể vận dụng vào cuộc sống đời thường một cách có ý nghĩa nhất, gần gũi sát thực nhất với các em. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Tiếng Anh đóng một vai trò hết sức cần thiết và quan trọng trong thời kì phát triển và hội nhập quốc tế. Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm gần đây, Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy ở cấp tiểu học. Nội dung chương trình học trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, quen thuộc và được các em yêu thích. Mục tiêu chung của việc dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học là nhằm giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, bước đầu có khả năng giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anh một cách tự tin, có kiến thức cơ bản và tối thiểu về ngôn ngữ Tiếng Anh để các em có thể sử dụng Tiếng Anh trong học tập cũng như có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hóa của các nước nói Tiếng Anh, chuẩn bị hành trang cho các em trở thành những công dân toàn cầu tương lai trong thời kì hội nhập. Nhằm thúc đẩy động cơ học tập của học sinh, giúp các em thành thạo bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và tự tin trong giao tiếp. Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Xác định được tầm quan trọng đó nên việc dạy và học phát âm đã được đưa vào trong chương trình Tiếng Anh cấp tiểu học. Phát âm tốt tạo sự tự tin trong giao tiếp. Người sử dụng Tiếng Anh phát âm đúng có thể làm người đối diện hiểu được những gì mình nói, và đồng thời cũng hiểu được người đối diện dễ dàng hơn và chính xác hơn. Các kĩ năng ngôn ngữ luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; kĩ năng này lại hỗ trợ cho kĩ năng khác. Phát âm đúng, do đó, không chỉ tốt cho kĩ năng nói, mà còn giúp nghe hiểu được tốt hơn. Tuy nhiên đa số học sinh còn ngỡ ngàng và gặp nhiều khó khăn khi phát âm và ghi nhớ các âm đã học, trong khi đó việc khai thác và sử dụng các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập ngữ âm của học sinh còn hạn chế. Nếu không 5 PHẦN NỘI DUNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngày nay Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế. Ở Việt Nam, môn Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy ngay từ cấp tiểu học, một số trường mầm non trên cả nước có điều kiện cũng được áp dụng. Trước đây, học Tiếng Anh tập trung nghiên cứu ngữ pháp. Nhưng mục đích chính của dạy học Tiếng Anh ngày nay là để giao tiếp. Chính vì thế mà Tiếng Anh được giảng dạy để phát triển cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó phát âm Tiếng Anh là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp học sinh hình thành cả bốn kĩ năng đó. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. Trường tôi đóng trên địa bàn đa số con em ở vùng giáo nên kĩ năng giao tiếp, hợp tác của các em còn hạn chế, các em chưa mạnh dạn, tự tin khi nói Tiếng Anh trong lớp và trước đám đông. Điều kiện kinh tế của đại đa số các gia đình gặp rất nhiều khó khăn, gia đình đông con cho nên sự quan tâm đối với việc học của các em chưa được chu đáo. Ngoài ra, ngay từ giai đoạn đầu phần lớn giáo viên Tiếng Anh tập trung vào tính chính xác hơn là sự trôi chảy trong khi dạy kĩ năng nói; nhấn mạnh vào kĩ năng đọc, viết hơn là kĩ năng nghe, nói. Phương pháp giảng dạy chưa đổi mới; học sinh phải đối mặt với nhiều bài kiểm tra, khảo sát trong một tháng dẫn đến áp lực trong học tập. Về thái độ, nhiều học sinh còn học theo kiểu đối phó, như sử dụng đáp án có sẵn từ sách giải, trong giờ học không chú ý nghe giảng, không hợp tác với bạn cùng cặp, cùng nhóm; khi được yêu cầu thực hiện một hoạt động nào đó lại “cầu cứu” bạn hoặc muốn có sự giúp đỡ từ phía giáo viênĐôi khi, nhiều học sinh còn tỏ thái độ “bất hợp tác”: Không chuẩn bị bài trước, không tham gia vào các hoạt động giao tiếp tại lớp; hay tìm lý do để nghỉ học hoặc đi học