SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.” Tài và Đức là hai yếu tố quan trọng không thể tách rời nhau, nó luôn hỗ trợ giúp con người hoàn thiện và phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi giáo dục là then chốt hàng đầu, là bước đệm để phát triển mọi mặt của con người cũng như về xã hội, văn hoá, kinh tê, khoa học. Thực hiện tốt chủ trương đường lối của đảng, thì mỗi chúng ta đang công tác trong nghành giáo dục không thể không trăn trở, suy nghĩ trước nền giáo dục của nước nhà. Rất mừng là ở tiểu học các em được học rất nhiều môn học khác nhau. Chúng ta xem môn học nào cũng quan trọng như nhau đúng không? Các em được tiếp thu nhiều kiến thức, lĩnh hội được nhiều điều bổ ích, các em phát triển được nhiều kĩ năng khác nhau như nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp,... Thế nhưng nếu các em thiếu đi kĩ năng đọc thì hậu quả sẽ ra sao? Liệu các môn học khác các em sẽ tiếp thu như thế nào?. Một trong những vấn đề được quan tâm và lo lắng nhất đó là kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm của các em ở cấp tiểu học còn hạn chế. Do đó mà phân môn Tập đọc lớp 4 là môn mà chúng ta quan tâm nhiều nhất. Bởi vì đọc là ngôn ngữ chính, là phương tiện giao tiếp hàng ngày của con người. Ngôn ngữ là công cụ tổ chức quá trình phát triển tư duy và phương tiện để bộc lộ cảm xúc, sắc thái, tình cảm. Như vậy nếu kĩ năng đọc của các em chưa đảm bảo , chưa đáp ứng yêu cầu thì dẫn tới việc đọc đúng, đọc hay, hiểu văn bản chưa đạt kết quả. Đọc chưa tốt thì chắc chắn các em viết sẽ chưa đúng, dùng từ đặt câu thiếu chính xác. Khả năng viết câu văn, đoạn văn, bài văn diễn đạt sẽ lủng củng, lặp từ, bí từ, và đặc biệt là lỗi chính tả là không thể tránh khỏi...Từ những yêu cầu đặt ra như vậy, nên qua những năm giảng dạy ở lớp 4, tôi nhận thấy bên cạnh những em có kĩ năng đọc tốt vẫn còn một số em đọc chậm so với tốc độ yêu cầu, đọc nhát gừng, phát âm chưa chuẩn. Đặc biệt là việc ngắt nghỉ câu sau dấu câu không đảm bảo, giọng đọc và ngữ điệu không phù hợp, chưa phân biệt được lời thoại của nhân vật. Vì vậy với thời gian gắn bó với nghề tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong khi dạy phân môn Tập đọc. Đó là “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học”. Đây cũng là đề tài để tôi nghiên cứu nhằm giúp các em có kĩ năng đọc tốt hơn, phát triển trong giao tiếp, dễ nắm bắt mọi thông tin diễn ra hàng ngày và giúp các em viết đúng chính tả. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 1 đọc. Việc giáo viên tiến hành dạy ngay tại lớp là điều không thể thiếu. Đặc biệt tôi thường xuyên dự giờ. Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng, chia sẻ của các em. *Phương pháp thu thập tài liệu: Ngoài việc dùng phương pháp điều tra thực tế tôi còn sử dụng Phương pháp thu thập tài liệu. Các loại tài liệu được tôi sử dụng là: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng ở tiểu học, sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4,...Ngoài ra tôi còn thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, dài, ti vi, mạng internet. