SKKN Sử dụng CNTT vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng CNTT vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng CNTT vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 4
Sö dông CNTT vµo viÖc tæ chøc trß ch¬i khi d¹y LÞch sö vµ §Þa lÝ líp 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. II. Mục đích nghiên cứu. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. IV. Phương pháp nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG 1. Thế nào là trò chơi học tập. 2. Tác dụng của trò chơi học tập. 3. Những phản ứng tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi. 4. Tổ chức trò chơi học tập. MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ LỚP 4 1. LỊCH SỬ: - Các yếu tố về thời gian lịch sử. - Các yếu tố về sự kiện lịch sử. - Các yêu tố về nhân vật lịch sử. - Các yếu tố về địa danh lịch sử. 2. ĐỊA LÍ: - Đối tượng địa lí. - Hiện tượng tự nhiên. - Vị trí địa lí, khí hậu và con người. 3. CÁC TRÒ CHƠI: A. Các trò chơi khi dạy địa lí: 1. Trò chơi " Ai đoán tên đúng". 2. Trò chơi " Điền đúng điền nhanh'. 3. Trò chơi " Thi hùng biện". Sö dông CNTT vµo viÖc tæ chøc trß ch¬i khi d¹y LÞch sö vµ §Þa lÝ líp 4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói rằng mọi người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng còn những môn học khác là môn phụ không quan trọng. Song như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Qua bộ môn lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Mặt khác qua môn Địa lí các em được tìm hiểu về các địa danh, lãnh thổ của đất nước. Có thể nói rằng học Địa lí có tác dụng rất lớn khi học lịch sử hay nói cách khác học lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho môn địa lí. Ví dụ như khi học Địa lí bài Thành Phố Hồ Chí Minh học sinh biết được đây là thành phố lớn nhất cả nước và được lấy tên là thành phố Hồ Chí Minh năm 1975. Qua đây học sinh nhớ lại sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng đó là sự kiện giải phóng Miền Nam vào 30. 4. 1975. Trước đây các em thường chú trọng đến hai môn Toán và Tiếng Việt, không chú ý đến Địa lí và Lịch sử. Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần luạ chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu và kĩ năng cần thiết, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới chương trình môn lịch sử và địa lí. Song phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui Sö dông CNTT vµo viÖc tæ chøc trß ch¬i khi d¹y LÞch sö vµ §Þa lÝ líp 4. + Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và thực tế hơn. + Tiết kiệm được đồ dùng. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn viết về đề tài" Sử dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4". II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Giúp trẻ học Lịch sử và Địa lí thông qua các trò chơi học tập là một trong những hướng đổi mới phương pháp ở Tiểu học. Nhằm ứng dụng các kiến thức, kĩ năng về môn Lịch sử, Địa lí vào giải quyết những tình huống thực tế trong đời sống hàng ngày. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí ở học sinh lớp 4 bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi làm lắng đọng mãi trong tâm hồn trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Đồng thời những hoạt động trò chơi học tập là những phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đối tượng phong phú và hình thức nhằm tránh lối học vẹt, tư duy thụ động, máy móc, dập khuôn..... III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu đề tài: - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến Lịch sử và Địa lí. - Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy Lịch sử và Địa lí. Trên cơ sở đó lựa chọn những trò chơi phù hợp. 2. Dạy thực nghiệm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về môn Lịch sử và Địa lí. - Phương pháp điều tra thực trạng. Phương pháp thực nghiệm. Sö dông CNTT vµo viÖc tæ chøc trß ch¬i khi d¹y LÞch sö vµ §Þa lÝ líp 4. + Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng. + Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá. - Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn: + Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ địa danh lịch sử. - Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Địa lí ta có thể nói tới, chẳng hạn: + Vùng đồng bằng. + Vùng trung du. + Vùng núi. 2. Tác dụng của trò chơi học tập bằng giáo án điện tử: Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn. Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn. Đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Sö dông CNTT vµo viÖc tæ chøc trß ch¬i khi d¹y LÞch sö vµ §Þa lÝ líp 4. nội dung kiến thức. Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình Tiểu học. - Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau đây: + Mục đích của trò chơi. + Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong khi chơi. + Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia chơi, những trò chơi có thể tổ chức một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với khả năng và nội dung kiến thức củng cố ôn tập. + Xác định tác dụng của trò chơi. b. Cách tổ chức trò chơi: Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay ở trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút. Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ tìm( quy trình, bìa giấy cũ được dán, mẫu dây thép, sợi dây, bông hoa giấy, thẻ chữ...hoặc qua mạng Internet, giáo viên xây dựng trên máy tính có thể sử dụng được nhiều lần, nhiều năm. Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để thời gian quá dài ảnh hưởng đến giờ học. Một chương trình học tập thường tiến hành. + Giới thiệu chương trình: - Nêu tên chương trình. - Hướng dẫn cách chơi, vừa mô tả vừa thực hành. - Phân nhóm chơi. - Chơi thử( một số trưòng hợp có thể bỏ qua). - Nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi lầm thường gặp ở phần chơi thử. - Chơi thật, xử " phạt" những người vi phạm luật chơi. Sö dông CNTT vµo viÖc tæ chøc trß ch¬i khi d¹y LÞch sö vµ §Þa lÝ líp 4. + Nếu thấy học sinh thờ ơ, không tham gia trò chơi, giáo viên cần xem lại cách tổ chức hoặc nội dung trò chơi không hấp dẫn. - Ở đây, ưu thế của trò chơi chính là trẻ tập trung hoạt động mọi sức lực của mình một cách hào hứng tự nguyện nên không tạo ra áp lực tâm lí, mà người chơi cảm thấy rất tự do, khám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Bên cạnh đó tiến hành các hoạt động chơi là nắm lấy các phương thức hành động chung, điển hình khái quát của những hành động thân thể hay tâm lí cụ thể. Những phương thức đó vừa là công cụ, phương tiện giúp trẻ chinh phục thế giới xung quanh, vừa là cơ sở để trẻ học được cách điều khiển hành vi, cách bắt hành vi tuân theo một nhiệm vụ nhất định. Tức là rèn luyện để có tính chủ định, một trong những cấu tạo tâm lí. Nhờ vậy, được phát huy và phát triển hết khả năng của mình. Hơn thế nữa khi say xưa và sống hết mình cho trò chơi, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui sướng thực sự và được sống trong thế giói của cảm giác dào dạt dấu ấn của trò chơi.. Vì vậy lắng đọng mãi trong tâm trí trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Với sức mạnh như vậy trò chơi luôn là một phương tiện dạy học, con đường cung cấp tri thức và giáo dục phù hợp nhất với đặc điểm mong muốn của học sinh tiểu học. Sö dông CNTT vµo viÖc tæ chøc trß ch¬i khi d¹y LÞch sö vµ §Þa lÝ líp 4. Nước 1009- - Nhà Lý, nước Đại - Xây dựng đất nước thinh vượng về Đại Việt 1226 Việt, kinh đô Thăng nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, thời Lý Long. cuối triều đại vua quan ăn chơi xa xỉ nên suy vong. - Đánh tan quân xâm lược nhà Tống lầ thứ hai. - Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt... Nước 1226- Triều Trần, nước đại - Tiếp tục xây dựng đất nước, đặc biệt Đại Việt 1400 Việt, kinh đô Thăng chú trọng đắp đế, phát triển nông thời Long nghiệp. Trần - Đánh bại cuộc xâm lược của giặc Mông- Nguyên. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản... Nước Thế kỉ - Nhà Hồ, nước đại - 20 năm chống giặc Minh, giải phóng Đại Việt XV ngu, kinh đô Tây Đô. đất nước( 1407- 1428). buổi - Nhà Hậu Lê, nước - Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt được đầu thời Đại Việt, kinh đô đỉnh cao trong mọi lĩnh vực thời Lê Hậu Lê Thăng Long. Thành Tông. - Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông Nước Thế kỉ - Triều Lê suy vong - Các thế lực phong kiến tranh nhau Đại Việt XVI- quyền lợi, nhà lê suy vong, đất nước thế kỉ XVIII - Triều Mạc. loạn lạc bởi nội chiến, kết quả chia cắt XVI- - Trịnh- Nguyễn thành Đàng Trong- đàng ngoài hơn 200 XVIII năm. - Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở đàng Trong. Sö dông CNTT vµo viÖc tæ chøc trß ch¬i khi d¹y LÞch sö vµ §Þa lÝ líp 4. MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 4 1. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du: - Dãy Hoàng Liên Sơn. - Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - Trung du Bắc Bộ. - Tây Nguyên. - Một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. - Thành phố Đà Lạt. 2. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng. - Đồng bằng Bắc Bộ. - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. - Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. - Thủ đô Hà Nội. - Thành phố Hải Phòng. - Đồng bằng Nam Bộ. - Người dân ở đồng bằng NamBộ. - Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ. - Thành phố Hồ Chí minh. - Thành phố Cần Thơ. - Dải đồng bằng duyên hải miền Trung. 3. Người dân và hoạt động sản xuất của người dân ở ĐB duyên hải miền Trung. - Thành phố Huế. - Thành phố Đà Nẵng. 4. Vùng biển Việt Nam - Biển, đảo và quần đảo. Khai thác khoáng sản ở vùng biển Việt Nam.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_cntt_vao_viec_to_chuc_tro_choi_khi_day_lich_su.doc