muộn. Đa số học sinh học phát âm dựa theo cách đánh vần hoặc bắt chước giáo viên phát âm mà không biết đúng sai; thiếu điều kiện giao tiếp với người bản ngữ. Nhiều em có quan niệm học cốt để vượt qua các bài khảo sát chất lượng của nhà trường, việc phát âm chuẩn không quan trọng hoặc không giúp ích cho các bài kiểm tra. Phần thực hành kĩ năng nói còn nặng về luyện tập nhắc đi, nhắc lại và đọc đồng thanh cả lớp, tập trung phát âm chính xác tuyệt đối nên nhiều học sinh còn e ngại không phát âm rõ từ và câu. Các em phát âm một cách gượng ép, còn bị Việt hóa nhiều dẫn đến đọc sai, nói sai, không nhận ra các âm trong các từ khi làm bài tập ngữ âm. Khi phát âm các em không để ý đến trọng âm, ngữ điệu, quyên mất âm cuối, không phân biệt nguyên âm ngắn, nguyên âm dài, nhầm lẫn giữa các âm. Mặt khác những tiết dạy liên quan đến ngữ âm hầu hết giáo viên đang còn lúng túng khi thiết kế bài giảng, còn học sinh thì học một cách thụ động và nhàm 7 Exercise: Write these words in the correct column. aunt cook dad doctor grandfather officer passenger sister teacher uncle 1 syllable 2 syllables 3 syllables aunt Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Who is faster?”. Dán 2 bảng phụ ở trên bảng. Chia lớp học ra thành 2 đội. Các thành viên trong mỗi đội lên bảng hoàn thành bảng trên với thời gian 2 phút. Đội nào có nhiều từ đúng và thời gian nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng. 1.3. Tìm hiểu khái niệm âm, giọng: sound, tone. - Sound: according to Mark Hancock, author of “English pronunciation in use”, a sound is the minimum segment of the pronunciation of a word. For example, the word this has three sounds: /0/, /i/ and /s/. ( một âm là cách phân đoạn tối thiểu phát âm của một từ. Chẳng hạn, từ this có 3 âm: /0/, /i/ và /s/. - Tone: a tone is the way your voice goes up or down when you say a sentence. This can change the meaning of the sentence. + Câu hỏi Yes/ No: lên giọng ở cuối câu Ví dụ: Are you a doctor ? Do you like pets ? + Câu hỏi W-H questions/ câu trần thuật: xuống giọng ở cuối câu Ví dụ: What’s your name? My name is Lan I like dogs - Khi thể hiện ngữ điệu trong lớp giáo viên có thể dùng cử động của bàn tay và cánh tay giống như nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc lúc đọc mẫu câu hoặc là viết câu lên bảng và vẽ mũi tên trên các từ mang trọng âm để thể hiện lên giọng hay xuống giọng trong câu. Dưới là bảng phiên âm với 44 âm tiếng Anh cơ bản (IPA). Để phát âm tốt, các em phải biết và đọc chuẩn 44 âm này. 9 - Quy tắc 2: Động từ có hai âm tiết: trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open - Quy tắc 3: Danh từ ghép, tính từ ghép-> trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof, Ngoại lê: duty-'free, snow-'white - Quy tắc 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai Ví dụ: be'come, under'stand - Quy tắc 5: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.HTrọng âm rơi vào chính HHọc sinh Tiêhur học rất Từ có hai â Ví dụ: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self - Quy tắc 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó:ee, - eer, -ese, -ique, -esque, -ain. tVí dụ: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee - Quy tắc 7: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ hai Ví dụ: bad-'tempered, ,short-'sighted, ,ill-'treated, ,well-'done, well- 'known Trên đây là một số cách dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 5 về trọng âm trong từ vựng. Làm thật nhiều bài tập liên quan đến trọng âm sẽ giúp các em nhớ lâu hơn. 2.3. Một số bài tập: Exercise 1: Put a stress on the words. 1. center!I 2. happy 3. clever 4. sporty 5.Iagree 6. relax 7. object 8. beautiful 9. marvellous 10. receive Answer key 1. ‘center!I 2. ‘happy 3. ‘clever I 4. ‘sporty 5. ag’ree 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cach_khac_phuc_mot_so_loi_phat_am_va_l.doc