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận: Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh vẫn được xem là quan trọng. dạy đọc cho học sinh vẫn được coi trọng. Nó trở thành tiêu chí đầu tiên ddooios với người học. Qua việc đọc giúp các em cảm thụ được văn bản, hiểu được nội dung bài đọc. Từ đó các em sẽ tự tin trong giao tiếp, các em biết sử dụng từ ngữ hay trong giao tiếp, lịch sự hơn khi nói lời xin lỗi, lời cảm ơn. Đặc biết đọc tốt các em còn biết vận dụng ngôn từ để viết câu văn hay hơn, ý nghĩa và sinh động hơn. Đọc tốt còn là tiền đề để các em vận dụng vào học tất cả các môn học khác, chiếm lĩnh kiến thức nhanh hơn. Đây chính là động lực để các em vươn lên trong học tập ngày tiến bộ hơn. Để đảm bảo tiết dạy thi giáo viên cần nắm vững các yêu cầu cơ bản, mà học sinh lớp 4 cần đạt trong phân môn Tập đọc. Như vậy nó được gắn với 4 lần kiểm tra định kì của phân môn Tập đọc theo sách Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lớp 4 như sau: Giữa học kì I: khoảng 75 tiếng / phút. Cuối học kì I: khoảng 80 tiếng / phút. Giữa học kì II: khoảng 85 tiếng / phút. Cuối học kì II: khoảng 90 tiếng / phút. Vì vậy Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự hiểu biết về văn bản,hiểu biết về thông tinđể phục vụ học tập và giao tiếp,quyết định đến tương lai của của các em. Nó ảnh hưởng lớn đến truyền thống văn hóa của dân tộc. Lớp 4 là giai đoạn đầu rèn bước đầu có giọng đọc phù hợp. Học sinh biết đọc thì sẽ hiểu nội dung bài, biết viết đúng chính tả, biết dùng từ đặt câu, biết viết đoạn văn, bài văn có hình ảnh, có cảm xúc. Bởi vậy trong hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương 3 - Giáo viên còn lúng túng khi xác định giọng đọc của bài, chưa thể hiện được giọng đọc làm cho học sinh không nắm được cách đọc. Đôi khi giáo viên cũng chỉ đọc cho xong bài. - Giáo viên chưa phát hiện được chỗ học sinh đọc chưa đúng, sửa lỗi cho học sinh không kịp thời. - Do cách phát âm từ phương ngữ địa phương, nên việc hướng dẫn các em phát âm chính xác theo ngôn ngữ phổ thông cũng gặp khó khăn. * Ví dụ: giáo viên đọc: Bắc hạc giống nảy mầm nhanh. Mà từ đọc đúng là Bắt hạt Nguyên nhân từ phía học sinh: - Đa số học sinh có suy nghĩ chưa đúng về việc học, về vai trò của phân môn Tập đọc. Các em cho rằng chỉ cần nhìn sách đọc là xong. - Do học sinh chưa chú ý đến phần hướng dẫn cách đọc của giáo viên. - Do ý thức học tập, tính tự giác chưa cao, chưa có tính kiên trì. - Những học sinh đọc chưa tốt thì thiếu tự tin khi học Tập đọc. - Học sinh không có hứng thú học phân môn Tập đọc. - Học sinh trong lớp chủ yếu là người nhiều địa phương khác nhau, các em phát âm chưa đúng tiếng có âm cuối n/ng, o/ô, c/t một số ít học sinh người miền bắc thường phát âm chưa đúng tiếng có âm đầu x/s, ch/tr, dấu hỏi và dấu ngã...vv. - Gia đình không nhắc nhở, kèm cặp các em học ở nhà. * Xuất phát từ thực trạng, tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng môn Tập đọc và các môn khác. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc, khắc phục tình trạng đọc chưa đảm bảo yêu cầu, từng bước ổn định đưa nền giáo dục ngày càng phát triển. Nên khi nghiên cứu các giải pháp, tôi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài là: + Dạy cho học sinh đọc đúng tiếng có chưa âm vần dễ lẫn lộn. + Rèn kĩ năng đọc đúng tiếng chứa âm đầu tr/ch hoặc x/s. + Rèn kĩ năng đọc đúng tiếng chứa âm cuối n/ng hay t/c. + Rèn kĩ năng đọc cách ngắt nghỉ theo nhịp thơ. + Rèn đọc đúng sau dấu câu và đọc diễn cảm. 5 . Khổ thơ 4,5 đọc giọng vui khi mẹ khoẻ lại. - Xem xét trước một số từ ngữ học sinh có thể mắc lỗi để có cách hướng dẫn đọc cụ thể. - Tập trung rèn đọc cho những học sinh nào? bằng phương pháp nào? - Chuẩn bị trước bảng phụ ghi câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn đọc để khỏi mất thời gian. Ví dụ: Bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tt), tôi sẽ ghi trước câu và đoạn văn sau ra hai bảng phụ để hướng dẫn đọc ngắt hơi ở câu văn dài và nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả. Lời Dế Mèn mạnh mẽ, dứt khoát như lời lên án hay mệnh lệnh gạch chân. “ Từ trong hốc đá ........ Bên cạnh đó giáo viên còn phải phân loại đối tượng học sinh để dễ điều khiển trong quá trình đọc * Việc chuẩn bị của học sinh: - Học sinh đọc kĩ bài, xác định giọng đọc của bài trước khi đến lớp. - Học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện cho từng bài học cụ thể, lựa chọn phương pháp học và tự học để tiếp thu bài được tốt hơn. Ví dụ: Bài: "Ở Vương quốc tương lai" Để kiểm tra việc học sinh chuẩn bị bài ở nhà tôi sẽ hỏi những câu đơn giản: Hôm qua em có đọc bài này không? Em đọc bài mấy lần ở nhà? Bài Tập đọc có những nhân vật nào?... Nếu các em trả lời được có nghĩa các em đã đọc trước bài ở nhà. * Qua đó giúp giáo viên và học sinh tự tin hơn khi đọc bài. Thể hiện giọng đọc rõ ràng mạch lạc, đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng và có giọng đọc phù hợp hơn. * Giải pháp thứ 2: Rèn đọc cho học sinh với những âm, vần, tiếng còn lẫn lộn: * Rèn kĩ năng đọc phát âm chuẩn: Phát âm chuẩn là một khâu quan trọng trong các bước lên lớp của giờ tập đọc và đây chính là cơ sở để đọc tốt. Trong quá trình luyện đọc, tôi đặc biệt chú ý tới những đối tượng học sinh đọc bài còn mắc lỗi. Do đó cho các em đọc bài theo cách đọc nối tiếp hàng ngang, hàng dọc, hàng chéo hoặc gọi đọc bất kì, ... tránh một em đọc một đoạn nhiều lần. Có thể cho học sinh phát hiện tiếng khó đọc hoặc gọi học sinh phát hiện bạn đã đọc chưa đúng tiếng nào thì giáo viên tập cho học sinh đọc đúng từ, câu có tiếng đó. Ngoài ra để học sinh có cơ hội phát triển kĩ năng nghe và phát hiện cách đọc chưa đúng của bạn thì tôi tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp, theo nhóm. 7 Khi đó tôi hướng dẫn những tiếng có âm cuối (n), ( ng) như: "phường, quyên, khăc, thiên” cần chú ý đầu lưỡi cong lên chạm vòm lợi. Và gọi nhiều em đọc các tiếng này trước khi đọc lại đoạn. * Rèn đọc các tiếng có vần: ưu/ iu, ươu/ iêu, uôi/ ui,( hưu- hiu, hươu- hiêu, muối- múi,.) Trong những trường hợp này, tôi hướng dẫn học sinh phân tích tiếng để thấy được sự khác biệt giữa các lỗi khi phát âm. Ví dụ: Tiếng chuối gồm âm ch+ vần uôi- thanh săc đánh vần là chờ- uôi- chuôi – sắc chuối. Còn tiếng hiểu gồm âm đầu h+ vần iêu- đánh vần là hờ- iêu- hiêu.Sau đó cho học sinh luyện đọc thông qua các bài tập. + Buồng chuối nhà em đã chín.( chuối/ chúi, vần ui/ uôi)) + Ông em đã nghỉ hưu. ( hưu/ huơu) *Giải pháp thứ 3: Nâng cao hiệu quả của việc rèn đọc đúng sau dấu câu và đọc diễn cảm: - Rèn kĩ năng đọc cách ngắt nghỉ theo nhịp thơ: Nói đến thơ ca là nói đến vần điệu. Muốn học sinh đọc đúng nhịp điệu của câu thơ, khổ thơ hay cả bài thơ giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận biết thể thơ, tìm ra nhịp thơ phổ biến từ đó có cách ngắt giọng phù hợp. Ví dụ: Trong thể thơ thất ngôn hoặc tục ngữ thì nhịp phổ biến là 4/3( 2/4; 4/2). Chẳng hạn trong bài tục ngữ STV4/T1. Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp đùng thể loại: Ai ơi/ đã quyết thì hành Đã đan/ thì lận tròn vành mới thôi. Chớ thấy sóng cả/ mà ngã tay chèo. Thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4, vì vậy khi đọc bài giáo viên và học sinh cần ngắt nghỉ sao cho đúng nhip thì mới thể hiện được ý thơ. Ví dụ: Bài: Truyện cổ nước mình: của “Lâm Thị Mỹ Dạ” STV4/T1, học sinh phải biết phát hiện và ngắt đúng nhịp thơ ở mỗi dòng: Ở hiền/ thì lại gặp hiền/ Người ngay/ thì được phật tiên độ trì./ Mang theo truyện cổ/ tôi đi/ 9 hạn có thể ngắt giọng theo cụm từ, ngắt giọng giữa chủ ngữ và vị ngữ, ngắt giọng tuỳ theo cảm xúc của câu. Tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể về các trường hợp học sinh ngắt nghỉ sai và cách sửa. Ví dụ: Bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi Em Khánh và một số em đọc chưa đúng "Bạch Thái Bưởi mở công ti/ vận tải đường thuỷ vào lúc/ những con tàu của người Hoa đã đặc chiếm/ các đường sông miền Bắc”. Sửa: "Bạch Thái Bưởi/ mở công ti vận tải đường thuỷ/ vào lúc những con tàu của người Hoa/ đã đặc chiếm các đường sông miền Bắc/”. - Đọc ngắt nghỉ đúng ranh giới giữa thành phần chính và thành phần phụ: Ví dụ: Bài: Vẽ trứng Em Thảo đọc: Lê-ô-nác-đô hiểu ra/ và miệt mài tập vẽ. Sửa: Lê-ô-nác-đô/ hiểu ra và miệt mài tập vẽ. - Đọc ngắt nghỉ tách các ý chính trong câu: Ví dụ: Bài: Cánh diều tuổi thơ Em Dương đọc :Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cúng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi”. Sửa: Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn/ để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cúng hi vọng khi tha thiết cầu xin/: “ Bay đi diều ơi! Bay đi/”. Ví dụ: Đọc phân biệt chủ ngữ với vị ngữ trong bài: Nếu chúng mình có phép lạ Em Bảo Trâm đọc: Nếu/ chúng mình có phép lạ Hoá/ trái bom thành trái ngon. Sửa: Nếu chúng mình/ có phép lạ Hoá trái bom/ thành trái ngon - Rèn kĩ năng đọc đúng tốc độ: Việc đọc đúng tốc độ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với yêu cầu của lớp 4. Vì vậy mà đọc đúng tốc độ của học sinh lớp 4 cuối học kì I khoảng 80 tiếng/phút, giữa học kì II khoảng 85 tiếng/phút. Việc các em đọc chậm từng tiếng, đọc không đúng tốc độ, 11
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_ren_ki_nang_doc_ch.docx